Hoành Sơn Nhất Cứ – Vạn Cự Dung Dăng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Tĩnh không chỉ có Thác Vũ Môn, Vườn Vũ Quang, Hồ Kẻ Gỗ, Suối Sơn Kim, Đèo Ngang, Hòn Bớc, Hòn Lám, cùng các bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Ðèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên…

Hà Tĩnh không chỉ được biết tới qua lụa Hạ, vải Hồ, di chỉ khảo cổ Rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên…

Hà Tĩnh nổi danh đương thời là nhờ có đồ đểu Formosa, và đồ đệ Võ Kim Cự.

Khác với các thứ đồ sắt, đồ đồng, đồ gốm, đồ mộc bên trên có đặc tính (không gì quý hơn) độc lập tự chủ, thì hai loại đổ đểu và đồ đệ vừa kể lại có mối liên quan vượt tầm hữu nghị để thành hữu cơ da thịt với nhau.

Nó mật thiết đến mức người ta có thể đúc rút thành kết luận chắc bắp: Không có Cự Hà Tĩnh thì chắc gì đã có Formosa Vũng Áng?

Hữu nghị máu thịt (nhân dân) đến thế là cùng. Nhưng, biết đâu, đó chỉ là cái nhìn chính diện (và có khi lẫn phần phiến diện?). Bởi, đâu chỉ có mỗi Cự nhúng tay (và nhiều thứ khác) vô hầm chàm chất thải Formosa.

Đã đành rằng Cự lanh lợi tột cùng. Nhờ đó mà chỉ trong 10 năm, Cự đã leo lên đỉnh thang quyền lực, kinh qua hàng loạt chức vụ trước khi thành Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc Hội, Thành viên Ủy ban Kinh tế QH, Chủ tịch Liên minh HTX VN…

Đã đành rằng Cự là con át chủ bài đưa Formosa về lập cứ địa trấn thủ ngang lưng đất nước, ngay trong thời đương chức BT Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Nhưng, vẫn còn đó biết bao kẻ rắp tâm trong đường dây của Cự?

Chứ không thì biến đi đâu những đồng sự trực tiếp ký hoặc được ký thay các giấy phép cho Formosa:

  • Nguyễn Minh Quang, nguyên UV TW, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng TN-MT;
  • Bùi Cách Tuyến, nguyên UV Ban Cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng bộ TN-MT, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường;
  • Nguyễn Thái Lai, nguyên UV Ban Cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng bộ TN-MT, là người ký giấy cho phép Formosa xả thải vào nguồn nước;
  • Mai Thanh Dung, nguyên Cục trưởng Cục Thẩm định, Đánh giá Tác động Môi trường;
  • Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát Hoạt động Bảo vệ Môi trường?
  • Và, ở chiều ngược, thì biến đi đâu những “trên” vô cùng kính yêu:

  • Hoàng Trung Hải, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ CHXHCNVN, đương kim BT Thành ủy Hà Nội;
  • Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng chính phủ CHXHCNVN, đương kim người tử tế;
  • Nguyễn Xuân Phúc, đương kim Thủ tướng chính phủ CHXHCNVN;
  • Nguyễn Phú Trọng, đương kim Tổng bí thư đảng CSVN?
  • Không ai rõ những đồng sự kể trên nhận được quà cáp bao nhiêu phần trăm cho từng khâu ký tên cho phép. Cũng không ai rõ cựu Thủ tướng Dũng được lại quả ngần nào để tham gia những lễ khánh thành các khu chế xuất vệ tinh của Formosa quanh vùng Vũng Áng…

    JPEG - 85.6 kb
    Ông Nguyễn Phú Trọng đến Hà Tĩnh hôm 22/4/2016 nhưng đã hoàn toàn im lặng về vụ cá chết hàng loạt.

    Người ta chỉ không thôi bàn tán về bức tượng vàng ròng mà TBT Trọng đã nhận từ Formosa để đánh đổi những nụ cười mỉm kèm cái gật đầu cho từng khâu xây dựng, thử máy và thải xả, kể cả cái gật đầu nhận lời đi tham quan và “kiểm tra tiến độ dự án” Formosa, vào ngày 22/4/2016, tức ngay sau khi vụ xả thải đã giết cá nổi trắng Biển Đông.

    Phải cỡ tượng vàng 50 ký mới đủ “trọng lượng” khiến cho TBT Trọng hoàn toàn tắt tiếng suốt 2 ngày kinh lý Hà Tĩnh, không hề có một lời thăm hỏi nào về thảm họa cá chết và ngư dân 4 tỉnh miền Trung điêu đứng cùng gia đình họ dở chết dở sống vì chất thải của Formosa đã đầu độc ngư trường VN?

    Phải cỡ tượng vàng 50 ký đúc hình “cha già cả đảng” mới đủ “tầm vóc” khiến cho TBT Trọng, vào ngày 18/7/2016, lên tiếng báo động hiện tượng “Cá chết gây khó khăn cho tiến trình bầu cử…”.

    Gì thì gì, đảng có thể nhấn chìm loại “xuồng” Vina các thứ quả đấm thép thành bùn. Nhưng, không ai chắc đảng có khả năng nhấn chìm được loại “xuồng” Formosa từng hạ độc Biển Đông và giết cá giết dân.

    Không, thảm họa diệt vong này không phải cứt trâu!

    Phản ứng mặt ngoài thơn thớt của đảng phản ảnh rõ mọi đối sách rối rắm bên trong.

