Kể từ khi Miến Điện thay tim (Change of Heart)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc toà Bạch Ốc có ý định gặp cộng đồng Việt Nam để nói về hồ sơ nhân quyền được xem như là phản ứng mới nhất sau lời kêu gọi thả các nhà bất đồng chính kiến. Dùng trường hợp bị bắt của nhạc sĩ Việt Khang làm chủ đề hiệu triệu, nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN đã vận động được 50,000 ngàn chữ ký, con số vượt quá mức “phong trào” đủ để tạo dư luận chính trị.

Bất ngờ thay, đây là một sáng kiến chính trị độc đáo đánh trúng vào thời điểm Việt Nam đang tìm cách cứu vãn bộ mặt xấu xí về chính trị sau khi Miến Điện dứt khoát hướng tới dân chủ. Việt Nam nay trở thành nước đội sổ về hồ sơ nhân quyền ở Đông Nam Á. Nói tóm lại, Việt Nam thế vào chỗ Miến Điện để từ nay mọi chỉ trích xấu xa đều dí vào bộ mặt của các lãnh tụ Việt Nam.

Trong tinh thần tìm kiếm thế đứng mới cho Việt Nam, cách đây vài hôm, tại đại học George Washington, The Elliott School of International Affairs có một cuộc hội đàm về dân chủ nhân quyền giữa đảng Việt Tân với đài Á Châu Tự Do về chủ đề Miến Điện tới Việt Nam. Các diễn giả đều cho rằng sự thay đổi của Miến Điện là quá bất ngờ.

Tuy có nhiều yếu tố thúc đẩy từ dưới lên trên hay từ trên xuống thì chưa ai dám khẳng định nhưng dấu hiệu cho thấy rằng kể từ khi một nhân vật lãnh đạo thân Tàu bị loại bỏ, bỗng dưng toàn Miến Điện trào dâng niềm cảm hứng thoát khỏi xích xiềng China một cách không nuối tiếc.

Miến Điện đang ở thế cấm vận nay được chào đón khắp nơi với tình cảm hân hoan nồng ấm. Nói tóm lại, Tây Phương và Hoa Kỳ còn rất nhiều cà rốt để làm tặng phẩm cho Miến Điện trên bước đường dân chủ.

Việt Nam Môi Giới

Kịch tính thay, con đường Miến Điện đến với Tây Phương là do Việt Nam có phần môi giới. Việt Nam có thuyết phục Miến Điện rằng đại ý là “Xem kìa, Mỹ và Việt Nam là nước cựu thù mà bây giờ lại vui vẻ như thế, Miến Điện đừng ngần ngại nhé!”. Miến Điện tin tưởng làm theo nhưng không ngờ thân Tây Phương lại trở thành con đường tâm đắc, là lối thoát cho định mệnh dân tộc. Thế là, sau mấy chục năm cô lập, Miến Điện trở lại vị trí của quốc gia thuộc hàng danh giá, dân tộc có phẩm chất, lãnh tụ có lương tri. Nhiều người dự đoán sẽ không bao lâu sau, Miến Điện không những sẽ trở thành tiếng nói quan trọng của ASEAN về vấn đề dân chủ và nhân quyền mà còn trở thành giá trị mô hình quan trọng

Việt Nam mất mát hầu như toàn bộ diện mạo sau khi Miến Điện thay tim. Nhìn quanh Đông Nam Á, bây giờ thấy rõ Việt Nam là xấu xí nhất.

Miến Điện với một diện tích đất đai rộng gấp đôi Việt Nam, có nhiều tài nguyên khoáng sản, địa hình lý tưởng thông đạo ra Ấn Độ Dương đã án ngữ luôn con đường Trung Quốc thông ra biển. Ở vị trí này, Trung Quốc không thể không kiêng dè mà tìm cách thỏa hiệp với mọi diễn biến chính trị. Đới Bỉnh Quốc đã gặp bà Ang San Suu Kyi để lấy tín hiệu không còn thù hận gì với việc Trung Quốc gắn bó với các chế độ độc tài quân phiệt trước đây.

