Hai chữ “bí mật” trên xứ Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiếm có nơi nào mà hai chữ “bí mật” được sử dụng tùy tiện như Việt Nam hiện nay. Đụng thứ gì cũng nghe bí mật!

Tàu ngư dân Việt bị tàu hải giám Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ, cướp bóc, thậm chí nổ súng giết người, bí mật!

Người Việt Nam lang thang, chui nhủi ở xứ người làm thuê, bữa no bữa đói, chị giới chủ ép đủ điều vì không được bảo vệ quyền lợi theo hợp tác quốc tế, bí mật!

Rừng Việt Nam bị chặt sạch cây cổ thụ, trở thành đất trống đồi trọc, bí mật!

Biển Việt Nam từng là vùng biển đẹp, hoang sơ và giàu tài nguyên một thuở, nay thành biển độc, bí mật!

Người lao động Việt Nam bị giới chủ nước ngoài đánh đập, ức hiếp ngay trên quê hương, bí mật!

Họp ủy ban thường vụ quốc hội, cho báo chí có mặt vài phút lấy lệ rồi đóng cửa bí mật!

Chuyện tham nhũng, điều tra, bóc mẽ chiếu lệ cho vui rồi lại bí mật!

Thủy thủ đoàn Việt Nam bị phiến quân Abu Sayyaf bắt cóc làm con tin đòi tiền chuộc, bí mật!

Đến khi có hai người bị phiến quân giết dã man, gia đình vật vã, đau khổ, kêu gọi nhà nước và công ty chủ quản mang xác con họ về, vẫn phải bí mật!

Dường như không có thứ gì là không bí mật trên đất nước này, từ cây kim, sợi chỉ cho đến con gà, con cá, con lợn, con bò, tất cả sẽ đi vào vòng bí mật nếu như một ngày đẹp trời nào đó, ông thôn, ông xã, ông huyện, ông tỉnh hay ông trung ương nổi hứng, xếp nó vào diện bí mật.

Càng buồn cười hơn là những thứ mà người dân dù có mắt nhắm mắt mở vẫn thấy nó sờ sờ ra đó, nhưng họ lại phải giữ bí mật về cái điều hết sức công khai, lộ liễu kia, họ bí mật mà không hiểu vì sao mình phải bí mật. Bởi bí mật đôi khi là chiếc bùa hộ mệnh, giúp người ta sống sót và ít bị quấy nhiễu.

Và đặc biệt hơn là hiếm có quốc gia nào có những qui định bí mật vớ vẩn như Việt Nam, ví dụ như chuyện liên quan đến nghĩa tử nghĩa tận, chuyện sinh mạng, chuyện cái chết tromng trại tạm giam, lẽ ra phải được bạch hóa, phải trả công bằng cho nạn nhân thì đảng, nhà nước lại cho vào bí mật, cấm đoán, ngăn cản bằng mọi cách để câu chuyện không được công khai.

Ngay cả cái nhà của Phạm Sĩ Quí, nó cũng được xếp vào vòng bí mật mặc dù nó chẳng có gì là bí mật, thậm chí nó cần phải được công khai, bạch hóa cho người dân biết được tài năng làm kinh tế, nuôi lợn, nuôi gà, đánh bạc của ông giỏi đến mức có thể xây được biệt phủ nghìn tỉ. Nhưng không, đó là bí mật, không tin thì đến nhà của ông Quí, đưa máy lên chụp ảnh thì biết ngay, một bà cắt cỏ cũng có thể cầm kéo đe dọa người chụp hình bởi bà không cho phép người ta chụp hình bãi cỏ, tượng đá hay cây cối. Bởi nó là bí mật.

Vậy những thứ gì không xếp vào vùng bí mật trong truyền thông? Đó là chuyện cô hoa hậu đi ăn vặt, bị cắn lưỡi chảy máu, câu chuyện được giật tít lớn ở một tờ báo lớn và thu hút một lượng lớn bạn đọc.

Đó là chuyện anh chàng ca sĩ hát nhép, hát chữa cháy đùng một cái thành ngôi sao ca nhạc và tuôn ra những lời phát biểu bổ bả chẳng ra làm sao cả nhưng được giật tít ngay điểm nhấn của trang đầu một tờ báo lớn như một sự kiện lớn, một triết gia lớn, một nghệ sĩ lớn đang nhả lời vàng ngọc.

