Đồng Bào tôi ơi, xin mau tỉnh dậy!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chủ nghĩa Cộng sản, một chủ nghĩa mà vào những năm 1930 – 1975 đã làm nức lòng nhiều người dân lao động tại Miền bắc Việt Nam. Đảng cộng sản tự xưng họ chính là lực lượng đại diện cho giai cấp Công Nông Việt Nam. Họ mới chính là lực lượng chính nghĩa để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Vì cả tin nên người dân Miền Bắc Việt Nam đã đi theo đảng cộng sản và giúp họ cướp chính quyền rồi sau đó hàng loạt người dân bị đưa ra đấu tố qua các chiến dịch “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm”, … Sau vài hành động diễn kịch “sửa sai” với đầy đủ nước mắt, lãnh đạo Đảng lại lừa dối nhân dân Miền Bắc đổ hết sức người, sức của vào “Đốt dãy Trường Sơn giải phóng Miền Nam ruột thịt”… Sau năm 1975, lại hàng loạt người Miền Nam “vừa được giải phóng” bị tống đi “cải tạo tư tưởng”, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Để rồi hôm nay dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản trên cả hai miền đất nước người dân nhận được những gì?

Guồng máy tuyên truyền của đảng thì khẳng định rằng nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, ngày nay cuộc sống của người dân đã khá hơn nhiều. Việt Nam đã là một nước đứng đầu về xuất khẩu gạo. Như vậy có nghĩa là về lương thực người dân không còn đói khổ như trước đây. Cuộc sống của người nông dân cũng khấm khá hơn nhiều, nhà nhà có xe máy để đi, truyền hình để xem, thiện thoại để liên lạc, …. Người Công nhân lao động trong các xí nghiệp, các công ty có công đoàn do đảng thành lập để bảo đảm quyền lợi. Họ được trả lương tăng ca, … Và lãnh đạo Đảng cũng lấy đó để tự hào về thành tích “Đổi mới“ mỗi khi đọc diễn văn đại hội.

Nhưng nếu chúng ta thử nhìn sâu vào tình trạng xã hội nói chung và đời sống của những người nông dân và công nhân Việt nói riêng, thì sẽ thấy gì? Có thật họ đang sinh sống khá hơn trước không? So sánh với thời gian nào, so với đời sống người dân Miền Nam trước 1975? Và đặc biệt những gì họ đang có liệu có xứng đáng với những hy sinh máu xương mà gia đình họ đã đổ ra vì đi theo Đảng chưa?

Không nói gì xa xôi, gần 80% số hộ nông dân quê tôi đang mắc nợ ngân hàng, hoặc vay lãi xuất cao của những “đại gia“ để duy trì cuộc sống. Ti vi , xe máy, nếu có, đã bán từ lâu mà vẫn đang nợ ngân hàng và các đại gia. Có người phải lấy lấy sổ bìa đỏ làm thế chấp vay tiền. Và cứ vay chỗ này đắp chỗ kia, lấy vụ mùa này đắp cho các món nợ từ vụ trước. Nói chung là chỉ kịp trả lãi chứ cố sức trả gốc thì không biết khi nào! Ấy vậy là chưa kể mỗi khi gia đình có người ốm đau phải nằm viện hay có trục trặc thủ tục gì liên quan tới chính quyền, công an thì lại phải vay tiền để “làm luật”.

Vậy kinh tế Việt Nam hiện nay có khá hơn xưa không? Thưa rằng có khá hơn nhiều chứ, nhưng số tiền thặng dư đó hầu hết đi vào tay những người có chức có quyền, hoặc trong các ông trùm bà trùm xã hội đen, đàn anh đàn chị có quan hệ hữu cơ với các quan chức. Còn hai giai cấp công nông vẫn chỉ làm “cu li” cho những tên “đầy tớ“ của dân mà thôi! Chính vì thế mà ngày nay càng có nhiều người cố sức để có thể trở thành đảng viên đảng Cộng sản, không phải vì lý tưởng mà vì họ cũng muốn làm “đầy tớ nhân dân“ để thoát cảnh đời “ông chủ cu li” quá nghèo khổ như cha mẹ của họ. Còn con số rất ít vì lý tưởng mà phấn đấu vào đảng thì chỉ một thời gian ngắn sau khi vào đảng, họ thấy rõ ngay mình đã bị lừa. Cũng có người biết bị lừa nhưng vẫn phải ngậm miệng im lặng hoặc âm thầm bỏ sinh hoạt trong cay đắng. Chỉ vài người mạnh mẽ lắm mới dám tuyên bố bỏ đảng và kêu gọi các đảng viên khác rời bỏ con đường hại nước hại dân.

