Học thuyết mới của Trung Cộng tại vùng Biển Nam Trung Hoa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lời Mở Đầu

Tại vùng biển Nam Trung Hoa, với một diện tích 3’500’ 000 cây số vuông, một vùng của tranh chấp, sáu thành phần : Trung Cộng, CSVN, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, Nam Dương, với sáu cây viết chì, có màu khác nhau, vẽ vùng kinh tế độc quyền của mình và đặt nặng ba vấn đề chính : Tự do hàng hải, an ninh tiếp tế và tài nguyên của lãnh hải có độc quyền kinh tế.

Trung Cộng yêu sách một vùng rộng lớn, từ xưa vốn đã thuộc gia tài lãnh hải của Việt Nam do tổ tiên để lại. Để phục vụ tham vọng ấy, Trung Cộng áp dụng một học thuyết mới tại vùng biển Nam Trung Hoa nầy. Một chiến tranh lạnh, nặng mùi xâm lăng quân sự và quốc gia cực đoan, đang thấp thoáng.

Những Nét Căn Bản Của Học Thuyết Đế Quốc Hán

Như bao học thuyết của một đế quốc xâm lăng khác, học thuyết mới của nhà Hán tất phải chứa các điểm liên quan tới các lãnh vực: triết lý, mục tiêu cũng như chiến lược với vô vàn chiến thuật.

Các điểm vừa kể lần luợt cần được đem đem ra ánh sáng, hầu tạo ý chí chống xâm lăng cũng như chỉ mặt CSVN bán nước, phản bội lại tổ quốc VN, hầu tìm giải pháp bảo vệ gia tài ấy. Thực tế yêu nước là yêu gia tài ấy. Gia tài của đất nước và của mỗi người dân Việt.

Khía Cạnh Triết Lý Của Học Thuyết

Trung Cộng dựa theo giới luật của nghệ thuật chiến tranh do Tôn Tử (Sun Zi) soạn thảo. Chúng chỉ đánh khi thấy có thể thắng. Chúng không muốn trả qúa cao cái giá cho bất cứ việc vì và thay thế cái gía qúa cao ấy bằng cách đầu độc đối thủ: Đầu độc bằng ru ngủ địch thủ để bóp cổ hơn là thách thức địch thủ.

Hơn nữa các bài học xa xưa của Tôn Tử đã ăn sâu và luôn có ảnh hưởng trên cách hành động của người Trung Hoa nói chung:” Nếu cần, phải hành động tiếp tuyến với biên giới chiến tranh, nhưng không đi vào chiến tranh”. Một kiểu bài tố.

Đặc biệt đối với Trung Cộng, các ảnh hưởng trên người dân và các tài nguyên và trên vốn liếng cho việc đầu tư, để có phương tiện dùng vào đụng độ, có lẽ sẽ rất khủng khiếp.

Những rủi ro nổ vào (implosion) có lẽ sẻ xảy ra cùng lúc với tăng cuờng khả năng quân sự ( xem ván bài quân sự của Hitler và của khối Đệ III Quốc Tế CS), từ đó xảy ra một cân bằng giữa mục tiêu ổn định nội bộ và các khả năng hoạt động bên ngoài mà chính Trung Cộng phải thấy.

Hơn nữa từ nay tới năm 2025, hải quân Trung Cộng có thể sẽ trở thành một cường quốc chế ngự tại Thái Bình dương với điều kiện là người Mỹ chịu rời khỏi địa bàn và Nhật Bản chịu đầu hàng Trung Cộng.

Triết lý ấy bắt nguồn từ đời nhà Minh. Hơn nữa, theo bài giảng của Lão Tử (Lao-Tseu) mà Mao đã lấy lại: “Luôn phải cười với địch thủ nguy hiểm nhất (Mỹ tại eo biển Đài Loan hay Nga năm 1969 tại sông Oussouri) và dành cả quai hàm hay toàn bộ răng nanh cho địch thủ bé nhỏ nhất ( trường hợpTây Tạng lẻ loi)”.

Triết lý của mềm nắn, rắn buông mà chính Mao đã sống và kể lại kinh nghiệm: “Khi tôi còn bé, ba tôi hay đánh tôi. Nhưng khi tôi bắt đầu kháng cự, từ lúc ấy ba tôi không còn đánh tôi nữa”.