    Bước đầu là ve vuốt nạn nhân, buộc Formosa hạ mình xin lỗi, rồi tuyên bố bồi thường biểu kiến, chiếu lệ, mà không qua một phiên tòa nào.

    Bước kế là lừa mị nạn nhân, bằng những trò biểu diễn ăn cá, tắm biển…

    Bước kế nữa là lừa mị cấp hai, bằng những tuyên bố kiểu như “Không đánh đổi phát triển kinh tế bằng thiệt hại môi trường”.

    Bước kế nữa là lừa mị cấp ba, bằng tuyên bố nêu đích danh: “Sẽ đóng cửa Formosa nếu tái diễn sự cố môi trường…”. Mà biển vẫn đỏ, vẫn vàng, vẫn tím…

    Bước kế nữa là lừa mị cấp bốn, bằng những khẳng định “tảo nở hoa”, “trứng ruốc”…

    Trong lúc đó, nhà nước điều công an cơ động vào Hà Tĩnh như thể giặc Tàu đã xua quân chặt ngang khúc giữa VN. Mọi cuộc biểu tình đòi hỏi bồi thường thỏa đáng của nạn nhân trực tiếp ở đây đều bị đàn áp dã man, đẫm máu, cả nóng lẫn nguội.

    Rõ ràng đảng và nhà nước không đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân là nạn nhân của thảm họa. Ngược lại, đảng và nhà nước tìm mọi lý cớ và đối sách để bảo vệ thủ phạm và tiếp tay với thủ phạm để giết thêm cá, giết thêm dân.

    Còn bên trong, khi nhận ra không thể né tránh dư luận quần chúng, đảng và nhà nước tự cho phép xử lý theo lệ đảng, không cần pháp luật quốc gia.

    Điều đó càng khiến nội bộ đảng rối tung: Ai là kẻ vô tội?

    Không ai!

    Bởi, theo UV BCT Hoàng Trung Hải, thì “Không một quy hoạch nào được phê duyệt mà không có ý kiến của địa phương”.

    Ngược lại, theo UV TW Võ Kim Cự thì “Văn bản còn nguyên đây, chưa bộ nào không đồng ý Formosa”.

    Tức là (bất kể trung ương hay địa phương, bất kể bên đảng hay bên chính phủ): Tất cả đều nhúng chàm! Tất cả đều là đồng phạm!

    Hoành Sơn nhất cứ – Vạn Cự dung dăng …ngay đây chứ đâu?

    Vấn đề là: Làm sao phân định ai tội nhiều/ai tội ít, một khi mọi phía đều nghĩ rằng mình nắm đằng cán, và trong tay có đầy chứng cứ để buộc các phía kia phải cẩn trọng, đừng để rơi vào cảnh động rừng cả lũ.

    Rõ là Hà Tĩnh không chỉ nổi tiếng về câu hò Ví Giặm hay di chỉ Rú Dầu với Rú Rơm. Nó còn nổi danh về điệu ru Ầu Ơ Ví Dầu và những thầm thì rú rí!

    Trong hoàn cảnh đó, liệu rằng có ý nghĩa gì những lời tuyên bố bóng gió xa gần kiểu như: “Kỷ luật một người để cứu muôn người”? Hoặc: “Phải gia tăng kỷ luật, kỷ cương…”?

    Bãi nhiệm các chức vụ râu ria của Cự à?

    Có phải đó chỉ là cách dúi thêm củi để nấu nhừ phe địch? Lại vừa được vàng vừa được tiếng đả nhũng diệt tham?

    Có phải đó là dị bản của chủ trương phò đồ đểu diệt đồ đệ?

    Hay đó là phương thức hữu hiệu nhất để làm bật tung nắp nồi áp suất?

    Đừng coi thường Cự đến mức đó chứ!

    Đừng dí Cự vào chân tường để phải đổ chàm ra ngập sân (và ngập mặt sếp lớn kia) chứ!

    Đã đành rằng “Không Cự thì làm cóc gì có Formosa”! Nhưng, “Không Trọng thì moi đâu ra Cự”? Nghĩ kỹ đi! Cự đâu phải tự thân là thứ mình đồng-da sắt-mặt than-óc bùn?

    Trong lúc đó thì vẫn văng vẳng tiếng loa hướng về phía dân: “Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ chế độ…”. Cũng vậy, điều này là một khẳng định rằng nhà nước không ngại xử lý nhân dân bằng bạo lực. Ngược lại, nó cũng tự nguyện bày tỏ toàn bộ sự lo ngại đối với sức bật của nhân dân.

    Phải thôi! Bởi, thời @ này đã khác. Nhân dân đã tự trui rèn phương pháp đấu tranh bất bạo động đầy sáng tạo, với nhiều kinh nghiệm hiện trường, và cũng không ngại phương thức ôn hòa tự vệ trong kỷ luật đám đông.

    Lộc Hà chỉ là một ví dụ gần nhất! Nhớ lấy!

    Đảng xử Trọng hay Dân xử đảng? Chọn đi!

    Blogger Đinh Tấn Lực

    06/4/2017 – Nhân ngày Giỗ Cá Biển Đông đầu tiên. Cũng nhân ngày Nhớ Ơn Quốc Tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch năm nay.

    Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

    Share on facebook
    Share on google
    Share on twitter
    Share on whatsapp
    Share on email
    Share on print

    BÀI MỚI

    Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

    Nội dung:

    – Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
    – Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
    – Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
    – Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

    Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

    Đời cha bán gạo, đời con khát nước

    Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

    Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

    Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

    Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

    Thử đi tìm đường cứu… nước

    Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

    Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

    Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

    Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

    Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.