Hoa Kỳ quan ngại việc Việt Nam bắt giữ một luật sư

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

15 tháng Sáu, 2009

Radio Chân Trời Mới chuyển dịch

Một nhà hoạt động tại Úc cho biết một luật sư nổi tiếng tại Việt Nam đã bị bắt giữ vì phản đối dự án khai thác Bô-xít của các nhóm quyền lợi Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc bắt giữ này và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho vị luật sư.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, một bác sĩ chuyên khoa tim tại Sydney, cho biết, luật sư Lê Công Định, 41 tuổi, cũng đã từng tham gia tích cực vào việc giúp đỡ cho một số trường hợp bị bắt khác, và ông cũng được biết đến qua những hoài bão canh tân một đất nước Việt Nam hiện còn do đảng Cộng Sản cai trị.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong là một lãnh đạo của đảng Việt Tân – một đảng chính trị có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới cổ xuý canh tân Việt Nam, cho biết vụ bắt giữ này căn cứ theo một điều luật cấm “phát tán tuyên truyền chống chế độ”.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong còn cho Chương trình Kết nối Á châu (Connect Asia) của đài Radio Australia biết rằng “Tuy vậy, chúng tôi tin rằng luật sư Lê Công Định bị bắt đơn thuần vì ông đã bày tỏ quan điểm của mình mà thôi”.

Liên quan tới Thủ tướng

“Luật sư Lê Công Định đã viết rất nhiều bài luận và đưa ra khuyến nghị về nhiều vấn đề đối với các chính sách của chính quyền… như gần đây về việc triển khai mỏ khai thác quặng Bô-xít nhôm tại Miền Trung Việt Nam, có liên quan tới Thủ tướng Việt Nam.”

“Dự án này đã gây ra rất nhiều phản đối trong nước.”

“Trước đó, ông đã tham gia bào chữa trong một số phiên tòa như phiên tòa nổi tiếng cách đây hai năm để bảo vệ một số nhà hoạt động nhân quyền.”

“Do đó, về cơ bản, chúng tôi tin rằng, việc ông bị bắt và giam giữ đơn thuần là do những việc mà ông làm mà thôi, không hơn không kém.” Thông tin cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã quyết tâm triển khai thực hiện dự án quặng nhôm tại vùng cao nguyên Miền Trung này mặc dầu dư luận phản đối trong xã hội.

Lá thư của “người hùng chiến tranh”

Vị tướng nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, 97 tuổi, gần đây đã viết một lá thư gửi cho ông Dũng kêu gọi ngừng dự án khai thác Bô-xít nói trên cho tới khi các chuyên gia quốc tế nghiên cứu đánh giá đầy đủ các tác hại môi trường.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong cho biết, từ khi tướng Giáp lên tiếng, “đã có rất nhiều bàn luận và lo ngại trong nước, phần lớn là từ các nhóm các nhà khoa học và môi sinh”.

“Nhưng do liên quan tới nhiều giới chức, cụ thể là Thủ tướng (Dũng), việc này đã gây ra nhiều sự lo sợ và để ý từ phía chính phủ đối với sự bất mãn trong xã hội”.

Bác sĩ Phong còn cho biết hiện không được biết về nơi luật sư Lê Công Định bị giam giữ, hay tình trạng như thế nào kể từ hôm bị bắt thứ Bảy tuần trước.

“Cấu kết”

Giới truyền thông quốc doanh tại Việt Nam đưa tin rằng luật sư Định bị bắt vì đã “cấu kết” với các “thế lực nước ngoài”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra lời phát biểu tại Washington rằng không ai có thể bị bắt chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình, và không luật sư nào có thể bị bắt chỉ vì những thân chủ mà vị luật sư đó đã chọn bảo vệ.

Giới chức an ninh Việt Nam cho rằng ông Định là một thành viên chủ chốt của một tổ chức đối lập đang tìm cách lật đổ chế độ bằng cách tạo ra hai đảng đối lập.

http://australianetworknews.com/stories/200906/2599544.htm?desktop


Luật sư nổi tiếng bị bỏ tù ở Việt Nam

Luật sư nổi tiếng Lê Công Định đã vừa trải qua đêm thứ ba trong nhà tù ở Việt Nam.

