Đơn tố cáo những hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn cướp tài sản công dân có tổ chức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Về những hành vi lợi dụng chức vụ
Quyền hạn cướp tài sản công dân có tổ chức

Thành phố Thái Bình, Việt Nam, ngày 09 tháng 6 năm 2009

Kính gửi: Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội – đồng thời là chủ tịch UBND Tỉnh Thái Bình.

Tên tôi là: Trần Anh Kim, sinh ngày 15/8/1949. Chỗ ở hiện nay: Số nhà 502 – Tổ 10 – Phố Trần Hưng Đạo – Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình – Tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Làm đơn tố cáo những hành vi cố ý vi phạm pháp luật của Thượng tá Trịnh Đình Thành – Trưởng công an Thành Phố Thái Bình và Trần Văn Đông – Chủ tịch UBND thành phố Thái Bình đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tổ chức lực lượng tự tiện đến nhà cướp tài sản công dân giữa ban ngày. Nội dung như sau:

Năm 1991, trước đại hội đảng CSVN lần thứ VII, nghe theo lời hiệu triệu của đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Là một bí thư đảng uỷ quân sự, trung tá phó chỉ huy trưởng chính trị ban quân sự thị xã Thái Bình, là thương binh nhiều lần có hành động dũng cảm (thời kỳ ở chiến trường miền Nam và thời kỳ đánh quân bành trướng Bắc Kinh tại biên giới tỉnh Lạng Sơn). Tôi gương mẫu cùng đồng đội vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tập đoàn “giặc nội xâm” ở tỉnh Thái Bình. Thời điểm đó, thay mặt đơn vị, tôi ký khế ước vay tiền Ngân hàng cho đơn vị làm kinh tế. Số lượng tiền vay ít, trả nhiều – tức là tôi được chỉ đạo sang làm kinh tế có lãi! Hiện tại bọn chúng đang ăn cướp của tôi hàng trăm triệu đồng (VNĐ) ở thập niên 90. Vậy mà, chúng ngang nhiên dựng chuyện, bịa đặt, vu cho tôi chiếm đoạt, làm thất thoát để tạo cớ trả thù, trù dập tôi dã man, cướp trắng tay tất cả! Điều đặc biệt là, tôi từ một bí thư đảng uỷ, một đảng viên CSVN ưu tú đang sinh hoạt bình thường tại chi bộ “Ban quân sự thị xã Thái Bình” bị bọn chúng bắt bỏ tù 24 tháng giam, trong đó tôi bị 12 tháng biệt giam trong xà lim, có lúc bị cùm cả hai chân. Tôi phải chịu hình phạt 13 tháng 7 ngày, mới nhận được quyết định khai trừ khỏi đảng CSVN. Nghĩa là, tôi một đảng viên phải mang cả danh dự, nhân phẩm, chất ưu tú của đảng, mang cả thẻ đảng viên ưu tú, cả bộ quân phục, ngực lấp lánh hàng chục huân chương vào nhà tù “Cộng sản”… Để rồi, tiếp theo đó tên thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên thứ trưởng Bộ quốc phòng CSVN ra quyết định tước quân hàm sỹ quan của tôi, hạ cấp bậc của tôi tới tận binh nhì(!). Khi được ra tù, tôi tiếp tục vào cuộc đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ hơn cho đến tận ngày hôm nay.

Năm 2006, được tin giáo sư Hoàng Minh Chính cùng nhiều nhà trí thức khác ở trong nước và Hà Nội có sáng kiến tổ chức ra một chính Đảng lấy tên là Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ XXI (nay là Đảng dân chủ Việt Nam kiểu mới). Tự tìm hiểu, nghiên cứu chính cương, điều lệ Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ XXI là Đảng vì dân, vì nước, tôi hoàn toàn tán thành gia nhập chính đảng này. Là người có lối sống luôn trân trọng tổ chức, tôi tình nguyện làm đơn xin gia nhập Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ XXI để cùng các đảng viên của Đảng, cùng các chiến sỹ dân chủ, các thành viên khối 8406 quyết tâm phấn đầu vì mục tiêu dân chủ hoá đất nước, đòi cải cách triệt để thể chế chính trị, xoá bỏ chế độ độc tài, đảng trị, lỗi thời, lạc hậu, phản dân tộc, phản cách mạng để xây dựng Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, xã hội dân sự đích thực phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại để dân tộc Việt Nam ngang tầm sánh vai cùng các cường quốc năm Châu. Điều rất vinh dự đến với tôi, là giáo sư Hoàng Minh Chính (HMC) đã ra quyết định đặc cách bổ nhiệm tôi làm Trung ương uỷ viên Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ XXI (Nay là Đảng Dân Chủ Việt Nam). Tôi không ngờ, chỉ nghiên cứu hồ sơ mà giáo sư Hoàng Minh Chính lại hiểu và tin tưởng tôi! Trong khi, ĐCSVN tước trọn tuổi thanh xuân của tôi để phục vụ cho cái mục tiêu, lý tưởng bánh vẽ của họ. Nghe ĐCSVN, tôi vào cuộc đấu tranh tưởng làm cho đảng “trong sạch”. Ai dè, liền bị đảng CS loại ra khổi tổ chức kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”(!)