JPEG - 55.1 kb

Mục Tiêu Của Học Thuyết

Trung Cộng luôn đeo đuổi các mục tiêu: Chuyển phòng thủ duyên hải qua phòng thủ chủ động tại Thái Bình dương bằng cách xâm lấn lãnh địa, lãnh hải của các quốc gia lân cận, chế ngự hay ảnh hưởng chính trị và quân sự trong vùng, tìm cách làm chủ các nguồn hải sản hay tài nguyên dầu và khí đốt của vùng nầy cũng như bảo đảm an ninh cho việc chuyển vận, từ vùng nầy hay từ Trung Đông, năng luợng cũng như các tài nguyên về Trung Cộng, và tạo thế cho Trung Cộng trờ thành một cuờng quốc hải quân của vùng Đông Nam Á không thua kém Mỹ tại vùng nầy.

Cùng lúc Trung Cộng thách đố các cường quốc khác tại các địa bàn gần hay xa. Trung Cộng không dấu diếm ước muốn có một quân đội, đặc biệt hải quân, được trang bị tin học, có khả năng chiến thắng các cuộc chiến của thế kỷ XXI cũng như bao vây và bóp nghẹt Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan trong vấn tiếp tế nhiên và nguyên liệu.

Bắc Kinh còn nhắm việc chống và ngăn chặn các lực luợng ủng hộ độc lập của Đài Loan, một cách gián tiếp ám chỉ Mỹ.

Ngoài ra Trung Cộng tiếp tế khí giới cho các độc tài hầu đổi lấy năng luợng (bị Mỹ chặt chân tại Iraq, khi vừa vón vén vào bắt tay Saddam Hussein) hay thương lượng với khủng bố Al Quaida để chúng để cho yên (vào dịp Thế Vận Hội Bắc Kinh vừa qua). Trong khi cả thế giới đang chống khủng bố.

Nét Chiến Lược Của Học Thuyết

Vào năm 2006, cuốn bạch thư thứ năm nói lên một chiến lược nhắm khai triển các vùng hoạt động phòng thủ của hải quân Trung Cộng cũng như xây dựng một hệ thống bảo vệ việc thuyên chuyển năng luợng từ Trung Đông về Trung Cộng và chấp nhận đụng độ bất cứ lúc nào với những hướng tiến sau đây:

1.- Đảm bảo anh ninh và kết hợp quốc gia cũng như bảo vệ các quyền lợi quốc gia, chống lại các lực lượng ly khai và kiềm chế các hoạt động của các lực luợng ấy, đề phòng và đấu tranh chống khủng bố, ly khai nội tại và chủ nghĩa cực đoan dưới mọi hình thức của nó.

2.-Thực hiện khai phong toàn diện, có chỉ đạo và bền lâu, phòng thủ quốc gia và quân lực.

3.- Tăng cường năng lực của quân lực bằng cách xem tin học như là một tiêu chí quan trọng để đánh giá.

4.- Áp dụng chiến lược quân sự phòng thủ chủ động (tấn công).

5.- Theo đuỗi chiến luợc hạt nhân tự vệ.

6.- Bảo toàn an ninh cho sự phát triển hòa bình của kinh tế.

Một chiến lược không mang tính cách chung sống hòa bình. Trái lại có đặc trưng đế quốc xâm lăng, phô trương sức mạnh giống đường hướng của Đức quốc xã Hitler vào những năm 30 hay Đệ III CS của thế kỷ XX.

Bạch thư của Trung Cộng, lấy từ học thuyết của đô đốc Li Huaqing được đem ra vào cuối thập niên 80, xác định một chiến lược bành truớng gồm ba giai đoạn:

JPEG - 60.2 kb

Giai đoạn nhất phải đạt được vào năm 2010, chận Đài Loan và Nhật tới lằn chỉ xanh (Green Line, lằn chỉ nằm phiá trái). Lằn chỉ xanh là lằn chỉ giới hạn bởi Nhật, Senkaku, bọc Đài Loan phiá Đông và nương theo ven biển Bornéo. Đặt vấn đề chiếm đóng vùng lưỡi bò của Việt Nam.

Giai đoạn hai là giai đoạn giữa các năm 2010 và 2020, cho phép Trung Cộng can thiệp bằng quân sự tới lằn chỉ xanh da trời (Blue Line). Lằn chỉ xanh da trời nầy là lằn chỉ đi từ các đảo Kouriles, qua các đảo Mariannes và nối la Papouasie Nouvelle-Guinée.

