Đối Đầu Bất Bạo Động: Khi Quần Chúng Đứng Dậy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong các chế độ độc tài, quyền lực cai trị thường tựa trên ba chân vạc chính: 1/ Guồng máy bạo lực gồm công an và quân đội; 2/ Hệ thống truyền thông bưng bít một chiều; 3/ Hệ thống giáo dục ngu dân và giả dối. Những năm sau này, dưới chiêu bài đổi mới, Cộng sản Việt Nam còn dựa trên cái gọi là hệ thống luật lệ do chính chế độ vạch ra để kiểm soát xã hội theo nhu cầu riêng của đảng trong bối cảnh mở cửa làm ăn với bên ngoài. Chính vì nắm trong tay những phương tiện có khả năng trấn áp người dân ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, các chế độ độc tài đã tạo ra một không khí sợ sệt bao trùm lên cả nước. Chính lề lối cai trị này đã khiến người dân luôn luôn bị ám ảnh những lo sợ và mặc nhiên phục tùng mệnh lệnh của kẻ độc tài. Hậu quả của sự sợ sệt này, người dân đã vô hình chung giúp cho chế độ độc tài có thể nắm chặt và duy trì các nguồn lực chính trị trong tay. Các nguồn lực chính trị này biểu hiện trên các hình thức:

Thứ nhất là sự tuân phục của người dân vào guồng máy chính trị vì bị nhồi sọ và khống chế để tin rằng đây là chế độ cầm quyền có chính danh.

Thứ hai là sự cộng tác và phục tùng của tầng lớp chuyên gia, trí thức trong các cơ quan nhằm giúp cho chế độ độc tài tồn tại và phát triển xã hội theo những khuôn mẫu riêng của độc tài.

Thứ ba là sự tập trung kiểm soát và phân bố các tài nguyên thiên nhiên, các nguồn tài chánh, hệ thống kinh tế, các phương tiện giao thông, các phương tiện truyền thông, các cơ sở giáo dục lên các nhu cầu của người dân theo lối bao cấp để dễ sai khiến.

Thứ tư là sự trừng phạt hay phong tỏa đời sống đối với những ai bất phục tùng hay bất hợp tác để luôn luôn duy trì tình trạng tuân phục và hợp tác mà chế độ rất cần để tồn tại và thực thi các chính sách .

JPEG - 113.7 kb

Tất cả những nguồn lực chính trị nói trên đều tùy thuộc vào sự chấp nhận chế độ và nhất là sự quy phục và tuân thủ của người dân cũng như sự hợp tác của người dân đối với các công tác do đảng, đoàn Cộng sản đưa ra. Sự hợp tác, sự tuân phục và sự hỗ trợ của người dân vào các chính sách cai trị của chế độ độc tài sẽ làm gia tăng nguồn lực chính trị và do đó sẽ tăng cường uy quyền của các đảng độc tài Cộng sản trong xã hội. Nhưng ta nên nhớ rằng mọi sự trên đời không có gì bất biến. Cuộc cách mạng Đông Âu bùng nổ vào cuối thập niên 80 đưa đến sự sụp đổ toàn diện của khối Cộng sản quốc tế Liên Xô vào năm 1991, cũng như hàng loạt các cuộc cách mạng Màu xảy ra tại Serbia (2000), Georgia (2003), Ukraine (2005) làm tan rã hàng loạt các chế độ độc tài tại đây vào đầu thế kỷ 21, đã nói lên cùng một ý nghĩa rằng khi quần chúng không còn tuân phục, không còn hợp tác thì quyền lực chính trị của đảng độc tài sẽ bị thách đố. Bốn nguồn lực chính trị nói trên bắt đầu chuyển động khi người dân ý thức rằng họ có quyền hành xử tiếng nói, lá phiếu và ý chí của họ cho những quyền lợi của mình; không phục tùng vô điều kiện các mệnh lệnh độc tài và vô lý của thiểu số lãnh đạo.