Ngoài nhiệm vụ xây dựng chính Đảng của mình, giáo sư HMC còn giao cho tôi phụ trách khối 8406 tại miền Bắc, Linh mục Nguyễn Văn Lý miền Trung, kỹ sư phương nam Đỗ Nam Hải miền Nam. Chúng tôi nguyện làm việc hết sức mình vì Tổ quốc, vì dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Quyết thực hiện mục tiêu dân chủ hoá đất nước, nên Linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù, kỹ sư phương nam Đỗ Nam Hải 8 lần bị thu dàn vi tính và rất nhiều lần bị sách nhiễu, đánh đập, đàn áp rất thô bạo.

Sinh thời, giáo sư Hoàng Minh Chính tuyên bố lấy ngày 01/6 hàng năm làm ngày truyền thống. Khi Giáo sư qua đời, chúng tôi nguyện làm theo những lời chỉ giáo của cố giáo sư. Hàng năm, chúng tôi vẫn tổ chức kỷ niệm ngày phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam!

Nhân đây, tôi xin trịnh trọng công bố: Năm 2008, tôi được tập thể Ban thường vụ Đảng Dân Chủ Việt Nam (kể cả trong và ngoài nước) tiến cử làm phó Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam và cũng từ nay trong các bài viết, các văn bản, tôi sẽ đề viết cụ thể như sau: Trần Anh Kim, Phó Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam!

Trung thành với lời chỉ giáo của cố giáo sư, ngày 27/5/2009, tôi điện cho chị Trần Thanh Hà (con gái cố giáo sư HMC) trao đổi kế hoạch tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam. Ngày 31/5/2009, từ Thái Bình tôi lên nhà cụ bà Lê Hồng Ngọc (phu nhân cố giáo sư Hoàng Minh Chính) ở Ngõ 26, phố Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để bàn tiếp việc tổ chức kỷ niệm ngày phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam vào đúng ngày 01/6. Vì vắng chị Thanh Hà, và nhiều lý do khác,…. Đặc biệt bị Bộ công an CSVN cử lực lượng theo dõi, bám sát tôi từng bước nên kế hoạch kỷ niệm không thành, đành hoãn lại và cụ Hồng Ngọc chủ động điện báo cho hoà thượng Thích Không Tánh hoãn chuyến bay từ Sài Gòn ra Hà Nội mừng lễ kỷ niệm vào sáng mai 1/6/2009. Mặc dù không thực hiện đúng ý định, song chúng tôi vẫn tổ chức kỷ niệm, tuy đơn sơ, nhưng đầy ý nghĩa. Biết được chúng tôi tổ chức lễ kỷ niệm, các anh như nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, anh Nguyễn Vũ Bình, bác sỹ Phạm Hồng Sơn cũng đến chúc mừng, chụp ảnh lưu niệm. Vì đêm muộn rồi nên tôi không về Thái Bình được. Đêm đó, tôi ngủ lại tại nhà cụ Lê Hồng Ngọc.

Đánh hơi thấy tôi đang ở Hà Nội, hồi 23 giờ 7 phút ngày 31/5/2009 một toán công an phường Hàng Bài, công an quận Hoàn Kiếm, công an TP Hà Nội ập đến nhà cụ Hồng Ngọc gây khó dễ. Thực chất việc làm này đều nằm trong kịch bản và sự chỉ đạo rất sát sao của Bộ công an trung ương. Được cấp trên chỉ đạo, công an TP Hà Nội kết hợp với công an tỉnh Thái Bình cùng nhau giữ trái phép tôi hơn 18 giờ liên tục (từ 23 giờ 7 phút ngày 31/5/2009 đến 16 giờ 30 phút ngày 01/6/2009). Trong thời gian bị giam giữ trái phép bằng mọi mánh khoé, chúng đã dùng thủ đoạn vừa dụ dỗ, vừa thẩm vấn, lập biên bản để tôi xác nhận các bài viết của tôi. Quá lố bịch, không chịu nổi kiểu giam giữ trá hình, tôi lên tiếng kịch liệt phản đối buộc họ phải cử người đưa tôi về. Vừa về đến nhà, tôi mới chỉ kịp cởi bộ quần áo dài treo vào giá mắc thì sự việc diễn ra như sau đây:

