Diễn Đàn

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn

Con đường thoát hạn ở Mekong Delta – Giải pháp cho một Mekong khát nước (bài 2)

Với Mekong delta, sẽ không có một giải pháp hoàn hảo mà chỉ có một giải pháp tốt hơn các giải pháp khác mà thôi. Dưới đây tôi đưa ra quan điểm của mình về chống hạn, mặn và lũ cho Mekong delta. Đây là quan điểm cá nhân và tôi tin rằng sẽ tạo ra nhiều tranh luận trái chiều đặc biệt là trong giới làm khoa học, nhà quản lý. Nhưng không sao. Tôi chào đón mọi quan điểm trái chiều, nhiều phản biện với tinh thần cùng xây dựng.

Dòng Mekong cách đập Xayaburi hơn 297 km trong tình trạng khô nước nghiêm trọng. Ảnh: National Geographic

Con đường thoát hạn ở Mekong Delta (bài 1)

Tôi chưa đi hết các ngóc ngách của đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng cũng đã từng khảo sát, đánh giá về nhiều khía cạnh của ĐBSCL ở hầu hết các tỉnh thành và lặp lại trong vòng 10 năm qua. Việc quan sát diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu cho tôi cái nhìn ít lạc quan về tương lai đồng bằng.

Khánh thành trụ sở công an hoành tráng xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội hôm 5/10/2023. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu

Giảm hay tăng biên chế xã?

Sáp nhập hành chính không phải là lối thoát cho bài toán giảm biên chế hiện thời. Với sự tăng nhanh của lực lượng công an chính quy tại địa phương như kế hoạch thì biên chế các xã không những không giảm mà lại sẽ còn tăng.

Cần có cách tiếp cận khác đối với bài toán giảm biên chế. Trong đó, trước hết là dựa vào tiến bộ công nghệ. Thứ hai, để có lời giải triệt để, phải cải cách lại cấu trúc quản trị nhà nước.

Chủ tịch Trung Quốc nhắc đến ‘đồng chí hướng, chung vận mệnh’ khi tiếp chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ hôm 8/4 gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nhấn mạnh việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam và đề xuất hợp tác nhiều hơn nữa trong các dự án thương mại và phát triển, chính phủ Việt Nam và truyền thông nhà nước đưa tin.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi hai bên nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai VN - Trung Quốc,” khái niệm đã được đưa ra trong Tuyên bố chung giữa hai bên khi ông Tập công du Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái.  

"Xe nước từ thiện" cung cấp nước cho bà con đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: FB Nguyen Khang

Khi đồng bằng sông nước thiếu nước?

Với thế sông thế nước có một không hai như vậy thì làm sao có chuyện đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt nước đến mức nhiều hộ dân phải xin nước từ thiện? Bởi ngay cả hiện tượng El Nino có gây hạn hán nặng nề đến mấy cũng không thể làm đồng bằng Sông Cửu Long cạn kiệt nước sinh hoạt khi hai nguồn điều hòa nước từ băng tan trên đầu nguồn sông Mekong và từ biển hồ Tonlé Sap thừa sức cấp nước.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vai trò của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị CSVN

Việc ông Vương Đình Huệ thăm Bắc Kinh với thời gian tới năm ngày [7-12/4/2024] là một sự bất thường, trong bối cảnh cuộc chiến ở thượng tầng cung đình Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp.

Công luận đã đặt câu hỏi, vì sao ông Vương Đình Huệ sang thăm Bắc Kinh vào thời điểm hiện nay, và điều đó liên quan gì đến cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN lúc này hay không?

Ông Jens Stoltenberg (phải), tổng thư ký NATO, bắt tay ông Dmytro Kuleba, ngoại trưởng Ukraine, trong cuộc gặp ngoại trưởng các nước NATO hôm 4/4/2024 ở Brussels, Bỉ, trùng với dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh. Ảnh minh họa: Omar Havana/Getty Images

NATO đối diện nhiều bất trắc

Trong khi chưa biết chắc chắn cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào và Nga sẽ làm gì sau đó, NATO còn vướng vào bất trắc ngay trong nội bộ. Hai ứng cử viên của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm nay có hai lập trường trái ngược nhau về Nga và NATO và nếu ông Donald Trump giành chiến thắng trước ông Joe Biden thì NATO gặp rắc rối lớn.

Tăng lương công chức. Ảnh minh họa: Internet

Lương công chức

Việc “cải cách” tiền lương mà chỉ tăng 30% thì sẽ giải quyết được vấn đề gì không? Hay là cán bộ sẽ vẫn tiếp tục không đủ sống và phải ăn cắp, ăn bớt thời gian, công đoạn và cho ra xã hội những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng? Lãnh đạo sẽ vẫn phải tham nhũng để “xứng tầm” với vị trí mình nắm giữ? Nếu không nhìn được nghĩa là chưa đủ tầm lãnh đạo, chỉ là cơ hội và cố gắng duy trì quyền lực mà thôi.

Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc tập trận với nhiều tàu sân bay lớn nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hình chụp ngày 31/1/2024. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mỹ và các đồng minh sẽ tiến hành tuần tra chung chống lại Trung Quốc

Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên Biển Đông – một động thái nhằm đối phó với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc tuần tra ba bên này là một phần trong “gói sáng kiến” mà các nhà lãnh đạo cao nhất của ba nước sẽ công bố trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của họ sẽ diễn ra vào ngày 11/4 tới – mạng báo Politico của Mỹ – cơ quan báo chí đầu tiên đưa tin về kế hoạch này.

Ông Y Krec Bya, thuộc tổ chức “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên,” bị bắt hôm 08/04/2023 và đã bị tòa án tỉnh Đắk Lắk kết án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết.” Ảnh: msfjustice.org

Hoa Kỳ quan ngại về việc kết án những người vận động nhân quyền ở Việt Nam

Trong thông cáo hôm qua (1/4/2024), Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, một tiếng nói ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án tù nhiều năm đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam.” Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ phi lý.”

Các đại biểu quốc hội bấm nút thông qua một nghị quyết. Ảnh minh họa: quochoi.vn

Thi hành sớm Luật Đất đai: Cú giải cứu khiến cái sảy thành cái ung

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc về mặt pháp lý mà thực tế chủ yếu là do không tuân thủ quy định của pháp luật đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các đại gia đã phát triển bất động sản theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” giờ đặt chính phủ và cả nền kinh tế vào vị thế đã rồi, buộc phải ra luật để hợp thức hoá các dự án sai trái đang nằm chờ. Khi kẻ vi phạm đủ lớn, trở thành xương sống của nền kinh tế, thì thay vì bị xử lý, nó sẽ quay lại buộc người chủ phải sửa luật để hợp thức hoá vi phạm của mình.