Giáo sư ĐH Luật W&M là Ls. đại diện cho nhà đấu tranh bị cầm tù tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 3 tháng 12, 2012

Giáo sư Linda Malone của trường luật William & Mary Law School sẽ là luật sư biện hộ tự nguyện cho ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Hoa Kỳ đồng thời là một nhà đấu tranh cho dân chủ, đã bị bắt giữ tại Việt Nam từ ngày 17 tháng 4 năm 2012. Ông Quân là thành viên của Đảng Việt Tân, một tổ chức quốc tế, cho biết ông Quân đã bị buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.”

JPEG - 9.5 kb
Giáo sư Linda Malone

Bà Malone là Giám đốc sáng lập của Trung Tâm Luật Pháp về An Toàn Con Người tại trường luật William & Mary Law. Bà Malone sẽ là cố vấn pháp luật cho luật sư của ông Quân tại Việt Nam, và cho biết sẽ liên lạc chính quyền Việt Nam cũng như nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để đòi hỏi cho ông Quân được trả tự do ngay lập tức.

“Tiến sĩ Quân đã bị bắt giữ một cách tùy tiện trong thời gian bảy tháng mà không có bất cứ một phiên tòa xét xử nào,” theo lời bà Malone. “Là một công dân Hoa Kỳ đấu tranh cho cải cách dân chủ một cách ôn hòa tại quê hương của ông, và xét từ những đòi hỏi căn bản nhất về luật nhân quyền, ông có quyền được cứu xét nhanh chóng, đầy đủ và công bằng để thẩm định việc tiếp tục bị giam cầm có hợp pháp không”.

Bà Malone lưu ý là từ khi bị bắt giữ vào mùa Xuân, ông Quân đã không được tiếp xúc nhiều với luật sư bảo vệ. Bà cho biết ông bắt đầu tuyệt thực từ ngày 19 tháng Mười Một, điều đó cho thấy sự cấp bách về tình cảnh luật pháp của ông.

Bà Malone cho biết là muốn giúp đỡ người vợ và các con của ông Quân đang sống tại California. Gia đình ông chưa được dịp nói chuyện hay trao đổi trực tiếp với ông từ khi bị giam giữ.

Bà Malone là Giáo Sư Luật Marshall-Wythe Foundation tại trường William & Mary Law School. Bà là thành viên Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội Quốc Tế về Cải Cách Luật Hình Sự và đã xuất bản nhiều tài liệu nghiên cứu, sách về luật quốc tế, nhân quyền, và luật về môi trường. Bà đã là đồng luật sư cố vấn cho Bosnia-Herzegovina trong vụ án diệt chủng xử Serbia và Montenegro trước Tòa Án Quốc Tế, là đồng luật sư cố vấn cho Paraguay trong việc kháng án tử hình trong vụ Paraguay v. Virginia, là luật sư cố vấn cho amicus tại Tòa Án Tối Cao trong các vụ Padilla v. Rumsfeld và Hamdan v. Rumsfeld.

Việt Thi chuyển ngữ

Nguồn: http://www.wm.edu/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.