Vào khoảng 16 giờ 40 phút ngày 01/6/2009, tôi cùng ông Công (cán bộ phòng điều tra an ninh hình sự Sở công an tỉnh Thái Bình) đang ngồi ăn dở bắp ngô luộc tại bàn uống nước. Đường đột thấy một đoàn khoảng 20 người (có cả các sỹ quan công an mặc sắc phục) hùng hổ, tự tiện xông thẳng vào nhà, không hề xin phép tôi. Đã thế, một sỹ quan Công an vẻ mặt đằng đằng sát khí chỉ thẳng vào tôi, ra lệnh “không được ăn nữa”. Lũ hậu sinh, khả uý, chưa sạch máu đầu không biết mùi chiến trường là gì, nay được ĐCSVN giáo dục, “bồi dưỡng” lễ phép với dân như thế đó (!?). Bị xúc phạm mất dạy như vậy, nên tôi quát lại chúng ngay: “Đói tao phải ăn – Trời đánh, tránh miếng ăn”. Lúc đó, tôi đang mặc quần, áo lót và vẫn điềm tĩnh cầm 1/2 bắp ngô ăn bình thường. Lập tức một sỹ quan công an xưng là thượng tá Trịnh Đình Thành – chức vụ trưởng công an thành phố Thái Bình dõng dạc đọc “Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” (xem quyết định đính kèm). Nghe xong, tôi yêu cầu giao quyết định cho tôi. Thành nói: “rồi sẽ giao”. Dứt lệnh, toàn bộ lực lượng xông vào, cứ thế lục soát tài liệu, đồ đạc trong nhà tôi. Một tên côn đồ tự mở máy vi tính xem các bài viết trong máy, bất chấp sự phản đối quyết liệt của tôi!

Thấy việc làm quá bạo ngược, vô liêm sỉ của lũ côn đồ, bất lương do thượng tá Thành chỉ huy cướp ngày. Tôi với chiếc điện thoại ở giường gọi luật sư – anh Đặng Ngọc Phúc – thì 5 tên sỹ quan Công an xông vào cướp điện thoại của tôi, buộc tôi phải kháng cự kêu rầm lên: “anh Phúc ơi, bọn công an thành phố và công an tỉnh Thái Bình tự tiện xông vào nhà em đang hành hung, đe doạ cướp hết tài sản của em đây này!”. Vừa kêu, tôi vừa rút bộ quần áo dài để mặc. Buồn tiểu tiện, tôi vào nhà vệ sinh, một tên quát: “ông đi đâu?”. Tôi quát lại: “tao đi đái”. Bọn chúng coi tôi như một tội phạm hình sự thực thụ.

Dưới sự chỉ huy của tên thượng tá Trịnh Đình Thành, những sỹ quan công an mặc sắc phục khống chế tôi, lũ không mặc sắc phục (tôi coi lũ nó là xã hội đen) thoải mái lục soát, khám xét. Song bọn chúng không tìm ra bất cứ một thứ gì cất giấu. Tất cả đều đặt trên bàn, trên giường phơi bầy trước thanh thiên bạch nhật. Lục soát ngoài xong, chúng bắt tôi mở tủ để chúng lục soát. Thậm chí cả ngăn tủ đựng quần áo của vợ tôi, chúng cũng lục soát, nhưng không tìm thấy bất cứ thứ gì cất giấu. Mọi việc xong xuôi, chúng tổ chức đóng gói dán niêm phong xếp hết vào hòm cát tông đã chuẩn bị sẵn tiếp tục dán niêm phong và khiêng ra xe chở đi lúc đó là 17 giờ cùng ngày. Tổng số tài sản bọn chúng cướp của tôi gồm 17 khoản (xem bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét đính kèm). Với tôi, bọn chúng còn dã man, tàn bạo,… đến như vậy! Thử hỏi, những người dân thấp cổ bé họng biết kêu ai?!

