Đồng Chiêm: Bạo lực vẫn tiếp diễn, nhà cầm quyền tiếp tục khủng bố giáo dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày qua, tại giáo xứ Đồng Chiêm bạo lực vẫn tiếp diễn. Công an vẫn rình rập bà con giáo dân và khủng bố bằng nhiều hình thức với giáo dân, tu sĩ và linh mục ở đây. Cách khủng bố được sử dụng hiện nay với Đồng Chiêm là bao vây, cô lập Đồng Chiêm với tất cả những nơi khác.

Điển hình là khủng bố bằng cách dùng công an mặc thường phục tấn công vào xe cộ phương tiện của khách hành hương, những giáo dân đến chúc tết linh mục và giáo dân ở Đồng Chiêm.

Ngày 06 tết, giáo dân Nam Dư đến chúc tết Linh mục giáo xứ Đồng Chiêm đã bị công an mặc thường phục tấn công bằng đá, ném vỡ kính một chiếc xe và làm bị thương một số giáo dân.

Ngày hôm nay, đoàn nữ tu Dòng mến Thánh Giá Tân Việt – Sài gòn ra thăm Đồng Chiêm được ông Mạnh, giáo dân Thái Hà dẫn đi vào thăm cha xứ đã bị một nhóm công an khoảng 12 người tấn công khi ra về đến cầu Xây.

Một số nữ tu bị thương nhẹ, còn ông Mạnh thì bị chúng đánh ngất xỉu. Sau đó bọn chúng bịt mặt giả làm giáo dân đến chở ông Mạnh đi cấp cứu nhưng các Sơ nhận ra kẻ vừa đánh mình. Sau đó giáo dân Nghĩa Ải đã đưa ông Mạnh về nhà thờ của họ sơ sứu.

Chiều nay ông Mạnh đã được chuyển về Bệnh viện Việt Đức để chữa trị.

Việc chính quyền Hà Nội tiếp tục gây bạo lực và khủng bố giáo dân, tu sĩ, linh mục tại Đồng Chiêm là những hành động khẳng định chính quyền đã tự lột cái mặt nạ “pháp luật” và “chính quyền của nhân dân” là những điều bịp bợm trước nhân dân tại đây và trên toàn thế giới.

Chúng tôi lên ánh mạnh mẽ việc nhà cầm quyền CS Hà Nội gia tăng bạo lực ngay trong những ngày đầu xuân với giáo dân Đồng Chiêm.

Đây là hành động phân biệt đối xử tàn bạo với giáo dân Công giáo, bởi ngay bên cạnh Đồng Chiêm, những ngày này hàng ngàn người trẩy hội Chùa Hương đã được công an bảo vệ và không gặp một số trở ngại nào.

Xin mọi tín hữu tiếp tục cầu nguyện cho Đồng Chiêm và lên án hành động bất nhân này của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội.

Vài hình ảnh giáo dân bị đánh ngày 24/2/2010.

JPEG - 106.8 kb
Đoàn Nữ tu Dòng Mến Thánh giá Tân Việt Saigon đến thăm chúc tết linh mục quản xứ.

JPEG - 104.1 kb
Ông Mạnh – giáo dân Thái Hà dẫn đoàn nữ tu bị nhóm công an chặn đánh khi ra đến Cầu Xây.

JPEG - 119.9 kb
Một công an bịt mặt đưa xe máy đến xin chở đi, nhưng các nữ tu đã nhận ra chính hắn vừa đánh ông Mạnh.

JPEG - 56.7 kb
ông Mạnh được giáo dân đưa về cấp cứu tại xứ Nghĩa Ải.

Nguồn: http://nuvuongcongly.net

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.