“Hơn 100 triệu tín đồ đạo Thiên Chúa bị hành hung, giết hại, bỏ tù vì niềm tin tôn giáo”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

11-01-2018

Tổ chức Open Doors, một tổ chức quốc tế bảo vệ Thiên Chúa giáo, ngày 10 tháng giêng đã công bố danh sách 50 quốc gia có tình trạng đàn áp tín đồ Kito giáo tồi tệ nhất trên thế giới trong năm qua, trong đó Việt Nam xếp thứ 18.

Hàng trăm triệu giáo dân là nạn nhân

Danh sách 50 quốc gia được đánh giá là nguy hiểm cho người theo đạo Thiên Chúa được chia thành 3 cấp độ: cực kỳ nguy hiểm, rất nguy hiểm và nguy hiểm. Trong đó Việt Nam được thuộc top đầu của nhóm rất nguy hiểm.

Bắc Hàn là quốc gia đứng đầu danh sách, trong nhóm cực kỳ nguy hiểm, tiếp đó là Afghanistan, Somalia, Sudan, Pakistan,…

JPEG - 91.3 kb
An ninh và côn đồ đến đập phá thánh giá tại Đan viện Thiên An. Tin Mừng Cho Người Nghèo.

Danh sách này thể hiện mức độ ngược đãi đạo Kito trong giai đoạn từ Tháng 11 năm 2016 cho đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2017.

Open Doors cho biết trên thế giới trung bình cứ 12 người theo đạo Thiên Chúa thì lại có 1 người bị ngược đãi vì niềm tin tôn giáo của họ. Ở Châu Phi, cứ 8 người theo đạo Kito lại có 1 người bị đàn áp và ở châu Á con số này còn cao hơn, cứ 4 người lại có 1 người là nạn nhân. Tổng cộng trong 50 quốc gia trong danh sách, có đến gần 215 triệu giáo dân Kito giáo bị ngược đãi, trong số này có đến hơn 1 phân nửa (113 triệu) đang sống ở châu Á.

Open Doors cũng cho biết hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 triệu người theo Kito giáo bị quấy rầy, hành hung, giết hại, bỏ tù vì niềm tin vào Chúa Giê-su.

Ông David Curry, Chủ tịch kiêm CEO của tổ chức Open Doors nói rằng năm 2017, tình trạng ngược đãi người theo đạo Thiên Chúa được chia thành 3 xu hướng khác nhau:

Xu hướng đầu tiên đó là các cơ quan chức năng có vẻ tiếp tục không quan tâm đến tình hình nhân quyền trên thế giới. Bắc Hàn là quốc gia đứng đầu danh sách về đàn áp Kito giáo. Hãy tưởng tượng một nhà lãnh đạo quốc gia tự coi ông ta như một vị Chúa nhưng lại hành động như một con vật. Người dân bị ép buộc phải tôn thờ bức tượng của ông Kim Jong-un và cúi lạy trước mặt ông ấy như một vị thần thánh. Ấy vậy mà ông ấy cử người đến canh gác tại các khu xóm hoặc cộng đồng, hay thuê người dân làm gián điệp hoặc trao phần thưởng cho những ai báo cáo người nào sở hữu sách kinh thánh hay có dấu hiệu theo đạo Thiên Chúa.

Xu hướng thứ hai đó là sự gia tăng đàn áp đối với phụ nữ theo đạo Thiên Chúa. Nhiều báo cáo cho thấy phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội ngày nay với các vấn nạn như quấy rối tình dục, hiếp dâm,…..Bình quân mỗi ngày có 6 phụ nữ Kito giáo bị hiếp dâm, hành hung hoặc cưỡng hôn. Hãy thử tưởng tượng những người này là mẹ của bạn, chị em hay con gái của bạn để hiểu cảm giác như thế nào.

Báo cáo của Open Doors cũng ghi nhận trong năm qua có 2.260 phụ nữ theo đạo Thiên Chúa bị cưỡng hiếp, quấy rối tình dục hoặc bị ép kết hôn với người Hồi giáo, và đây chỉ là những trường hợp đủ dũng cảm để báo cáo với cơ quan chức năng. Open Doors ước tính rằng con số này chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những phụ nữ Kito giáo bị ngược đãi tình dục.

Và xu hướng thứ ba, theo ông David Curry, đó là sự phát triển của các nhóm Hồi giáo cực đoan tấn công những người theo đạo Thiên Chúa. Ông nhấn mạnh là ở các quốc gia Trung Đông, ngày càng nhiều bộ phận theo đạo Hồi sử dụng bạo lực để thống trị những tôn giáo khác, và để đạt được những điều họ muốn.

Việt Nam gia tăng đàn áp Thiên Chúa giáo

Nói về tình trạng bức hại đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nói với RFA:

Tình trạng đàn áp đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã gia tăng và thực tế Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt CPC vì những vi phạm đối với những người dân chỉ muốn được đi theo niềm tin tôn giáo của mình.

Họ mới áp dụng luật tôn giáo mới từ đầu năm 2018 nhưng chúng tôi không nghĩ là luật này sẽ giúp cải thiện tình hình tự do tôn giáo cũng như tình trạng đàn áp đạo Kito ở Việt Nam. Thực sự chúng tôi cũng không hiểu một cách tường tận về luật tôn giáo mới này nhưng chúng tôi hi vọng rằng với luật tôn giáo mới này người dân có thể xây dựng hay sửa chữa nhà thờ mà không phải chịu quá nhiều sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên cho đến giờ chúng tôi chưa thấy một biến chuyển nào ngoại trừ những diễn biến tiêu cực.

