Hệ quả của vụ cách chức Giám Đốc FBI có thể ’lớn hơn vụ Watergate’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sonam Sheth
Lê Vĩnh phỏng dịch

Quyết định cách chức Giám đốc cơ quan Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI) James Comey của Tổng Thống Donald Trump hôm thứ ba 9 Tháng 5 vừa qua đã gây ra những cơn sóng thần trong chính trường và công chúng Mỹ.

Hầu như ngay sau khi tin tức về vụ này được đưa ra, người ta đã có sự so sánh giữa việc ông Comey bị cách chức và các sự kiện dẫn đến vụ Watergate.

Xin được nhắc sơ lại vụ tai tiếng Watergate. Vụ Watergate bắt đầu khi những nhân viên phụ trách vận động tranh cử của Đảng Cộng Hòa đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân Chủ trong tòa nhà văn phòng Watergate ở thủ đô Washington vào tháng 6 năm 1972. Tổng thống Mỹ Richard Nixon dính líu đến sự bê bối này, và ông ta đã ra sức bưng bít. Cuộc điều tra sau đó đã buộc ông Nixon phải từ chức.

JPEG - 35.5 kb
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Mark Wilson/Getty Images

Trở lại với vụ Giám đốc FBI, ông Comey bị cách chức. Thượng nghị sĩ Edward Markey của tiểu bang Massachusetts nói trong một bản tuyên bố rằng: “Việc Tổng thống Trump sa thải ông Comey đã đặt ra một tiền lệ đáng lo ngại, khi mà các cuộc điều tra về sự khả dĩ có những dính dáng hay thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donal Trump vẫn đang tiếp diễn, trong đó bao gồm cả điều tra của FBI.

Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, Tiểu Bang Connecticut cho rằng, từ sau vụ Watergate đến nay, chưa bao giờ hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ bị đe dọa và niềm tin vào sự độc lập cùng sự vững chắc của hệ thống này bị lung lay như bây giờ.

Tuy nhiên, các chuyên gia về pháp luật cho rằng, có một số cách lý giải nào đó có thể khiến cho việc cách chức ông Comey gây ra hậu quả lớn hơn vụ Watergate. Những cách lý giải đó đến từ sự xem xét các lý do đưa đến việc ông Trump loại bỏ ông Comey.

Ông Glenn Carle, một cựu viên chức CIA trong những điệp vụ bí mật và là chuyên gia về an ninh quốc gia cho rằng, vụ cách chức ông Comy rất có thể trở thành “thảm khốc”, nếu ông Trump cách chức ông Comey bởi vì tức giận FBI xăm xoi tìm kiếm những dính dáng của Nga trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Ông Glenn Carle nói với trang mạng Business Insider rằng, Vụ Watergate rất nghiêm trọng, nhưng nó dựa trên tội hình sự, còn việc ông Trump cách chức ông Comey khi mà cuộc điều tra còn đang tiếp diễn có thể sẽ ở “ranh giới của sự phản bội” và là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia, nếu sự xem xét căn cứ vào sự do thám của nước Nga đối với nước Mỹ.

Ông Richard Painter, luật sư cố vấn về những vấn đề đạo đức của Tổng thống George W. Bush cũng tỏ ra nghi ngờ về vụ cách chức ông Comey và cho rằng, hành động này của ông Trump là sự lạm dụng quyền lực của tổng thống.

Painter nói với Rolling Stone: “Chúng ta không thể tha thứ được điều này – vì tổng thống cách chức người đang điều tra ông ta và chiến dịch tranh cử của ông ấy thông đồng với Nga”.

Painter còn cho rằng, vụ này còn tệ hơn cả vụ Watergate. Vụ Watergate là một vụ chỉ mang tính chất thuần túy trong nội bộ nước Mỹ. Còn vụ này của ông Trump liên quan đến gián điệp Nga, và nước Mỹ phải tìm ra ai thông đồng (với Nga).

Sau đó, ông Painter nói với đài CNN rằng, nước Mỹ không phải lo lắng về tội phản quốc trong vụ Watergate.

Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, ông Rod Rosenstein và một số quan chức chính quyền Mỹ cho biết, quyết định cách chức ông Comey không liên quan gì đến những dò xét của Nga.

Họ nói ông Comey đã bị cách chức là ông ta sơ suất trong việc điều hành cuộc điều tra của FBI đối với việc bà Hillary Clinton sử dụng điện thư cá nhân khi giữ chức vụ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. Điều này đã khiến tổng thống mất tin tưởng đối với ông Comey.

Tuy nhiên, các nhà bình luận, cũng như một số thành viên thân cận của ông Trump nghi ngờ lý cớ đó, và nói rằng họ không vui bởi thời điểm sa thải ông Comey.

Hai vị cố vấn (của ông Trump) nói với báo Politico rằng, ông Trump giận dữ về cuộc điều tra và chán nản vì không thể kiểm soát được những tường thuật của truyền thông xung quanh cuộc điều tra này; ông tức tối hỏi tại sao những tin tức đó không biến đi? Một cố vấn cho biết, đôi khi ông Trump hét trước TV khi màn ảnh đang chiếu tin tức về cuộc điều tra.

Người dẫn phần tin tức của đài truyền hình Fox News, Charles Krauthammer nói rằng, không hợp lý chút nào khi bảo rằng ông Trump cách chức ông Comey vì cuộc điều tra bà Clinton dùng điện thư riêng.

Dựa trên thời điểm ông Comey bị cách chức, ông Robert Deitz, một cựu luật sư hàng đầu của CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia nói với Business Insider, rõ ràng là ông Trump rất bực bội về cuộc điều tra.

Theo ông Deitz thì, nếu khi sự việc cho thấy (sự can dự của) Nga lớn hơn hoặc bằng những gì mà người ta đang suy đoán, thì đây là một mối đe dọa đối với nền dân chủ. Ông thêm rằng, nếu có những bằng chứng về mối liên hệ của ông Trump với Nga, vụ cách chức ông Comey chắc chắn sẽ lớn hơn vụ Watergate.

Nhưng, nếu sự giận dữ của ông Trump đối với cuộc điều tra về những do thám của Nga là động lực để ông cách chức ông Comey, thì ông Trump có thể sẽ thất vọng.

Hôm Thứ Tư một quan chức của FBI nói với tờ New York Times rằng, bất kể ông Comey có còn đứng đầu cơ quan FBI hay không, các cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Không những thế, việc ông Comey bị cách chức có thể sẽ khiến cuộc điều tra được tiến hành mạnh mẽ hơn.

Ông Deitz cho biết, hiện đang có rất nhiều người làm việc trong vấn đề này. Sự sa thải ông Comey sẽ không có tác dụng gì ngoài sự kích thích gia tăng điều tra. Nó cũng làm tăng tốc những rò rỉ tin tức “nhạy cảm” cho giới truyền thông.

Không lâu sau khi tin tức về việc cách chức ông Comey được tiết lộ, hệ thống truyền hình CNN cho biết, một bồi thẩm đoàn đã phát hành trát đòi ông Michael Flynn ra hầu toà. Michael Flynn là cựu cố vấn an ninh quốc gia, người tham gia vào những dính dáng giữa ông Trump và Nga. Hôm Thứ Tư báo New York Times cho biết, vài ngày trước khi bị cách chức, ông Comey đã yêu cầu Bộ Tư pháp cung cấp thêm nhân lực và tiền bạc cho cuộc điều tra.

Nguồn: Business Insider

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.