Ở một vị trí tương tự, Việt Nam cũng muốn làm cầu thân lắm nhưng mà không biết làm sao để diễn đạt vì tình hình chính trị trong nước. Nhân dân Việt Nam hiện đang sục sôi không kém gì dân Miến Điện các đây chưa đầy một năm. Nhân dân Việt Nam đang mong muốn tình hình sẽ thay đổi như Miến Điện.

Trung Quốc tranh thủ Miến Điện đổi mới vì có một số ưu tiên về kinh tế trước đây. Nhưng Trung Quốc lại có thủ đoạn kinh tế, nhấn nhá làm sao để Việt Nam không có phần nào trong miếng bánh mới chia. Việc thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sang Miến Điện thăm viếng vào hai tháng trước, tưởng là ký được vài cái hợp đồng, nhưng rút cục phải về tay không chính là một gáo nước lạnh.

Miến Điện lúc đầu còn tưởng là mô hình chính trị Việt Nam có giá trị hội nhập nào đó, định đem ra tham khảo. Không ngờ, Tây Phương và Mỹ đã khuyến cáo mô hình này không dùng được đâu. Thế là các bạn Miến sang ngay nước láng giềng Thái Lan học tập các tiêu chuẩn nhân quyền.

Câu chuyện của Miến Điện cứ đẹp như mơ, mở ra một chân trời mới – muốn giải thoát là giải thoát ngay không cần phải mưu mô lắt léo.

Mỹ không còn cà rốt cho Việt Nam

Cũng trong cuộc hội đàm đó Miến Điện tới Việt Nam, nhiều người nhận ra rằng Mỹ có quá nhiều cà rốt để cho Miến Điện nhưng không còn củ nào để cho Việt Nam cả. Thậm chí một củ cà rốt cho Miến Điện cũng chính là một cây gậy ám chỉ vào Việt Nam. Bản đồ chính trị Đông Nam Á nay đã chuyển dịch trung tâm. Việt Nam có tìm cách uốn dẻo cỡ nào cũng không ai còn tin tưởng gì nữa. Lừa bịp thế giới lâu quá rồi, còn ai tin được.

Người ta nghĩ tới Miến Điện với một cảm xúc chân thật, tràn trề tính khích lệ và nghĩ về giấc mộc đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc là một sách lược rẻ tiền. Chính ra chính sách đu dây đó mới là sự bán đứng độc lập tự chủ ở một trình độ cao nhất.

Người Việt Nam ở Mỹ kiến nghị tới tòa Bạch Ốc xét cho cùng là một cây gậy từ phía Mỹ. Tưởng là cứ bắt bớ người tuỳ tiện, đàn áp tôn giáo, bắt nguội không án trở thành con bài đổi chác quyền lợi như trước đây… Chiêu này đang dần dần bị mất hết công hiệu.

Người Việt Nam hội kiến ở tòa Bạch Ốc thì sẽ có bao nhiêu sự thật được phơi bày trước dư luận chính giới. Đặc biệt nhất trong lời kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ còn đưa ra biện pháp khống chế thương mại chẳng khác gì ngọn roi quất vào bao tử. Doanh nghiệp Việt Nam có khi phải khóc bằng tiếng Mán chứ không đùa đâu. Người Việt cũng có thể kiến nghị luôn với toà Bạch Ốc khống chế luôn về ngoại giao nghĩa là không cho những quan chức có bàn tay trấn áp đồng bào Việt Nam được quá cảnh sang các nước tự do. Cơ chế này từng áp dụng với các nhà độc tài Miến Điện trước đây. Việt Nam là nước đội sổ về vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á, do đó, quan chức cộng sản Việt Nam cần được hưởng quy chế này.

Trần Đông Đức
22-02-2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.