Chúng tôi không thể hiểu được vì sao Chính phủ Việt Nam lại sợ tôn giáo đến vậy nhưng chúng tôi nghĩ chắc chắn liên quan đến việc xây dựng xã hội dân sự. Ở Việt Nam, bạn phải theo sự sắp xếp và chỉ đạo của Nhà nước mà không được phép làm bất cứ chuyện gì ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ.

Năm 2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa công bố danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo và trong số này không có Việt Nam. Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế sau đó cho rằng danh sách này chưa đầy đủ vì thiếu tên Việt Nam.

Việt Nam từng bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC từ tháng 9/2004 đến tháng 11/2006. Kể từ khi Việt Nam được xoá tên khỏi CPC từ 2006 đến nay, mỗi năm Ủy hội USCIRF đều đề nghị đưa Việt Nam trở lại CPC vì các vi phạm về tự do tôn giáo.

Buổi công bố danh sách của Open Doors cũng có sự tham gia của một người Việt theo đạo Kito hiện đang là nạn nhân bị chính quyền ngược đãi vì lý do tôn giáo. Người này (xin giấu tên vì lý do an ninh) trao đổi với đài RFA rằng hiện tại tình hình bức hại tôn giáo ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ở những vùng quê hẻo lánh hoặc các dân tộc thiểu số. Ông yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước những sự việc xảy ra đối với người Kito giáo:

Chính phủ Việt Nam luôn muốn khoe khoang với cả thế giới là ở Việt Nam có tự do tôn giáo nhưng họ chỉ chú trọng đến những thành phố lớn mà thôi. Trong khi đó những người dân tộc thiểu số vẫn phải đối mặt với sự ngược đãi.

Họ yêu cầu chúng tôi phải cung cấp danh sách giáo dân thì họ mới công nhận cho xây nhà thờ. Nhưng vấn đề là nếu chúng tôi khai ra danh sách những người theo đạo thì họ sẽ gặp rắc rối. Chẳng hạn như nếu làm công ty thì sẽ gặp vấn đề với cấp trên, còn nếu làm giáo viên thì bị hiệu trưởng gây rắc rối.

Chính phủ sẽ cho áp dụng luật tôn giáo mới trong tháng này và với luật mới này nếu giáo dân Kito giáo muốn làm bất cứ chuyện gì đều phải được sự cho phép hoặc công nhận của Chính phủ.

Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới được Việt Nam thông qua năm 2016 và dự tính được áp dụng từ đầu năm nay. Tuy nhiên, luật này vấp phải sự phản đối của nhiều tổ chức tôn giáo ở Việt Nam vì họ cho rằng theo luật mới này thì Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của các tôn giáo và các tôn giáo phải đăng ký với Nhà nước và chỉ khi được cho phép mới có thể hoạt động.

Hôm 22/12 năm 2017, Ông Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ đã gửi một bức thư gửi ông Daniel Kritenbrink, Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng hợp tác về an ninh Việt Mỹ không thể tiến triển nếu chính quyền Việt Nam lấy lý do an ninh quốc gia để đàn áp tôn giáo.

Vị dân cử Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại khi theo luật tôn giáo mới thì các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước, cũng như báo cáo những hoạt động tôn giáo của họ cho nhà nước. Ngoài ra đạo luật này còn nói rằng các hoạt động tôn giáo sẽ bị cấm nếu những hoạt động đó làm phương hại tới an ninh quốc gia. Ông Ed Royce cho rằng lời lẽ của đạo luật tôn giáo này rất mù mờ, và sẽ tạo điều kiện cho Chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo.

Trả lời phỏng vấn đài RFA, Chủ tịch Tổ chức Open Doors ông David Curry nhận định rằng Chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện để cộng đồng các tôn giáo được hoạt động một cách tự do và cần giảm thiểu sự can thiệp một cách thái quá đến các hoạt động của họ. Ông nhấn mạnh là Chính phủ chỉ nên can thiệp khi cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào có hành vi bạo lực hay vi phạm pháp luật:

Người dân tộc thiểu số theo Kito giáo ở Việt Nam luôn phải chịu áp lực và chúng tôi muốn chỉ ra điều đó trong báo cáo năm nay. Chúng tôi có nhìn thấy một vài sự tiến bộ trong cách đối xử với người Kito giáo nhưng những áp lực họ phải chịu đựng vẫn chưa chấm dứt. Chúng tôi muốn người Kito giáo ở Việt Nam có điều kiện được là những công dân tốt và được quyền có niềm tin tôn giáo của riêng mình và được quyền lựa chọn những điều mà họ tin tưởng. Nếu người dân không có quyền tự do để đọc một cuốn sách về tôn giáo, một cuốn kinh thánh hay bất cứ cuôn sách nào để thể hiện niềm tin tôn giáo của họ thì thử hỏi quyền tự do ở đâu? Và chúng tôi tin rằng đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người.

Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ những người Thiên Chúa giáo ở vùng sâu vùng xa Việt Nam để đảm bảo là mọi người dân ai cũng được hưởng công lý, nhà thờ của họ không bị tấn công và giáo dân được tự do thờ phụng.

Báo cáo của Open Doors chỉ ra rằng tình hình đàn áp đạo Kito ở Việt Nam năm 2017 tồi tệ hơn năm 2016, mà nguyên nhân chủ yếu là do các vụ hành hung người theo đạo và 3 vụ người Thiên Chúa giáo bị giết hại. Tổ chức này cũng nêu rõ là trong năm qua chính quyền tiếp tục đàn áp giáo dân đạo Kito thiểu số và người dân không nên kỳ vọng bất cứ sự tiến bộ nào từ luật tôn giáo mới.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.