Khách du lịch Trung Quốc đang tàn phá Việt Nam

Lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng đồng thời mang theo nhiều hệ lụy. Ảnh bizlive.vn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo Người Lao Động hôm 7/3 dẫn lời ông Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, đang có tư tưởng ghét bỏ, sợ khách Trung Quốc. Bí thư Đà Nẵng khẳng định tư tưởng như vậy là điều không đúng. Ông còn cho rằng, không có khách nước nào dễ phục vụ như khách Trung Quốc. Vì vậy, không nên chê hay tẩy chay du khách Trung Quốc.

Phát biểu và sự kỳ vọng của ông Nghĩa đối với nhóm du khách Trung Quốc đang gặp phải nhiều chỉ trích trong dư luận. Không thể phủ nhận khách du lịch Trung Quốc đã và đang mang đến cho Đà Nẵng cùng nhiều địa phương khác những nguồn thu. Tuy nhiên, nhiều bài báo và đoạn video được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cũng cho thấy những mảng tối khác của vấn đề này.

Người Trung Quốc đến Đà Nẵng ngày càng đông, hình thành nên những “phố Trung Quốc” giữa lòng thành phố. Nhưng nhiều trong số đó nhập cảnh Việt Nam với thị thực du lịch rồi làm việc trái phép. Đó là chưa nói tình trạng người Trung Quốc núp bóng người Việt để mua đất, mở nhà hàng, khách sạn. Có nghĩa là họ trốn thuế khi kinh doanh ngay trên đất Việt Nam. Điển hình như mô hình Tour 0 đồng, họ tự làm từ A đến Z, chỉ cho doanh nghiệp Việt mấy đồng lẻ để núp bóng và được chống lưng. Còn bao nhiêu tiền lời của khách vào túi đầu nậu Trung Quốc. Điều đó không những vi phạm pháp luật Việt Nam, mà còn khiến người Việt mất công ăn việc làm. Nguy hiểm nhất là mọi tiếng xấu thì Việt Nam gánh chịu.

Người dân Đà Nẵng rất lo ngại là tình trạng người Trung Quốc làm du lịch “chui” còn kéo theo những phức tạp xã hội khác. Trong đó, nổi cộm là việc lợi dụng du lịch để xuyên tạc về kiến thức địa lý, lịch sử Việt Nam. Cụ thể, hướng dẫn viên Trung Quốc nhiều lần nói với khách du lịch rằng Đà Nẵng là đất đai của Trung Quốc từ xưa và biển Đà Nẵng trước đây có tên là China Beach. Bên cạnh đó, người Trung Quốc khi đến Việt Nam du lịch thường xuyên sử dụng các poster, ấn phẩm, bản đồ… có in “đường lưỡi bò”. Trên các ấn phẩm này, phần lãnh thổ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không dừng lại ở đó, du khách Trung Quốc còn coi thường văn hóa bản địa khi ăn mặc phản cảm vào chùa và ngang nhiên vi phạm pháp luật khi đốt tiền Việt trong quán bar, gây bức xúc trong dư luận.

Không kỳ thị hay phân biệt, nhưng tập tính du lịch bình dân Trung Quốc thì cả thế giới hôm nay không lạ. Khách Trung Quốc khả năng chi tiêu thấp, nhưng rất thiếu ý thức: hay trộm vặt và hành hung nhân viên, rửa chân trong bồn rửa mặt; đi vệ sinh không giật nước; khạc nhổ bừa bãi; không chịu xếp hàng. Tại tiệc buffet, các du khách này chen lấn lấy thức ăn rồi giành chỗ ngồi của nhau, cãi vã ầm ĩ, thức ăn thừa bày la liệt trên bàn. Khách Trung Quốc đi đến đâu đều rất ồn ào, chỉ cần vài người là nói vang cả vùng. Trong khi đó, khách châu Âu đi cả đoàn 50 người vẫn rất yên lặng.

Từ lâu, lượng khách đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ được đánh giá là thị trường khách cao cấp, có mức chi tiêu cao nhất, sử dụng dịch vụ cao cấp. Việc đón khách từ thị trường này không chỉ mang tính bền vững mà còn góp phần hình thành các cơ sở dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, từ khi du khách Trung Quốc ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam, với những thói xấu kể trên đã gây không ít phiền hà cho các du khách này, chính vì thế, các điểm có khách Trung Quốc đến đông thì khách châu Âu rất ngại đến. Hiện khách Trung Quốc và Nga đến Đà Nẵng, Nha Trang tiếp tục tăng, nhưng các thị trường truyền thống như Pháp, Mỹ, Nhật Bản đang giảm mạnh, có thị trường giảm trên 30%.

Một vấn đề nghiêm trọng khác đó là, Bắc Kinh không ngần ngại dùng du khách Trung Quốc làm công cụ gây sức ép trên các chính phủ dám làm phật ý họ. Hàn Quốc và Đài Loan đang là nạn nhân của chính sách này.

Lượng du khách Hoa Lục đến Đài Loan đã giảm mạnh với tỷ lệ 36% kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức. Trung Quốc luôn tố cáo nữ tổng thống Đài Loan là muốn giành độc lập cho hải đảo mà Bắc Kinh cho là lãnh thổ Trung Quốc. Hiện có rất nhiều lo ngại rằng ngành công nghiệp du lịch Đài Loan sẽ không sống được nếu tình hình tiếp tục như thế này.

Đài Loan không phải là nạn nhân duy nhất của chính sách dùng du khách làm vũ khí ngoại giao từ Trung Quốc. Ngành du lịch Hàn Quốc đã trở thành đối tượng bị Bắc Kinh tấn công từ khi Seoul đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD.

Nếu một ngày nào đó, xung đột biển Đông tái diễn, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên xấu đi. Không có gì đảm bảo rằng chính quyền Bắc Kinh không dùng khách du lịch như một thứ vũ khí chống lại Việt Nam như cách họ đang làm với Đài Loan và Hàn Quốc.

Từ những dữ kiện nói trên cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng ghét du khách Trung Quốc tồn tại trong lòng người dân Việt. Qua đó cũng thấy rằng, việc chỉ chờ vào thị phần khách Trung Quốc để phát triển ngành du lịch là một canh bạc rủi ro, thiếu bền vững.

Ngành du lịch Việt Nam nói chung và ông bí thư Trương Quang Nghĩa cần chấn chỉnh lại cách làm. Cần phải dự báo và quy hoạch chiến lược phát triển du lịch tập trung vào các thị trường khách cao cấp để khai thác, xúc tiến thị trường. Chứ không nên chạy theo phong trào du lịch bình dân kiểu Trung Quốc, ham lợi trước mắt mà quên lợi ích lâu dài.

Nếu không chịu thay đổi ngay từ bây giờ, thì nguy cơ ngành du lịch Việt Nam sẽ bị các ông chủ Trung Quốc thôn tính, bị Trung Quốc hóa không còn xa vời. Đến lúc đó, bức tranh ngành du lịch Việt Nam sẽ chỉ là những hình ảnh lộn xộn, bát nháo với đầy rẫy thói hư tật xấu của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, một khi đất nước tràn ngập người Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải đối mặt thêm với hành loạt rủi ro về bất ổn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.