Đó là một cô người mẫu chân dài rủa sả người đối diện vì người đó chê cô ta vú mướp và cô dạy cho người đó một bài học bằng lời rủa sả không thương tiếc. Câu chuyện được khai thác hết cỡ trên các mặt báo. Đó là mấy câu thơ đọc vừa sai nội dung, vừa sai tác giả của ông Thủ tướng đương nhiệm được lăng xê thành“câu thơ phản ánh ba giai đoạn lịch sử”, mà dù có cố vắt óc nghĩ cũng không ra ba giai đoạn này nằm ở đâu trong câu thơ. Hỏi nhà thơ Đỗ Trung Quân, tác giả chính thức bị tráo tên và đạo thơ về bà giai đoạn đó, không chừng ông tưởng mình đang nói chuyện với đứa khùng. Thử hỏi, những câu “Quê hương mỗi người chỉ một/ Duy chỉ một mẹ thôi” của ông Nguyễn Xuân Phúc đọc từ hai câu gốc là “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi” của nhà thơ Đỗ Trung Quân phản ánh ba giai đoạn lịch sử nào? Vậy mà các nhà báo Việt Nam thường trú tại Đức cố vặn vẹo, nhét vào mồm nó ba giai đoạn lịch sử.

Chung qui, những thứ được công khai tại Việt Nam là những thứ mà người nghèo ngửi không vô, kẻ có tiền, có quyền thì khạc nhổ xong rồi sờ mó lên nó.

Và mọi thứ thuộc về bài học lương tri, bài học làm người đều phải xếp vào góc tối, trong căn phòng bí mật, những thứ trơ trẽn, hớ hên được cổ xúy tối đa để thành đề tài nóng trong xã hội.

Một phiên tòa có ảnh hưởng đến tương lai dân tộc, ảnh hưởng đến chính trường Việt Nam như phiên tòa xử Mẹ Nấm bị bịt kín, bị xếp vào bí mật nhưng một phiên tòa xử về một bản hợp đồng tình dục giữa một tay trọc phú với một cô chân dài lại được báo chí trong nước quan tâm hết mức, số lượng bài đi trên các trang báo lên đến hàng trăm, thậm chí có thể hàng ngàn nếu xét thêm các status của các dư luận viên và những người rỗi hơi, hóng chuyện.

Tại sao lại có chuyện kỳ cục và thối nát như vậy?

Thực sự, điều này cho thấy rằng đảng Cộng sản mặc dù độc tài, mặc dù nắm hết toàn bộ mọi thứ từ quyền lực đến tài nguyên. Nhưng có một thứ họ không thể nắm được, và cho đến bây giờ thì họ không thể có được, nếu không muốn nói là họ sẽ vĩnh viễn không chạm tới được, đó là Lòng Dân.

Và trong một xã hội mà mọi chuyện dấy động lòng dân, gây bi thương và phẫn uất trong nhân dân lại có nguyên nhân, gốc gác từ sự lãnh đạo chểnh mãn, từ sự kém cỏi và thiếu lương tâm của nhà cầm quyền thì chắc chắn nó khó có cơ hội được công khai.

Ngược lại, một xã hội độc tài bao giờ cũng muốn dân chúng trở thành một bầy cừu biết vâng lời, răm rắp nghe theo sự chỉ dẫn của chủ và luôn sợ những con chó săn trong bụi rậm, chúng phải luôn câm mồm để gặm cỏ và chẳng bao giờ dám mở miệng vì sợ chó săn nghe tiếng. Có cách gì làm cho xã hội nhanh chóng bị ngu đần nhanh hơn là hằng ngày, hằng giờ cho người ta tiếp thu và hấp thụ những thứ vô bổ nhưng lại có khả năng kích động bản năng?

Như lời của một ông trưởng xóm ở miền Bắc từng nói với ông chủ tịch xã để xin kinh phí cúng xóm: “Xin cấp trên hãy cho tôi kinh phí để thuê giàn loa, giàn nhạc thật oách. Tiền mua rượu bia thì xóm đã chung mua đủ. Muốn xóm làng bình yên, đừng thằng nào quan tâm đến chính trị hay nêu nó ra thì tốt nhất là sau khi cúng, chó chúng ăn uống thật nhiều và ăn uống no say rồi thì cho chúng tranh nhau hát, chỉ có vậy mới yên!”.

Cái câu nghe tưởng chừng là ngu ngốc của ông trưởng xóm kia lại rất minh triết trong chiến lược ngu dân của nhà độc tài. Và có lẽ do vậy mà xứ Việt cứ đụng thứ gì cũng bí mật, trừ những thứ rác rưởi, hôi hám ngửi không vào thì được công khai!

Nguồn: VietTuSaiGon’s blog

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.