Đình công khi tiếng nói không được lắng nghe

Hàng ngàn công nhân công ty Pouchen Vina đình công phản đối chính sách lương hồi tháng 2/2016. Ảnh: Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một buổi hội thảo về quan hệ lao động Việt Nam năm 2017 diễn ra hôm 9 tháng 5 tại Hà Nội, Bộ Lao Động- Thương Binh & Xã Hội đã thừa nhận nguyên nhân hằng trăm cuộc đình công xảy ra mỗi năm trong giới lao động tại Việt Nam là vì thiết chế đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động tập thể thiếu hiệu quả.

Theo đánh giá được đưa ra tại hội thảo thì các thiết chế hỗ trợ quan hệ lao động như Ủy Ban Quan Hệ Lao Động, Hội Đồng Trọng Tài, Hòa Giải Viên Lao Động được đưa ra nhưng hoạt động thiếu hiệu quả.

Một công nhân ở Sài Gòn nói với RFA:

Công ty mình cũng có công đoàn nhưng chỉ những chuyện lớn lắm thì công đoàn mới hỗ trợ, còn những chuyện lặt vặt phải tự xử lý. Thí dụ bị bệnh phải tự uống thuốc thôi chứ không cho giấy tờ gì.

Công ty có phòng y tế, nhưng kiểu như để cho có vậy thôi. Ít khi được xuống đó lắm, trừ khi chóng mặt nhức đầu dữ lắm mới được xuống, nằm nghỉ một lát rồi lên. Chứ thuốc hình như lúc nào cũng hết.

Sếp với tổ trưởng cũng làm công ăn lương như mình nên chỉ làm hết giờ tròn nhiệm vụ của họ thôi. Chứ khó khăn của mình tự giải quyết hết, ít ai giúp đỡ ai lắm. Đôi khi công nhân kẹt tiền khó mà mượn được, kể cả vài trăm ngàn.

Mấy người chủ đầu tư hình như họ hơi tiết kiệm với công nhân. Những bữa cơm trưa hỗ trợ cho công nhân thì đồ ăn hạn hẹp lắm.

Một phần ăn chắc chỉ đáng giá 7 ngàn đồng. Ăn để lấy sức làm thôi chứ chắc chắn không có ngon.

Thống kê cho thấy từ khi Bộ Luật Lao Động năm 1995 của Việt Nam thừa nhận khái niệm về quan hệ lao động cho đến năm 2017, trên khắp VN xảy ra chừng 8 ngàn cuộc tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công.

Từ năm 2006 đến nay, trung bình mỗi năm tại Việt Nam diễn ra chừng 600 cuộc đình công của người lao động tại các nhà máy, xí nghiệp.

Các cuộc đình công của công nhân thường xảy ra với quy mô lớn, thường hàng ngàn người và có trường hợp lên đến hàng chục ngàn người. Điển hình như vụ đình công ở nhà máy giầy da Mỹ Phong ở Trà Vinh năm 2010 đã có sự tham gia của hàng vạn công nhân nhà máy này.

Chúng tôi trao đổi vấn đề quan hệ lao động giữa công nhân và doanh nghiệp với ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng phòng Quan hệ Lao động, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động VN. Ông Quảng nhận định:

Vừa rồi pháp luật đã quy định rất nhiều, thậm chí trong Bộ Luật Lao động có cả chương về đối thoại tại nơi làm việc. Cũng như 60 quy định, nghị định về hình thức đối thoại.

Tuy nhiên trong thực tế, việc đối thoại vẫn chưa thực chất, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Chúng tôi nghĩ rằng, một mặt do người sử dụng lao động chưa coi trọng đối thoại, đặc biệt ở những nơi những bức xúc, khó khăn của người lao động không được người sử dụng lao động gần gũi lắng nghe. Kể cả những bức xúc của người lao động đã được tổ chức công đoàn kiến nghị nhưng không giải quyết kịp thời thì thường tích tụ. Nhất là những quyền, điều kiện làm việc không được cải thiện.

Thông thường công nhân đình công để đòi hỏi quyền lợi vì các chính sách lương thưởng, tăng ca bị cho là bất hợp lý.

