Giới blogger Việt Nam kiên quyết thực hiện quyền tự do thông tin

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ Tiên Lãng đến Văn Giang, và hiện nay là Nam Định, các vụ chính quyền Việt Nam dùng nhân viên công lực để trục xuất cư dân ra khỏi những vùng đất bị trưng thu càng lúc càng thu hút mối quan tâm của công luận. Trong một bản tin hôm nay, 09/05/2012, hãng thông tấn Pháp AFP đã ghi nhận vai trò càng lúc càng quan trọng của giới blogger Việt Nam trong việc đưa tin, bất chấp các biện pháp đe dọa và trấn áp của chính quyền.

Theo AFP, trên một đất nước mà báo chí truyền thống bị Nhà nước kiểm soát, internet đã mang lại cho giới blogger một phương tiện thông tin hữu hiệu, và họ ngày càng mạnh dạn và sáng tạo hơn trong công việc của mình.

Vụ cưỡng chế đất đai ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/04/2012 đã được AFP nêu lên làm ví dụ điển hình cho thái độ mạnh dạn này: «Ngay khi công an xông vào giải tán đám đông phản đối vụ cưỡng chiếm đất đai tại Hưng Yên, các blogger đã có mặt tại chỗ, ẩn mình đằng sau các rặng cây gần đấy. Ho đã quay phim và chụp ảnh sự cố, các bằng chứng mà họ nhanh chóng công bố lên mạng. Đây là các tài liệu có chất lượng kỹ thuật kém cỏi, nhưng lại có giá trị chính trị tuyệt vời.»

Từ Hà Nội, phóng sự của blogger Nguyễn Xuân Diện về vụ hàng ngàn cảnh sát xông vào trục xuất người dân tại Hưng Yên – với đoạn video cho thấy cảnh sát chống bạo động hành hung hai phóng viên một đài truyền thanh nhà nước đến đấy để làm công việc nhà báo của họ – đã lan tỏa trên mạng như một đám cháy rừng, bù đắp vào sự im lặng của các phương tiện truyền thông chính thức.

Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc (Australian Defence Force Academy), «Hiện tượng các blogger đích thân đến những nơi có phong trào phản kháng để theo dõi và đưa tin là một yếu tố mới», nối tiếp theo sự kiện đã có từ lâu là nhiều nhà báo đã đưa lên mạng internet những bài viết mà họ không được công bố trên báo đài truyền thống.

Việt Nam ’sao y bản chánh’ cách đối phó của Trung Quốc

Thái độ mạnh dạn của giới blogger lẽ dĩ nhiên không được chế độ tán đồng, và rất nhiều biện pháp đã được áp dụng nhằm bóp nghẹt các tiếng nói không chính thống trên mạng Internet. Biện pháp đầu tiên là hù dọa các blogger.

Một phụ nữ trong số những người đã tiết lộ vụ cưỡng chế Văn Giang hôm 24/04 vừa qua xác nhận với hãng AFP: «Họ theo dõi tôi, họ lưu lại tất cả những gì tôi viết, họ giám sát tất cả các blogger bất đồng chính kiến. Tất cả những gì họ có thể làm được để sách nhiễu chúng tôi, họ đều làm».

Đối với người phụ nữ mà AFP đặt cho một cái tên giả là Nguyễn Thị Dung, thì chính quyền có một đội ngũ đông đảo những người chuyên «lướt net để làm báo cáo về tất cả những gì mà chính quyền không ưa». Việt Nam, theo chị Dung đã «sao y bản chánh những gì Trung Quốc đang làm

Theo AFP, Việt Nam, nước bị Tổ chức Phóng viên Không Biên giới mệnh danh là một “kẻ thù của Internet”, cũng đang soạn thảo một nghị định để kiểm soát các trang blog.

Theo một bản sao dự thảo văn kiện mà AFP có được, các blogger sẽ bị buộc phải đăng ký dưới tên thật và địa chỉ thật. Các website chứa các trang blog đó thì bị buộc phải khai báo bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào. Nghị định này cũng đòi các tập đoàn internet ngoại quốc, đi đầu là Facebook và Google, là phải hợp tác với chính quyền Việt Nam.

Tuy nhiên, theo AFP, một số quan sát viên không tin rằng chính quyền sẽ thành công trong chủ trương kiểm soát này. Một blogger khẳng định: «Bất kỳ cố gắng nào để áp đặt các hạn chế mới, sẽ chỉ dẫn đến những cách thức mới để phá vỡ các giới hạn đó. Mọi người sẽ tìm được những phương cách sáng tạo để truy cập vào các trang web bị cấm, tương tự như họ làm với Facebook». Facebook là một trong những trang mạng thường xuyên bị chặn ở Việt Nam.

Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, từng làm việc ở nhiều nước châu Á, đã cho rằng dự án đó hoàn toàn không khả thi. «Tệ hại nhất là khả năng nghị định tạo ra các tội trạng rõ ràng hơn để truy tố các blogger, còn khó có thể tác động đến Facebook hoặc Google, hoặc làm thay đổi được quan hệ giữa các blogger và chính quyền».

Riêng giáo sư Thayer thì cho rằng nghị định kiểm soát đó thể hiện một quyết tâm của chính quyền, không muốn bị chậm chân so với các thành phần mà họ muốn bịt miêng: «Họ sẽ xiết chặt gọng kềm trên giới bất đồng chính kiến ở trong nước, và hạn chế đáng kể hoạt động của tầng lớp này bằng cách buộc họ, cũng như là các nhà cung cấp dịch vụ internet, là phải chịu trách nhiệm về những gì được loan tải hay lưu trữ trên internet».

Theo AFP, chế độ Việt Nam từ trước đến nay không bao giờ chấp nhận là độc quyền về quyền lực của họ bị thách thức, và internet ngày càng làm cho họ lo ngại. Nỗi lo sợ đặc biệt gia tăng trong thời gian gần đây khi nhiều người tấn công vào các vấn đề như tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc hoặc các vấn đề đất đai, toàn là những vấn đề phiền phức cho chính quyền.

Nhìn chung, theo AFP, nghị định đang soạn thảo không dự báo điều gì tốt lành về ý định của chính quyền, về tương lai của các blogger. Bà Nguyễn Thị Dung thừa nhận: «Nếu được thông qua, nó sẽ cung cấp cho công an một khuôn khổ pháp lý để tiêu diệt quyền tự do ngôn luận».

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/201…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.