Gai đoạn ba kéo dài tới giữa thế XXI, trùng hợp với các manh tâm của Trung Cộng dành chiến thắng như một cường quốc hải quân Đông Á châu và như thế có thể can thiệp ra ngoài đường chỉ xanh da trời.

Từ đây tới đó, hải quân Trung Cộng phải giảm thiểu một cách đáng kể khoảng cách kỷ thuật giữa Mỹ quốc và Trung Cộng. Nghiã là Trung Cộng vào lúc ấy có thể hành quân vào giữa trung tâm Thái Bình dương để hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:

1.- Bào vệ toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia của Cộng Hòa Dân Chủ Trung Quốc và đối đầu với các đòi hỏi của Đài Loan và các đòi hỏi của Việt Nam, liên quan tới các đảo Hoàng Sa (Îles Paracel) và Truờng Sa (Spratley).

2.- Cung cấp yểm trợ quan trọng cho các hoạt động liên quân trong trường hợp eo biển Đài Loan bị phong tỏa.

3.- Đánh bại một tấn công từ biển vào, bằng cách yêu cầu các lực lượng hải quân TC hành quân ngay ngoài biển khơi, nới rộng tuyến đầu phòng thủ tới trên lằn chỉ xanh da trời và phản công chống bất cứ một kẻ tấn công ở xa bờ biển của Trung Cộng.

4.- Duy trì một lực luợng hành quân hạt nhân trả đụa, dựa vào bảo vệ các tàu ngầm phóng phi đạn loại SNLE (SNLE = Sous-marin nucléaire lanceur d’engins), bằng một lực luợng hiệu ứng chống tàu ngầm đối phương.

Phương Tiện Dùng Cho Học Thuyết

Thông thường để đạt các mục tiêu chiến lược đầy tham vọng có tầm cở quốc tế, Trung Cộng phải có phương tiện tương xứng. Nhất là những phương tiện có khả năng chiến lược.

Trong phòng thủ hay tấn công từ xa, nhất là từ biển cả. Phải có hỏa lực của không quân chiến lược và các hạm đội có hàng không mẫu hạm có máy bay chiến thuật tham chiến. Không kể hỏa lực của chiến hạm nỗi hay ngầm.

Một vấn nạn của khối CS trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Thiếu hẵn không quân chiến lược cũng như hàng không mẫu hạm. Trong vụ đụng độ giữa Nga và Mỹ tại Cuba, vì lý do Nga đặt các phi đạn hướng vào Mỹ vào năm 1962. Nga thất thế thấy rõ trước đe dạo của không quân chiến lược Mỹ cũng như các hàng không mẫu hạm nói chung và hải quân Mỹ nói riêng.

Vấn dề nầy nay lại tái diễn cho Trung Cộng. Thật thế, muốn có không quân chiến lược cũng như những hạm đội do hàng không mẫu hạm dẫn đầu, một dồi dào tiền bạc cũng như ý chí xem ra rất cần, nhưng chưa đủ.

Vì ngoài hai yếu tố vừa kể, một kỷ nghệ nặng chế biến máy bay cũng như tàu bè cần phải có với kinh nghiệm.

Các trường đào tạo các vị chỉ huy không quân chiến lược cũng như các hạm đội không phải một sớm một chiều mà có.

Ngoài ra phi cơ chiến lược cũng như các hạm đội cần nhiều căn cứ rải dài trên lộ trình di chuyễn và tại vùng chiến đấu.

Vì phải chiến đấu trên một địa bàn rãi rộng trên toàn cầu, cường quốc có lực luợng nầy cần phải có rất nhiều đồng minh yểm trợ hay cho đặt các căn cứ dùng nghỉ chân hay tiếp liệu.

Tất cả các yếu tố ấy, Trung Cộng không có. Nên Trung Cộng chỉ còn một chọn lựa duy nhất là phát triển một hải quân dựa trên các phi cơ chiến thuật, các phi đạn, tàu nỗi không có hàng không mẫu hạm, gồm chủ yếu các khu trục hạm, và tàu ngầm không nguyên tử và nguyên tử có khả năng phóng tên lửa JL-2 có tầm xa 8000 km. Hiện Trung Cộng có khoảng 800 chiến hạm đủ loại. Ngân qũy có thể tới gần 100 tỉ USD. Nhưng thông cáo nói ít hơn.