4000 công nhân Công ty TNHH Yamani Dynasty, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định lại tiếp tục đình công trong khuôn viên công ty để đòi hòi quyền lợi hôm 27/3/2018. Ảnh: Báo Mới
4000 công nhân Công ty TNHH Yamani Dynasty, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định lại tiếp tục đình công trong khuôn viên công ty để đòi hòi quyền lợi hôm 27/3/2018. Ảnh: Báo Mới

Tuy nhiên theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tất cả các cuộc đình công đều xảy ra không theo quy định của pháp luật, gây hậu quả lớn đến người sử dụng lao động, người lao động và cả an ninh trật tự xã hội. Ông Huân cũng cho rằng Hàng trăm vụ đình công mỗi năm cũng cho thấy một sự thật là quan hệ lao động ở Việt Nam chưa thật sự hài hòa, ổn định nên tranh chấp lao động vẫn xảy ra.

Anh Đoàn Huy Chương, thành viên sáng lập Phong trào Lao động Việt, một tổ chức độc lập bảo vệ quyền lợi của công nhân, lại cho rằng gần như không có sự đối thoại giữa công nhân và doanh nghiệp ở VN:

Ở VN các doanh nghiệp họ chỉ ra các chỉ thị, chấp nhận hay không thôi chứ không bao giờ có đối thoại. Khi công nhân lên tiếng rồi thì mới có chuyện công đoàn vào cuộc. Công đoàn của Nhà nước thực chất là một cánh tay nối dài của đảng, họ không bảo vệ được người lao động. Những điều họ nói nào là đối thoại, hay lo lắng cho người lao động chỉ là nói dóc thôi, có thật đâu.

Ở VN khi công nhân có yêu cầu gì sẽ nói với công đoàn và công đoàn sẽ là cầu nối trực tiếp kiến nghị lên phía doanh nghiệp.

Hiện ở VN chưa cho phép các công đoàn độc lập, mà phải nằm dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong khi nhiều người nói rằng công đoàn Nhà nước hoạt động không hiệu quả, không giúp gì được cho công nhân. Một số tổ chức nghiệp đoàn độc lập ở VN thành lập nhưng đều bị đàn áp, và những người đứng đầu thường bị cầm tù. Anh Đoàn Huy Chương cũng từng bị bỏ tù, và hiện phải trốn tránh sự bắt bớ của công an VN.

Anh Đoàn Huy Chương cho rằng Nhà nước không chăm lo cho người lao động, mà chỉ bảo vệ người chủ doanh nghiệp.

Lấy ví dụ một cuộc đình công gần đây, anh Chương lên án:

Cuộc đình công ở Pouchen ngày 23 và 24 tháng 3 vừa qua, người công nhân đã ý kiến rất nhiều lần và kể cả những bữa ăn công nhân cũng ý kiến lên công đoàn rất nhiều lần nhưng không có một người nào xuống giải quyết mà họ cứ chây ì, để người quản đốc công ty mặc sức làm gì thì làm.

Hàng ngàn công nhân công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Pouchen Vina ở Hoá An, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai vào hạ tuần tháng 3 đã tràn xuống quốc lộ 1K để phản đối mức thang lương mới của công ty.

Anh Đoàn Huy Chương cho rằng hiện nay chỉ còn một cách duy nhất để công nhân đòi lại quyền lợi của mình khi doanh nghiệp không chịu đối thoại, đó là đình công:

Luật pháp VN cho phép đình công. Người lao động được quyền đối thoại với doanh nghiệp, thực chất là tranh chấp lao động, có thể đình công để bảo vệ quyền lợi cho mình. Chứ nhờ đến công đoàn Nhà nước thì chẳng bao giờ được hết.

Về phía quản lý Nhà nước, ông Lê Đình Quảng đưa ra một số giải pháp để phát triển quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động:

Về mặt pháp luật cũng phải quy định lại, làm sao cho quy định về đối thoại, chia sẻ thông tin ở doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn, sát với điều kiện quan hệ lao động của VN. Hiện nay còn nhiều quy định mang tính hình thức.

Về mặt chủ thể của quan hệ, đối thoại, thương lượng, chia sẻ thông tin giữa người sử dụng lao động và lao động phải có sự tăng cường hơn nữa. Quan hệ giữa hai bên phải được xác lập một cách bình đẳng.

Các cơ quan Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đối thoại lao động.

Ngoài ra ông Quảng cũng cho rằng cần thiết phải nâng cao nhận thức cho cả hai bên công nhân và doanh nghiệp để họ biết cách phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?