Hoàn tất phân giới cắm mốc biên giới Việt – Trung: Đâu là sự thật – Đâu là dối trá lừa bịp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 2 tháng 1 năm 2009, trả lời báo điện tử VietNamNet, Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoai giao CS Việt Nam khẳng định: “không thể có chuyện ’Việt Nam mất đất’, ’cắt đất’ cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin. Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Vũ Dũng đã “nêu thêm một số thông tin về kết quả phân giới cắm mốc những khu vực mà mọi người quan tâm nhiều nhất:”

Khu vực Thác Bản Giốc đã được Thứ trưởng CSVN Vũ Dũng giải thích:

“Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới. Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới sẽ được xác định theo nguyên tắc trung tuyến dòng chảy chính. Tại vòng họp này, ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính và sau đó dòng chảy chính trên sông Quây Sơn. Ta và Trung Quốc cũng nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc.”

Xin mời ông Vũ Dũng đọc kỹ đoạn tư liệu sau đây trích dẫn từ cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, do nhà xuất bản Sự Thật xuất bản cách đây 30 năm khi nổ ra cuộc chiên tranh biên giới Việt – Trung 17/2/1979 (xin nhấn mạnh nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản các văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam).

Về Thác Bản Giốc, ở trang 11 cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc viêt như sau:

“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và nhà cầm quyền Bắc Kinh đã công nhận sự thật đó”

Trước kia Thác Bản Giốc là hoàn toàn của Việt Nam, nhưng tại sao hiện nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại phải chịu đưa ra 1 đường biên giới chạy qua thác!?!?!?

Vậy lời giải thích của Vũ Dũng, Thứ trưởng CSVN, Bộ Ngoai giao và đoạn tư liệu ghi ở trang 11 cuôn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, đâu là sự thật – đâu là dối trá, lừa bip!?!?!?

JPEG - 25.5 kb

Khu vực Hữu nghị quan được Thứ trưởng CSVN Vũ Dũng giải thích:

“Về khu vực Hữu nghị quan: Theo các tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, do ra xuất bản Trấn Nam Quan hay còn gọi là Ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung Quốc, đường biên giới nằm phía nam Trấn Nam Quan. Theo “Đại Nam Nhất thống chí” , Trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Minh; sau đó, đời Nhà Thanh cho tu bổ lại vào năm 1726. Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu nghị là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894. Vừa qua ta và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. Như vậy có thể khẳng định đường biên giới tại cửa khẩu Hữu nghị vừa được phân giưới căm mốc là phù hợp với lịch sử và thực tiễn quản lý ở khu vực này.”

Về khu vực Hữu nghị quan ở trang 10 cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc viết như sau:

“Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m, trên đường quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử (theo Hiệp Định Pháp Thanh), rồi đặt cột km 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ VN trên 100m, coi đó là đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.”

Vê việc cột mốc số 0, nhà cầm quyền Việt Nam nhìn nhận từ năm 1955 là Trung Cộng đã lấn qua Việt Nam 100m, nay ô. Vũ Dũng lại nói rằng đường biên giới tại Ải Nam Quan đi qua cột mốc này – tức là cộng sản Việt Nam đã hợp thức hóa việc Trung Quôc lấn Ải Nam Quan qua biên giới Việt Nam 100m!?!?!?!

Nếu không “mất đất”, “cắt đất” thì là gì đây, Vũ Dũng và cộng sản Việt Nam!?!?!?

Lời giải thích của Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Vũ Dũng đúng là lời phát ngôn dối trá, lừa bịp người dân.

Lê Phương Nga (Tổng hợp)

Nguồn: web Đối Thoại (www.doi-thoai.com) & Mạng Ý Kiến (mangykien.net)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.