Tổ Chức

Về tổ chức, cho việc phòng thủ chủ động, hải quân Trung Cộng chia lực lượng hải quân thành hai nhóm, có một địa bàn giống hình con nờng nọc, phình ra phía trên và cái đuôi kéo dài tận Trung Đông:

Cái đuôi là nhóm bảo vể tuyến hàng hải từ Trung Đông về Trung Cộng và cái đầu là nhóm phòng thủ cũng như xâm lăng biển Thái Bình dương ngoài khơi Trung Cộng và phía Nam.

Các Hạm Đội Của Cái Đầu Con Nòng Nọc

JPEG - 35.6 kb

1.- Hạm đội của phiá Bắc với căn cứ chỉ huy được đặt tại Qingdao, đối diện với Nam Hàn.

Một hạm đội được trang bị phần lớn là tàu ngầm nguyên tử và khu trục hạm cũng như có nhiệm vụ như trắc nghiệm của loại vủ khí nầy.

2.- Hạm đội phía Đông của bờ biển Trung Cộng đặt căn cứ tại Ninngbo. Nhiệm vụ chíng là bảo vệ Thượng Hải và quan sát Đài Loan.

3.- Hạm đội phía Nam là hạm đội hùng hậu nhất. Hoạt động tại Nam Hải đi từ Đài Loan cho tới phía dưới xa xôi của Việt Nam. Căn cứ được đặt tại Zhanjiang. Phía trên đảo Hải Nam.

Cái Đuôi Của Con Nòng Nọc Hải Quân Trung Cộng

Để bảo vệ hàng hải chuyển vận năng luợng từ Trung Đông về, Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thủy quân xây dựng một mạng lưới các căn cứ hải quân rải từ Trung Đông về tới Trung Cộng. Tokyo sợ hệ thống ấy, một khi đã được kích động, nó có khả năng phong tỏa hàng hải giửa Trung Đông và Nhật Bản cũng như bóp nghẹt Nhật Bản.

Tại Chittagon ở Bangadesch, Trung Cộng đã được các dễ dàng cho các tàu chiến cũng như tàu chở hàng.

Bắc Kinh tăng cường hợp tác với Campuchia trong việc đào tạo hải hành đoàn.

Tại Birmanie, Trung Cộng đã xây dựng nhiều hải cảng và thiết lập một trạm kiểm thính, hầu kiểm soát hàng hải của eo biển Singapour, các hoạt động hải quân Ấn Độ cũng như căn cứ thí nghiệm phi đạn Chandipore.

Trung Cộng quan tâm tới eo đất Kra nối bắc nam Thái Lan và ngăn biển Andaman cũng như biển phía nam Trung Cộng là vùng luỡi bò. Đó là một xây dựng con kênh Panama Thái Bình dương tại eo đất ấy cho phép tàu bè Trung Cộng vuợt qua eo biển Malacca.

Tại Pakistan Trung Cộng có cơ sở của Gwadar, được khánh thành vào năm 2007, cách eo biển Ormuz chừng 400 km. Eo biển nầy có chiều dài 63 km và rộng 40 km, nằm giữa Iran và Oman.

Chổ qua lại của các con tàu chở 30% tổng số dầu của thế giới. Mỗi ngày có tới 17 triệu thùng dầu, do 2’400 con tàu hàng năm qua lại tại đây. Như vậy là chuỗi ngọc trai các căn cứ của Trung Cộng chỉ còn cách eo biển Ormuz 400 km nữa thôi. 400 km đi lại của thương thuyền quốc tế. Chiến Thuật Đụng Độ Của Hải Quân Trung Cộng

Các Sự Kiện Xảy Ra Trên Biển Nam Trung Hoa

Trên biển Nam Trung Cộng, từ năm 1974 tới nay đã xảy những sự kiện sau đây: Trận hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974. Hải quân Trung Cộng tại Trường Sa sát hại một chiến hạm của hải quân CSVN, dân đánh cá cũng như các lệnh cấm đánh cá. 2 tàu ngầm nguyên tử và 8 tàu nỗi của Trung Cộng bám sát chiến hạm USNS Impeccable của Mỹ. Hải quân Trung Cộng phá đám thao dượt hải quân của Nhật phía dưới Okinawa. Ghi Lại Triết Lý Quân Sự Của Trung Cộng

Nhìn mặt để dùng biện pháp, thấy thắng mới tấn công, đẩy hành động tới giáp tuyến của chiến tranh, nhưng không đi vào chiến tranh. Tàn nhẫn đối với kẻ chiến bại bị thương.

