Đất nước đi về đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam có thói quen quái lạ, sản phẩm nào tốt thì đóng gói xuất khẩu, sản phẩm nào lỗi hay khuyết tật thì để lại trong nước tiêu thụ. Té ra đất nước này cứ mãi tiêu thụ phế phẩm của mình. Thật sự đây là một tập tục nên bỏ, tập tục làm tôi mọi cho dân tộc khác.

Nai lưng ra làm để cung phụng thế giới bên ngoài, biến nền kinh tế đất nước sống nhờ xuất khẩu. Nếu người ta gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thì kinh tế điêu đứng. Cuối cùng, nước ngoài họ vừa xài đồ ngon của ta mà họ lại còn nắm lấy số mệnh kinh tế đất nước ta.

Theo dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 này có thể đạt 200 tỷ USD, tức gần 100% GDP. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Đức là 34% GDP. Còn Mỹ chưa tới 10% GDP. Rõ ràng kinh tế Việt Nam đang sống tầm gởi, số phận nằm trong tay các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam.

Nếu nước ngoài mà tẩy chay, hay cô lập kinh tế Việt Nam thì sao? Thì chết chắc. Còn nếu bên ngoài có biến động thì sức khỏe nền kinh tế Việt Nam lập tức chao đảo theo. Đấy là điều rất đáng lo ngại. Đã cung phụng người ta mà người ta lại nắm quyền sinh quyền sát trên số phận của mình, thì đấy là chính sách phát triển đất nước rất thiếu khôn ngoan. Cần phải thoát ra tình trạng này mới có phát triển bền vững.

Sự lo lắng về kinh tế một, sự lo lắng về con người đến mười. Vì sao? Vì nó dự báo một tương lai vô cùng ảm đạm cho Việt Nam. Nơi trồng người của đất nước này giờ đây chỉ toàn là những con người yếu kém vào đấy. Thi vào sư phạm có 3đ/môn mà cũng đậu thì những con người đó có năng lực gì? Đó là thành phần học rất kém mà sau này trở thành thầy thành cô thì thế hệ mai sau của đất nước này sẽ ra sao?

Giáo dục Việt Nam vốn bị chính sách nhà nước phá nát như trâu bò giày xéo ruộng lúa, vậy mà thêm chất lượng giáo viên cực thấp thì làm sao? Rồi tình trạng tị nạn giáo dục lại bùng phát mạnh hơn, kéo theo đó là chất xám ra đi. Nền giáo dục vốn đã yếu kém, người giỏi hiếm. Nhưng rồi những người giỏi hiếm hoi cũng sẽ tìm cách “xuất khẩu” để phục vụ xứ người.

Giáo dục Việt Nam chưa có thời nào nó bệ rạc như thời này. Kẻ có tiền thì móc hầu bao để đưa con cái trốn chạy khỏi nền giáo dục này bằng con đường du học tự túc. Kẻ học giỏi thì lo săn học bổng quyết ra đi để thoát khỏi ách giáo dục XHCN. Kẻ chưa đi được trong lúc học thì tìm cách nhập cư Úc, Canada theo diện có tay nghề.

Việt Nam còn lại gì? Chẳng còn gì cả, vì hàng hoá tốt cũng làm cho thiên hạ hưởng, chất xám tốt cũng tìm đường mà đi. Kinh tế đất nước thì không vững vàng phải nương tựa hết vào bên ngoài. Trong dân, thì cứ ai đạt triệu phú đô cũng tính chuyện đầu tư thẻ xanh. Nhìn lại Việt Nam như một cái hầm mỏ, mạnh ai nấy khai thác rồi mang đi, bỏ lại đó chỉ là sự hoang tàn và xơ xác.

Đất nước mang danh có chủ nhưng cứ tựa như vô chủ. Bên ngoài giặc chiếm lấy chủ quyền chỉ bằng một lời dọa nạt, chẳng khác nào lấy không. Bên trong lòng dân tộc, kẻ thì tháo chạy lúc trẻ, kẻ thì tháo chạy lúc thành đạt. Trên thượng tầng chính trị, nhóm cầm quyền chỉ lo đóng cửa thuốc nhau đến chết. Đất nước rồi chẳng biết trôi về đâu.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.