Đấu tranh bất bạo động: tại sao không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không hoàn thiện là một đặc tính tự thân của thế giới tự nhiên. Nhưng đối với xã hội loài người, sự không hoàn hảo ngoài lý do tự nhiên, còn có thêm những lý do do chính con người gây ra, một cách vô tình hay cố ý. Hoàn thiện bản thân, hoàn thiện xã hội luôn là ước mơ, khao khát chính đáng của loài người từ hàng ngàn năm nay. Để ước mơ và khao khát chính đáng đó trở thành hiện thực, không có cách nào khác hơn là phải tích cực và chủ động đấu tranh với các nhân tố, thế lực đang gây ra hay giấu đi những yếu kém, khuyết tật, suy đồi của bản thân cũng như của xã hội. Vì vậy đấu tranh đã nghiễm nhiên là một đặc tính và là một bổn phận của mọi công dân trong các xã hội, kể các xã hội văn minh nhất. Tuyên ngôn Nhân quyền hay các Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc không chỉ là việc minh xác những quyền tối thiểu của con người trong một xã hội văn minh mà chính là sự cổ vũ, thúc đẩy cho mọi đấu tranh để các quyền đó đến được với tất cả mọi người. Đối với các xã hội mà nhà nước không phải do dân bầu lên, cuộc đấu tranh đó đương nhiên phải bức thiết và cam go hơn rất nhiều. Bởi quyền con người, dù có được thừa nhận tại những nơi đó, không chỉ thiếu hụt hay thực thi hời hợt mà nó còn bị các thế lực quyền thế kìm giữ cho riêng chúng một cách hung hãn.

Dùng sức mạnh cơ bắp hay vũ khí để bảo vệ bản thân chống lại cái ác đến từ đồng loại hay thiên nhiên là dạng đấu tranh có tính chất sơ khai, bản năng nhất của con người. Do đó một xã hội muốn thoát khỏi sự man rợ phải là một xã hội biết thừa nhận và cổ vũ các phương pháp đấu tranh bất bạo động – chỉ dùng lý lẽ và các cách thức ôn hòa để tạo áp lực nhằm cải biến, sửa chữa các khuyết tật của cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội. Một nhà nước muốn xã hội văn minh hơn thì phải biết cổ vũ, khuyến khích các phương pháp đấu tranh bất bạo động. Một nhà nước muốn người dân thực sự là Con Người thì không bao giờ ngăn cản hay đe dọa các sáng kiến đấu tranh bất bạo động.

Các xô xát hay bạo lực có thể xảy ra trong các cuộc đấu tranh bất bạo động, trước tiên phải thuộc trách nhiệm nhà nước. Với một hệ thống pháp luật minh bạch và được thực thi đúng đắn, cùng với các phương tiện và nguồn lực khác, một nhà nước có thiện ý hoàn toàn có khả năng kiểm soát và ngăn chặn được mọi nguy cơ bạo lực có thể xảy ra trong các phương thức đấu tranh bất bạo động của dân chúng. Nếu một nhà nước thoái thác việc đảm bảo an ninh cho một cuộc tuần hành để phản đối sự nhũng lạm trắng trợn tiền thuế của dân hay một cuộc biểu tình ngồi trên quảng trường nhằm xiển dương lòng yêu nước trước sự ngang ngược của quốc gia láng giềng, nhà nước đó có còn đủ tư cách là một nhà nước của dân? Gánh thêm một nhiệm vụ có thể sẽ làm cho trách nhiệm của một nhà nước thêm phức tạp. Nhưng đổi lại, và chỉ có thế, nhà nước đó mới chứng tỏ được tính chất của dân, do dân và vì dân và, quan trọng hơn, nhà nước đó có thêm một sức mạnh để ngăn chặn hay loại bỏ các hư hỏng, khuyết tật lỳ lợm nhất của chính bản thân nó một cách hữu hiệu.

Đấu tranh bất bạo động đã chứng tỏ không chỉ đem lại được độc lập cho nhiều quốc gia bị thực dân đô hộ hàng trăm năm mà nó còn là phương thức để chuyển hóa nhiều chính quyền độc đoán, ác nghiệt, thiếu tự chủ sang chính quyền đa nguyên, nhân ái và tự chủ.

Đương nhiên vẫn có những cá nhân, thế lực, nhà nước không muốn dân chúng đấu tranh thực sự với các bất công, các khuyết tật của xã hội hay chế độ chính trị, dù là đấu tranh bất bạo động. Nhưng đối với người dân, không thể không tự tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp đấu tranh bất bạo động nếu không muốn bản thân và con cháu mãi vẫn ở trong cái vòng luẩn quẩn của áp bức, chiến tranh và lại áp bức.

Phạm Hồng Sơn
29/06/2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.