Người luật sư 42 tuổi ở TP HCM được nhiều người biết đến vì đã bào chửa cho nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tội của ông, theo cảnh sát, là đã viết một hiến pháp mới cho Việt Nam. Cảnh sát nói họ sẽ buộc tội ông dưới đạo luật về tội phạm ở Việt Nam cho việc phân phát truyền đơn chống chánh phủ.

Người giới thiệu : Sen Lam
Phát ngôn viên : Nguyễn Đỗ Thanh Phong, một lảnh đạo Đảng Việt Tân ở Úc châu.

JPEG - 3.1 kb

PHONG: Vâng, luật sư Lê Công Định rất nổi tiếng và là một luật sư trẽ rất được kính nễ ở Việt Nam. Ông đã can thiệp mạnh mẻ trong trong một số trường hợp được sắp hạng từ các “ca” dân sự căn bản cũng như rất nổi tiếng trong giới sinh viên và học giả, cũng như vì kiến thức rộng của ông và sự ước muốn đất nước được phát triển nói chung. Vì vậy ông rất nổi tiếng ở trong nước lẫn ngoại quốc.

LAM: Như vậy thì có ai biết Công Định bị giam ở đâu và thật sự ông như thế nào từ lúc bị bắt?

PHONG: Chúng tôi không biết, ông ấy bị bắt vào ngày thứ Bảy 13 tháng Sáu và như ông nói lúc nảy ông ấy bị bắt dưới điều 88 của đạo luật hình sự Việt nam, mà căn bản là nó ngăn cấm sự tuyên truyền chống lại chánh phủ. Nhưng căn bản là những gì chúng tôi tin là Lê Công Định bị bắt chỉ vì chính kiến của ông, ông đã viết rất nhiều bài báo phê bình và đề nghị các chính sách của chánh phủ từ các vấn đề giản dị như vấn đề tranh cải về bô-xít ở Trung nguyên Việt Nam mà liên hệ đến vị Thủ Tướng, và nó đã gây ra rất nhiều bất bình trong nước. Và như ông đã lưu ý hồi nảy ông ấy đã và đang làm công việc bào chửa chẳng hạn như cho các trường hợp nổi tiếng cách đây hai năm liên quan đến các nhà đấu tranh cho nhân quyền. Vì vậy chúng tôi tin rằng ông ấy bị bắt và bỏ tù chì vì công việc làm của ông.

LAM: Vâng, ông có nói các lượng dự trữ bô-xít, các mỏ bô-xít, quyết định của Việt Nam cho phép Trung cộng khai thác trữ lượng bô-xít này ở vùng Trung nguyên dường như trở thành một tụ điểm cho những người phản đối chánh phủ. Ông nghĩ tại sao các quặng bô-xít này đã đánh trúng vào tâm lý này, và trọn vấn đề đã tạo sự đồng cảm? PHONG: Vâng, về vụ quặng bô-xít, hiển nhiên dự án này đã được thỏa thuận bí mật giữa đương kiêm Thủ Tướng và Trung cộng và những công ty quặng mỏ khác trong nhiều năm nay. Nhưng nó trở thành công luận gần đây khi cựu tướng Võ Nguyên Giáp thật sự nêu vấn đề này lên, và từ lúc đó trong vài tháng qua nó đã gây ra rất nhiều bình phẫm và quan tâm trong nước, phần chính là trong giới khoa học gia và những nhóm chuyên gia về môi sinh bỡi vì các quặng bô-xít ở khu vực Trung nguyên đã gây tác hại đến môi trường, đặc biệt là đến cộng đồng dân tộc thiểu số sồng trong khu vực này, và đó là sự quan tâm chánh yếu. Nhưng bỡi vì nó liên quan đến các viên chức trong chánh phủ, đăc biệt là vị Thủ Tướng và ai mà biết với những sự giàn xếp tài chánh này! Nó đã gây ra rất nhiều lo lắng và quan tâm từ phía chánh phủ bỡi vì sự bất bình của dân chúng về các vấn đề này. Nhưng phần chính là nó liên quan đến các hậu quả về môi trường sống mà chánh phủ đã không bao giờ nghĩ đến.

http://www.radioaustralia.net.au/connectasia/stories/200906/s2599345.htm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)