Lối Đánh Của Hải Quân Trung Cộng

Trong tất cả cuộc đối đầu với kẻ mạnh hay kẻ yếu vừa kể trên, Trung Cộng móc lại chiến thuật dùng các U-Boot của Đô Đốc Dönitz Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ II: Tổ chức các tàu nỗi hay tàu ngầm thành những đàn sói xám trên mặt nước hay dưới biển” để khủng bố hay sát hại.

Đối với Mỹ hay với Nhật, kẻ mạnh hơn hay ngang hàng với Trung Cộng, hải quân Trung Cộng chỉ khiêu khích hay quấy nhiễu.

Đối với kẻ yếu hay ôm chân như CSVN, hay dân đánh cá, hải quân Trung Cộng tung các đoàn sói ra cắn xé hay trở thành những Streetfighters đi vào sát hại. Đánh cá (Ngư dân Trung Cộng đánh cá) và du lịch (Trung Cộng tổ chức du lịch tài Hoàng Sa) là tiếp tục gây hấn bằng phương tiện khác.

Gót Chân Achille Của Trung Cộng

Dầu cho Trung Cộng tạo được một phòng thủ hải quân vượt qua khỏi làn chỉ xanh và ra tận trung tâm Thái Bình dương, dầu cho Trung Cộng có một đàn sói xám tàu ngầm nguyên tử bám sát hải phận Hawaï đi nữa. Các phát triển kinh tế của Trung Cộng và số đông con người Trung Hoa được tập trung vào một dãy thành phố, nằm ven biển như thành phố Thượng Hải và nhiều thành phố khác.

Tại các thành phố nầy, một dân số khoảng chừng 300 triệu tới 400 triệu đang sinh sống và cung cấp khoảng 200 triệu nhân công , bảo đảm sản xuất kỷ nghệ.

Ngoài sự kiện ấy, sinh tử của Trung Cộng tùy thuộc vào hai tuyến di chuyển: Tuyến di chuyển năng luợng từ Trung Đông về Trung Cộng và tuyến di chuyển của các thương thuyền chở hàng từ ven biển Trung Cộng đi ra khắp trên thế giới.

Nếu hệ thống thành phố ấy bị tan tành do một loạt tên lửa cũng như hai tuyến kia bị tê liệt một thời gian sáu tháng. Thời Trung Cộng sẽ trở lại thời đồng đá. Trung Cộng cũng đã thấy gót chân Achille ấy. Tôn Tử có dặn: “ Khi một quân đội tung hết lực luợng đi đánh, hậu cần sẽ bị sơ hở, hãy tìm cách đốt trại hậu cần của chúng”.

Nét Chiến Lược Của Mỹ Đối Đầu Trung Cộng
Tại Thái Bình Dương

Trung Cộng Gửi Thông Điệp Cho Mỹ

Nhớ lại lời nói của của triều đình nhà Tống, bọn CS Trung Hoa nhắn với Mỹ: “ Không có chuyện các người khác tới ngáy gần dường của Trung Cộng”. “Nam Thái Bình dương là ngõ đi vào Trung Hoa và cũng là lối mòn sinh tử rẽ vào Bắc Kinh”.

Mỹ Có Những Dự Định Gì?

Cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ- Nam Hàn vừa qua tại biển khơi Hàn quốc và cách Bắc Kinh 500 cây số. Trung Cộng xem là nhắm vào mình. Cùng lúc Trung Cộng lại tập trận tại Nam Thái Bình dương và bắt đầu một chiến dịch thí nghiệm loại phi đạn Dongfeng 21-D diệt hàng không mẫu hạm với phóng các vệ tinh Yaogan dùng vào việc điều khiển các phi đạn ấy. Ngoại trưởng Clinton xác nhận tự do hàng hải và thương mãi trong vùng Thái Bình dương là vấn đề quyền lợi quốc gia của Mỹ. Ngoại trưởng lo lắng các xung đột chủ quyền có thể đe dọa các nguyên tắc vừa kể. Đồng thời yêu cầu Á châu ủng hộ các cố gắng của Mỹ.