Khi người dân rút lại những sự tuân phục cũng như bắt đầu phản kháng các hành vi vô lối của cán bộ, những kẻ độc tài bắt đầu co rút hay phải cắt đứt những nguồn lực chính trị mà họ thường dựa vào để nhân danh quyền lãnh đạo. Khi bị người dân cô lập và từng bước vô hiệu hóa các nguồn lực chính trị của thiểu số lãnh đạo, chế độ độc tài sẽ yếu dần và cuối cùng sẽ tan rã theo một tiến trình tiệm tiến từng bước. Dĩ nhiên, chế độ độc tài rất nhạy cảm về sự bất tuân phục của dân chúng và luôn luôn hoảng sợ về những cuộc chống đối có thể xảy ra. Do đó mà họ rất nhanh tay tung ra những tuyên bố mang tính răn đe hoặc những trừng phạt mạnh mẽ nhắm vào những người bất phục tùng, đình công, biểu tình chống lại họ.

JPEG - 4.8 kb

Tuy nhiên sự việc không phải đến đó là hết. Sự trấn áp, ngay cả bằng bạo lực không phải luôn luôn làm người dân trở lại tình trạng tuân phục và hợp tác với chế độ như trước mà ngược lại nó dẫn đến tình trạng giằng co và đối đầu từng sự việc giữa người dân và chế độ. Nếu người dân được hướng dẫn để chịu đựng các biện pháp trấn áp và nhất là tiếp tục duy trì lập trường bất hợp tác, bất tuân phục các mệnh lệnh của chế độ trong một khoảng thời gian đủ dài để đọ sức, thì sau đó, các chế độ độc tài sẽ phải tìm biện pháp tháo chạy bằng những chiêu bài đối thoại, hội nghị bàn tròn để mua thời gian. Theo kinh nghiệm của Đông Âu, một khi phong trào quần chúng vượt qua giai đoạn bị trấn áp gay gắt, người dân sẽ không còn biết sợ nữa và đa số sẽ tự động tham gia các cuộc biểu tình bao vây chính quyền độc tài cho đến khi chế độ này tan rã.

Đó là hình ảnh xuống đường từ lúc đầu rời rạc, thưa thớt vài ba trăm người của những ngày mà Công nhân Ba Lan khởi sự đòi quyền thành lập Công Đoàn Solidarnosc tại thành phố Gdank, đến hình ảnh xuống đường của hàng trăm ngàn công nhân tại các đô thị lớn làm tắc nghẽn mọi sinh hoạt trên toàn quốc, và đẩy đảng Cộng sản Ba Lan rơi vào thế lúng túng đối phó. Tuy lúc khởi đầu có bị đàn áp nhiều lần khiến số thương vong lên đến vài chục người; nhưng công nhân Solidarnosc đã chuyển từ thế thủ sang thế công – chấp nhận bị trấn áp để hướng dư luận về phía công nhân đang đấu tranh ôn hòa. Cuối cùng thắng lợi đã về với số đông quần chúng, tạo những biến chuyển ngoạn mục cho Ba Lan vào giữa tháng 6 năm 1989.

Rút từ những biến chuyển của cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Âu và tại các nước xảy ra cuộc cách mạng Màu vào đầu thế kỷ 21, người ta đã rút ra ba yếu tố quan trọng nhất để xác định mức độ một chính quyền đang kiểm soát hay đang mất khả năng kiểm soát của họ:

Thứ nhất là sự mong muốn của quần chúng trong việc giới hạn quyền lực cai trị của chính quyền (so với sự mong muốn ngược lại của chế độ)

Thứ hai là sức mạnh của những tổ chức độc lập và những định chế xã hội của người dân lập ra (so với sức mạnh ngược lại của chế độ ) trong việc cùng nhau biểu hiện sự bất phục tùng, bất hợp tác hay phản kháng lại các mệnh lệnh của chính quyền một cách công khai và ôn hòa.

Thứ ba là khả năng của quần chúng (so với khả năng ngược lại của chế độ) trong việc rút lại sự hỗ trợ, sự chấp thuận dành cho chế độ.