Tôi cho rằng những việc làm nêu trên đều do Bộ Chính trị – Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đạo, lãnh đạo, thao túng lực lượng Công an Việt Nam đàn áp dã man phong trào dân chủ, đàn áp Đảng Dân Chủ Việt Nam, đàn áp khối 8406, đàn áp quyền sinh hoạt chính trị của nhân dân để chúng giữ ghế độc tài tham nhũng (!). Bởi vậy, tên thượng tá Trịnh Đình Thành – Trưởng công an thành phố Thái Bình và tên Trần Văn Đông – Chủ tịch UBND Thành Phố bất chấp những quy định của pháp luật, ngang nhiên tổ chức lực lượng tự tiện xông vào nhà áp đảo, đe doạ, trắng trợn cướp tài sản công dân giữa ban ngày!

Từ những việc làm nêu trên, thượng tá Trịnh Đình Thành cùng chủ tịch Trần Văn Đông đã vi phạm các điều khoản sau:

I- Bọn chúng đã vi phạm các điều 68, 69, 71, 73, 146 của Hiến pháp nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam.

Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”.

Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Điều 73: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”.

Điều 146: “Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp”.

II- Chiếu theo quy định của Bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bọn chúng đã vi phạm các điều 110, 121, 122, 124, 125, 129, 131, 133.

Điều 110: Tội hành hạ người khác.

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm họăc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a. Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật.
    b. Đối với nhiều người

Điều 121: Tội làm nhục người khác.

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù một năm đến ba năm:

    a. Phạm tội nhiều lần.
    b. Đối với nhiều người.
    c. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
    d. Đối với người thi hành công vụ
    đ. Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 122: Tội vu khống.

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

    a. Có tổ chức.
    b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
    c. Đối với nhiều người.
    d. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.
    đ. Đối với người thi hành công vụ.
    e. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 124: Tội xâm phạm chỗ ở của công dân.

1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a. Có tổ chức.
    b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
    c. Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 125: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

    a. Có tổ chức.
    b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
    c. Phạm tội nhiều lần.
    d. Gây hậu quả nghiêm trọng.
    đ. Tái phạm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 129: Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

1- Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù ba tháng đến một năm. 2- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 131: Tội xâm phạm quyền tác giả.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

    a. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.
    b. Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.
    c. Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.
    d. Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    a. Có tổ chức.
    b. Phạm tội nhiều lần.
    c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 133: Tội cướp tài sản.

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a. Có tổ chức.
    b. Có tính chất chuyên nghiệp.
    c. Tái phạm nguy hiểm.
    d. Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
    đ. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11 % đến 30 %.
    e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    g. Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
b. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
    b. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
    c. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

III- Ngoài ra bộ máy đàn áp trong nước do ĐCSVN chỉ đạo còn vi phạm nghiêm trọng các điều 17, 18, 19, 20, 21 của Tuyên ngôn Quốc Tế toàn thế giới về nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà chính phủ CS Việt Nam đã ký cam kết thực hiện từ năm 1977.

VI- Chúng cũng vi phạm các điều 19, 21, 22…. của bản Công ước Quốc Tế về quyền Dân sự – Chính trị mà Việt Nam đã ký cam kết thực hiện từ tháng 9 năm 1982.

Căn cứ vào các điều 256, 259, 260, 611, Bộ luật Dân sự Nước Cộng XHCN Việt Nam. Tôi yêu cầu ông can thiệp trả ngay, trả vô điều kiện những tài sản mà bọn chúng cướp trái phép của tôi (cũng có nghĩa cướp trái phép tài sản của văn phòng Trung ương Đảng Dân Chủ Việt Nam, Văn phòng khối 8406 tại miền Bắc). Phải chỉ đạo nối lại điện thoại bàn và mạng internet cho tôi ngay, đồng thời giải quyết đơn tố cáo này đúng quy định của pháp luật. Nếu không giải quyết hoặc để chậm trễ nghĩa là ông cố ý bao che tội phạm. Tôi sẽ gửi đơn tố cáo này ra các tổ chức Quốc Tế và tố cáo ông trước công luận về hành vi cố ý bao che tội phạm!

Tới lúc phải làm như vậy, lỗi thuộc về ông và ông hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành!

Người tố cáo
Công dân Trần Anh Kim

- Phó Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam

- Ban điều hành khối 8406 tại miền Bắc

- Nguyên Bí thư Đảng uỷ quân sự – Ban Quân sự Thị xã Thái Bình

- Nguyên Trung tá phó chỉ huy trưởng chính trị – Ban Quân sự Thị xã Thái Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.