Ngoại trưởng CS Trung Hoa bày tỏ lo lắng sâu xa về các hoạt động có thể gây căng thẳng cho vùng nầy.

Các quốc gia của vùng xem sự việc Trung Cộng đơn phương cấm đánh cá tại vùng lượi bò là Trung Cộng đang tiến tới việc làm bá chủ vùng tranh chấp ấy và đang nhiên đặt luật pháp của Trung Cộng lên cả vùng. Hiện Mỹ, trong lúc không có một đe dọa quân sự tiềm ẩn đối với ưu thế của Mỹ, liên tục tăng ngân qũy quốc phòng cũng như các cố gắng triển khai các vũ khí khác và 8000 tướng của quân lực Mỹ đang được lưu dụng, tuy đã tới tuổi hồi hưu.

Mỹ quyết định dàn tại Thái Bình dương sáu nhóm chiến thuật hàng không mẫu hạm và dồn cũng vào vùng nầy 60% của tổng số tàu ngầm hạt nhân của hải quân Mỹ.

Tất cả các sự kiện ấy muốn nói lên những gì? Nếu không phải là Trung Cộng đang muốn thay đổi thăng bằng về mình tại Nam Thái Bình dương? Nên việc ngăn giữ Trung Cộng là một ưu tiên! Ưu tiên rào trước sự tái xuất hiện một địch thủ đe dọa thuộc loại CS Nga như khi xưa!

Hơn nữa Trung Cộng, đã có ảnh hưởng tại Nam Thái Bình dương, tìm cách tới vùng dầu lửa của Trung Đông, vùng sinh tử năng luợng của Mỹ, để xen vào các cố gắng của Mỹ trong việc tạo bá chủ vùng nầy. Lời Kết

Trung Hoa từ muôn đời là một nước không bao giờ để các nước kế cận được bình an. Liên tiếp từ xâm lăng nầy tới xâm lăng khác. Bất hãnh phải sống kế cận xứ nầy.

Nay dựa vào con số trên trên một tỉ dân và các đầu vốn của tư bản cũng như phát triển mạnh kinh tế, Trung Cộng tái trò đế quốc xâm lăng. Nêu vấn đề an ninh và cần năng luợng, Trung Cộng đem hải quân xuôi Nam bằng cách thiết lập một tuyến hai chiều, chủ quyền hóa hay sào huyệt hóa lãnh hải rộng lớn của Việt Nam do ông cha để lại.

Tuyến nầy đi từ Trung Cộng sang tận Trung Đông để di chuyển năng luợng và từ Trung Cộng xuất phát các thương thuyền, chuyên chở hành hóa đi ra. Cùng lúc tạo thế một cường quốc tại Thái Bình dương.

Bị xâm lăng đã là một bất hãnh. Bị nội thù CSVN cấu kết với xâm lăng càng thêm bất hãnh cho Việt Nam. Trong lúc dân tộc nầy cần đoàn kết để chống kẻ thù chung.

Nay các chiến hạm của Trung Cộng, trong tư thế đàn sói xám, đang gây tang tóc trên lãnh hải của Việt Nam cũng như cướp mất khoáng sản và hải sản.

Phải chặt chân đàn sói nầy và đuổi chúng về tận Bắc Kinh. Nhưng trước khi đi vào sứ mệnh nầy, vấn đề gỉai thể CSVN phải là một ưu tiên.

Tuy Trung Cộng dồi dào phương tiện và đám thiêu thân. Nhưng một chiến thắng chống xâm lăng ấy có thể đạt được. Vì con khỗng long ấy có mấy cái gót Achille.

Trước khi một chiến lược nhắm vào cái gót Achille ấy ra đời để có chiến thắng. Vấn đề khó. Nhưng thực hiện được nếu CSVN biến đi.

Ngay từ bây giờ, phải đặt nặng vần đề ý thức: Ý thức hiểm họa Tàu phù xâm lăng và ung nhọt CSVN đang hủy hoại thân thể mẹ Việt Nam.

Nói tới Trung Cộng như một lực luợng bất chiến bại. Lực lượng ấychỉ bất chiến bại trong trường hợp dân Việt xem nó là bất chiến bại thôi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.