Còn một số ít người khác vừa không muốn vào đảng vừa không muốn sống tiếp kiếp “cu li“ nên chọn con đường khác để tạo nghiệp. Đó là tham gia băng đảng xã hội đen và trở thành những nhóm bảo kê, đòi nợ, đâm thuê chém mướn, buôn bán hàng lậu, và có lúc đánh thuê cho cả công an … Thế là đại khối giai cấp Công Nông ngày nay trở thành nạn nhân của cả hai thế lực côn đồ và công an, gọi tắt bởi nhiều người là “côn an”.

Gần đây người dân còn nhận ra rất rõ sự liên kết chặt chẽ giữa “côn an” và các đường làm ăn của các đại gia. Đại gia cho côn an đi cưỡng chế đất của nông dân để bán cho các tập hợp kinh doanh với nước ngoài. Đại gia kéo côn an vào đập tan các cuộc đình công tại các doanh nghiệp của họ. Đại gia hợp tác với côn an tổ chức những đường giây thu tiền đưa người Việt ra nước ngoài làm lao công, làm người ở, làm cô dâu, và làm đĩ điếm, kể cả các em nhỏ bị bán vào các nhà chứa tại Campuchia.

Điều đáng buồn và đáng lo là rất đông đồng bào chúng ta chấp nhận như số phần của mình và bảo nhau “Con vua thì lại làm vua, con sãi giữ chùa lại quét lá đa”. Có thật như thế không? Phải chăng chúng ta đang để những kẻ bất xứng quyết định số phần của chúng ta? Các thế hệ cha ông của chúng ta có yếu đuối cúi đầu chấp nhận như thế không? Các dân tộc khác, từ Đông Âu đến Bắc Phi, có cam chịu như thế không?

Thưa quý đồng bào: Chẵng lẽ chúng ta cứ mãi chấp nhận làm nô lệ cho tội lỗi, chấp nhận nghèo hèn; khi mà tổ tiên chúng ta đã không tiếc máu xương đổ xuống chỉ vì một mong muốn cho cháu con sống xứng đáng với giá trị của những con người? Nay dưới sự cai trị của Cộng sản, chúng ta đã nhận ra sự thật, một sự thật nhục nhã, đó là dân tộc chúng ta đã bị đánh lừa, đổ biết bao xương máu để rồi phải sống cuộc đời còn bị kềm kẹp, tụt hậu, khổ cực và thiếu nhân phẩm còn hơn trước nữa!

Hỡi các anh bộ đội, các anh công an và các anh côn đồ: Dẫu sao chúng ta cũng cùng chung nòi giống. Phần lớn các anh cũng được sinh ra từ giai cấp công nông như tôi và đại khối đồng bào khác. Hãy thôi đừng hy sinh uổng phí đời mình cho một nhóm lãnh đạo bất xứng để đàn áp dân mình nữa. Hãy trở về với chính nghĩa của dân tộc. Đừng tiếp tục hiến thân làm công cụ cho những người đang bán dần lãnh thổ thân yêu cho kẻ thù Phương Bắc, những người lấy đất của nông dân bán cho các ông chủ ngoại bang để làm giầu bất chính. Một khi các bạn nhận ra điều này và mạnh dạn trở về với nhân dân, lịch sử sẽ không bao giờ quên những hành động anh dũng của các bạn. Người dân vẫn là cha là mẹ, là anh là chị, là con em của các vị. Đừng bắt tay với bạo quyền mà làm hại chính gia đình, và các thế hệ cháu con mình nữa! Trước sau gì những nhà nước độc tài cũng sẽ bị dẹp bỏ, chỉ có tình gia đình, nghĩa đồng bào là trường tồn.

Những tiếng súng của Đặng Ngọc Viết là lời cảnh báo cho những ai còn đang ngủ say trong chủ nghĩ vô thần cộng sản, hãy tỉnh dậy cùng với nhân dân bảo vệ tổ quốc và chấm dứt những thập kỷ đã quá dài và quá khổ đau của cả dân tộc.

Thanh Hóa 20/9/2013
Nguyễn Trung Tôn
Điện Thoại: 01628387716

Nguồn: DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.