Đế Quốc Không Biên Giới – Facebook

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 1952, Nữ Hoàng Anh Elizabeth II được Tuần báo Time chọn là “Nhân Vật của Công Chúng” khi Bà 26 tuổi, kế thừa một đế quốc đang trong thời kỳ suy trầm. Hơn nửa thế kỷ sau, Tuần báo Time lại chọn một người trẻ 26 tuổi, nhưng khác với Nữ Hoàng Anh là đang xây dựng một tân đế quốc, không để thống lĩnh các quốc gia khác mà nhằm nối kết hàng tỷ con người trên thế giới trong một mạng lưới ảo. Đó là anh Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook, được Tuần báo Time chọn là “Nhân Vật của Công Chúng năm 2010”.

Mark Zuckerberg là 1 trong 5 nhân vật được Tuần báo Time chọn lựa trong năm 2010 để độc giả bỏ phiếu gồm có Tea Party (phong trào chính trị cực hữu tại Hoa Kỳ); 33 Thợ Mỏ Chí Lợi được cứu sống sau 65 ngày bị chôn dưới lòng đất; Tổng Thống A Phú Hãn Hamid Karzai; và Julian Assange đại diện nhóm Wikileaks. Cuối cùng, Ban biên tâp Tuần báo Time đã chọn Mark Zuckerberg đứng đầu vì cho rằng sau hơn 6 năm ra đời vào cuối năm 2003, Facebook đã nối hơn nửa tỷ nhân loại cùng sinh hoạt, trao đổi vui buồn trong một mạng chung, tạo ra một thực thể xã hội đứng hàng thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Dương. Hiện có trung bình 1.7 tỷ những trao đổi mỗi phút giữa nửa tỉ thành viên này với nhau trên thế giới. Và với đà phát triển như hiện nay, người ta dự kiến là đến năm 2012, sẽ có khoảng 1 tỷ thành viên hoạt động trải rộng trên 150 quốc gia và khu vực.

Sự chọn lựa của Tuần báo Time tuy chỉ là ý kiến của một tờ báo, nhưng hệ quả của nó đã đưa ra một lời tiên tri rất lớn cho nhân loại: mạng xã hội (social network) sẽ là nếp sinh hoạt chính của con người trong thế kỷ 21. Tính đến tháng 9 năm 2009 có rất nhiều mạng xã hội hoạt động dưới các tên như MySpace, Baidu, Window Live, Twitter, Orkut, Hi5, QQ, Linked In quy tụ từ 3 triệu đến gần 200 triệu người tham gia sinh hoạt; nhưng phải nói Facebook đã là mạng xã hội quy tụ số người vượt trội. Nhưng để có được sự thay đổi này, phải nói là nhờ Internet. Chính Internet đã và đang giúp con người vượt qua mọi bức màn tre hay màn sắt để truy cập mọi thông tin cần thiết và chia xẻ với nhau những nhu cầu của cuộc sống.

Khi Internet bắt đầu xuất hiện vào thập niên 90 của Thế kỷ 20, thế giới có 2,6 triệu người sử dụng; nhưng chỉ 10 năm sau số người sử dụng lên đến 385 triệu người, và vào thời điểm 2009, đã có non 80% nhân loại (khoảng 5,2 tỷ người) coi Internet là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống.

Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ suy tàn của những loại đế quốc khống chế nhân loại bằng những đoàn quân viễn chinh, thì cũng ở cuối thế kỷ đó, sự xuất hiện của Internet đã giúp xây dựng một tân quốc gia Facebook và có thể sẽ trở thành một đế quốc nhưng không có kẻ thống trị và kẻ bị trị trong thế kỷ 21. Nói cách khác, Thế kỷ 21 là thế kỷ của những tập hợp quần chúng và chính những nhóm quần chúng này tạo thành sức mạnh thay đổi qua những nối kết của các mạng xã hội, trong đó Facebook giữ vị trí trung tâm.

Trong số 1,7 tỷ các trao đổi mỗi 60 giây, có khoảng 1 triệu 800 ngàn loại hành động diễn ra trên Facebook, trong đó có khoảng nửa triệu là gửi những bình luận, có 250 ngàn gửi những lời nhắn và non 400 ngàn gửi những lời tâm đắc về một sự kiện hay vấn đề nào đó, số còn lại là những hành động mang tính chất riêng tư giữa một số người như gửi lời chào mừng một bạn mới, đăng lục hình ảnh, mời tham dự một sinh hoạt nào đó vân, vân… Với nhịp độ sinh hoạt của nửa tỷ người diễn ra trong một phút nói trên, rõ ràng Facebook đang làm thay đổi nếp sống con người một cách rộng lớn.