JPEG - 84.5 kb

Đối chiếu với những yếu tố nói trên vào khả năng đứng dậy của những phong trào quần chúng tại Việt Nam hiện nay – tuy chưa có những chỉ dấu rõ rệt của một phong trào quần chúng xuất hiện như tại các quốc gia Đông Âu vào những năm 1988, 1989 – nhưng bốn cuộc đấu tranh mang tính thách đố quyền lực chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam xảy ra trong năm 2007 cho phép chúng ta nhận diện rằng người dân Việt Nam đã bước từ thời kỳ tuân phục vì bị trấn áp sang giai đoạn bất phục và phản kháng lại chính quyền độc tài:

- Đó là gần 200 cuộc đình công liên tục của khoảng 180 ngàn công nhân làm việc tại các xí nghiệp liên doanh để đòi tăng lương và cải thiện môi trường làm việc kéo dài từ cuối năm 2006 đến nay.

- Đó là cuộc tụ tập của hơn 1 ngàn dân oan khiếu kiện thuộc 18 tỉnh thành của khu vực phía Nam tại Văn phòng II Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã kéo dài 27 ngày đêm từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 2007, để chống lại cách giải quyết vô lối của nhà cầm quyền Hà Nội về những ruộng đất, nhà cửa của nông dân bị tịch thu mà không bồi thường xứng đáng.

- Đó là những cuộc biểu tình tự phát của thanh niên sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam xảy ra từ ngày 9 tháng 12 năm 2007, chống lại nhà cầm quyền Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam khi cho lập đơn vị hành chánh cấp huyện Tam Sa quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuy những cuộc biểu tình này bị Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách ngăn cản và thẳng tay trấn áp những sinh viên, những văn nghệ sĩ tích cực tham dự cuộc biểu tình ôn hòa; nhưng làn sóng bất mãn và bất phục tùng chế độ đã lan rộng trong hàng ngũ thanh niên sinh viên và biến cố Tam Sa có nhiều chỉ dấu bộc phát trở lại trong thời gian tới.

- Đó là những buổi lễ cầu nguyện của hàng ngàn giáo dân tại Hà Nội trước Tòa Khâm Sứ khởi đi từ ngày 18 tháng 12 năm 2007 kéo dài cho đến hôm nay, với sự hiệp thông cầu nguyện của các giáo phận Sài Gòn, Thái Bình, Thái Hà để đòi Cộng sản Việt Nam phải trả lại Tòa Khâm Sứ bị tịch thu từ năm 1959 và những tài sản khác của Giáo Hội. Đặc biệt là buổi lễ cầu nguyện vào đêm 27 tháng 1 năm 2007 của hàng ngàn giáo dân chống lại lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đòi Tòa Giám Mục Hà Nội phải giải tỏa những tượng đức mẹ, thánh giá, khẩu hiệu, lều bạt mà giáo dân đã dựng lên để cầu nguyện trong khuôn viên Tòa Khâm Sứ, trước 5 giờ chiều ngày 27 tháng 1. Lúc đầu, Hà Nội cho xe tăng và công an chạy đến khu vực để thị uy; nhưng trước khí thế kiên quyết đấu tranh của hàng ngàn giáo dận sẵn sàng chấp nhận trấn áp, chấp nhận bắt bớ.. . đã làm cho lực lượng công an chùn tay và phải âm thầm rút lui khỏi khu vực mà theo dự tính là sẽ mở cuộc đàn áp.

JPEG - 35.8 kb

Điểm qua những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, thanh niên sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ và giáo dân Công giáo trong năm 2007, chúng ta thấy là các thành phần dân chúng đã nhập cuộc, công khai bày tỏ sự bất mãn của chính họ một cách rất ôn hòa, không bạo động nhưng vô cùng quyết liệt. Điều này cho thấy là Cộng sản Việt Nam đang bị tứ bề thọ địch và đang lúng túng đối phó trước sự xuất hiện của những phong trào đấu tranh công nhân, dân oan, thanh niên sinh viên, văn nghệ sĩ… Cục diện chính trị tại Việt Nam sẽ thay đổi và biến chuyển mạnh khi các thành phần quần chúng bao gồm công nhân, nông dân, sinh viên, giáo dân tiến đến sự liên đới và hợp tác, để tạo thế đấu tranh liên hoàn giữa các lực lượng, tạo sức ép sinh tử lên chế độ Hà Nội như Đông Âu. Tiến trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào khả năng điều hướng của các phong trào quần chúng hiện nay tại Việt Nam.

Lý Thái Hùng
31 Tháng Giêng, 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.