Tuy trung tâm đầu não nằm ở Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) tại Thành Phố Palo Alto, tiểu bang California, nhưng có đến 2/3 người dùng mạng Facebook nằm ngoài Hoa Kỳ. Hiện có khoảng 75 ngôn ngữ được sử dụng trên Facebook. Những quốc gia có số thành viên sử dụng mạng Facebook tiêu biểu như Hoa Kỳ 145 triệu, Nam Dương 32 triệu, Anh Quốc 29 triệu, Thổ Nhĩ Kỳ 24 triệu, Pháp 20 triệu, Ấn Độ 16 triệu, Colombia 11 triệu, Ba Tây 8 triệu. Trung quốc có 92 ngàn người và Việt Nam có khoảng 40 ngàn người truy cập hết sức khó khăn.

Từ năm 2009, Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách ngăn chận người dân truy cập vào mạng Facebook cũng như các trang Blog khác. Bắc Kinh và Hà Nội cùng một mối lo không phải là những thông tin hay những lời lẽ kêu gọi chống chế độ độc tài mà chính là lo sợ mạng Facebook đã giúp kết hợp những cá nhân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam thành từng nhóm, từng tổ chức để có những ứng xử bất tuân phục nhà nước độc tài. Tuy nhiên về lâu dài, với đà phát triển của xã hội dân sự trong thế kỷ 21, những quốc gia độc tài như Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam sẽ không những không ngăn chận nổi sự lan rộng của Facebok trong toàn xã hội; mà quyền lực chính trị sẽ bị thách đố bởi sức mạnh kết hợp của những tập hợp từ các mạng xã hội trên Facebook.

Thứ nhất, Facebook hiện đang là công cụ giao tiếp không thể thiếu của giới thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Theo thống kê, số tuổi từ 17 đến 35 tuổi được coi như chiếm tuyệt đại đa số. Cứ mỗi 10 năm, độ tuổi này sẽ tăng cường thêm một lượt người trẻ khác tham gia mạng Facebook và cho đến khi có một công cụ nào khác thay thế, Facebook sẽ phát triển không ngừng và trở thành một đế quốc vĩ đại không biên giới.

Thứ hai, quan sát những hoạt động trên Facebook, người ta thấy rõ đây là một mạng xã hội với nhiều nhóm tình nguyện viên, công tác xã hội, thể thao, văn nghệ, giải trí, thơ nhạc, gỡ rối tơ lòng… đã tạo một bức tranh đa sắc về thế giới của tất cả mọi người, không hẵn chỉ có người trẻ dưới 35 tuổi. Chính Nữ Hoàng Anh Elizabeth II đã chính thức tham gia mạng Facebook từ đầu 2010 đủ thấy là Facebook đang phổ thông biết chừng nào.

Thứ ba, Việt Nam đang có 25 triệu người sử dụng Internet, chiếm 28% dân số. Tuy chỉ có 1/3 dân số biết đến Intenert nhưng con số này không ngừng ở đó. Giới IT Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 50 triệu người sử dụng Intenet vào năm 2025. Từ đây đến đó, số người truy cập vào mạng Facebook không ngừng ở 40 hay 50 ngàn người mà sẽ gia tăng lên con số triệu. CSVN chỉ có khả năng kiểm soát ở những con số nhỏ và khi lên đến hàng triệu người tìm cách vượt tường lửa truy cập vào Facebook, thì hành động ngăn cản hiện nay chỉ là lấy thúng úp voi mà thôi.

Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của mạng Facebook giúp nhân loại đang nỗ lực nối kết với nhau để chia xẻ những suy nghĩ một cách độc lập. Dù Facebook có tiếp tục phát triển hay bị thách đố bởi một công cụ nào khác, sức mạnh của Internet sẽ đục phá bất cứ bức màn tre, màn sắt nào ngăn cản nó. Chúng ta tin tưởng là khi Facebook lên 1 tỷ thành viên vào năm 2012, người dân Việt Nam sẽ không còn bị thiểu số lãnh đạo Hà Nội dẫn dắt đi ngược chiều tiến hóa của nhân loại giống như việc họ khư khư ôm giữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” hiện nay.

Tóm lại, chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể sống ở những nơi bưng bít, ngu dân. Tân Quốc Gia Facebook đã khơi mở sự độc lập và tạo dựng niềm tin cho mỗi cá nhân trong sự nối kết thành sức mạnh chung. Đây là cường điểm giúp cho phong trào đấu tranh bất bạo động lan rộng, đẩy các chế độ độc tài cộng sản lúng túng đối phó và sau cùng dẫn đến tan rã khi sự nối kết nói trên được bung rộng không chỉ trên môi trường ảo, mà sẽ hiển hiện trên các đường phố trong một tương lai rất gần.

Lý Thái Hùng
Ngày 4/1/2011

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.