Khắp nơi lên tiếng đòi tự do cho 4 đảng viên Việt Tân cùng các tù nhân chính trị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian qua, nhà cầm quyền CSVN ngày càng gia tăng đàn áp những người dân yêu nước lên tiếng đấu tranh ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Trong số những người bị bắt giam gần đây có 4 đảng viên của Đảng Việt Tân. Các anh chị em này đã bị gắt giữ hơn 3 tháng qua không xét xử, bao gồm giảng viên Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm.

Kể từ ngày giam giữ cho tới nay, nhà cầm quyền CSVN vẫn không đưa ra được bất kỳ bằng chứng xác đáng nào về tội trạng ghi trong các bản lệnh bắt giữ họ.

Trường hợp giảng viên Phạm Minh Hoàng mặc dù đã bị nhà cầm quyền chính thức truy tố theo điều 79 Luật Hình Sự – tức hoạt động lật đổ chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư của ông. Gia đình ông vẫn đang tiếp tục vận động công luận Việt Nam và quốc tế đấu tranh cho ông. Các cơ quan nhân quyền và báo chí truyền thông quốc tế cũng đã liên tục lên tiếng bênh vực bảo trợ và đòi trả tự do cho ông, xem ông như là một trong những blogger can đảm trên thế giới đang bị giam cầm.

Trường hợp Mục sư Dương Kim Khải, gia đình ông đã đưa đơn khiếu nại nhiều lần nhưng vẫn chưa được thăm tù hay ngay cả gởi quà vào tù. Trên giấy tờ thì ông bị giam tại trại B34, nhưng công an CSVN không cho biết trại tù đó ở đâu, bất kể các qui định sau thời gian tạm giam 3 tháng ghi trong luật lệ của chế độ.

Tình trạng của chị Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm cũng tương tự. Cho đến nay gia đình chỉ được gởi một vài vật dụng cá nhân chứ không được gặp mặt hoặc biết nơi giam giữ, tuy đã quá thời hạn tạm giam.

Trong khi đó, sau khi các vụ bắt giữ xảy ra, Đảng Việt Tân đã lên tiếng báo động công luận vào đầu tháng 9-2010. Vào đầu tháng 10-2010, Đảng Việt Tân đã phát động chiến dịch vận động tự do cho 4 đảng viên cùng những nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, trong thư “Kêu Gọi hưởng ứng chiến dịch Tự Do cho Tâm-Thúy-Khải-Hoàng” ngày 2-10, đã kêu gọi mọi người cùng ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm tố cáo sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với những tiếng nói lương tâm ở trong nước, cũng như kêu gọi vận động Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ủy Ban Nhân Quyền Khối ASEAN và chính quyền các nước tự do hãy áp lực CSVN phải tuân thủ những qui định của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lập tức trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

Cùng thời gian này, các cơ sở Việt Tân ở các nước có người Việt định cư đã nỗ lực vận động chính giới, xuống đường lấy chữ ký Thỉnh Nguyện Thư từ đồng bào và người dân bản xứ quan tâm đến tự do cho Việt Nam. Song song mạng lưới internet cũng được xử dụng để thu thập chữ ký vào thư thỉnh nguyện đòi tự do cho Tâm-Thủy-Khải-Hoàng và các tù nhân chính trị tại Việt nam.

Tại Âu châu, nhiều cuộc xuống đường vận động lấy chữ ký đã diễn ra tại thành phố Mönchengladbach và Hamburg (Đức quốc); Paris (Pháp quốc); Luân Đôn (Anh quốc); Bruxelles (Bỉ quốc); Hoà Lan; Thụy sĩ; v.v…

Tại Úc châu: các thành phố lớn như Sydney, Adelaide, Melbourne, Brisbane.

Tại Hoa kỳ và Canada: Orange County (Nam California), San Jose (Bắc California), Washington DC, Houston và Toronto (Canada).

JPEG - 228.7 kb

Chỉ trong vòng 6 tuần sau khi chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư Tự Do cho Tâm-Thúy-Khải-Hoàng được phát động, số lượng chữ ký thu được đã lên đến hơn 15000. Ngoài các chữ ký của các nhà dân chủ, các đại diện đoàn thể, còn có sự tham gia của nhiều đồng bào và bạn hữu quốc tế từ các nước xa xôi như Tibet, Argentina, Israel, South Africa, Angeria v.v…

Cuộc vận động cũng đã được sự hưởng ứng từ chính giới các nước tự do cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ngày 15-9-2010, tổ chức ACAT tại Pháp đã lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Kouchner can thiệp cho giảng viên Phạm Minh Hoàng

Ngày 22-9-2010, hai dân biểu Canada là Wayne Marston và Paul Dewar đã gửi thư cho thủ tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó nêu đích danh 4 đảng viên Việt Tân bị bắt giữ là Tâm – Thúy – Khải – Hoàng.

Ngày 23-9-2010, ở Hoa Kỳ, 10 dân biểu Hoa Kỳ cùng lên tiếng đòi Hà Nội thả 4 đảng viên Việt Tân bị bắt giữ. Lá thư phản đối gửi đến thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng mang chữ ký: DB Loretta Sanchez, DB Joseph Cao, DB Zoe Lofgren, DB Dan Burton, DB Gerald Connolly, DB Daniel Lungren, DB David Wu, DB John Culbertson, DB Judy Chu, DB James McGovern. Đồng thời lá thư cũng được chuyển cho bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton.

Cùng ngày, cơ quan Front Line có trụ sở tại Pháp, cũng phổ biến thư gửi đến Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết, phản đối việc bắt giữ vô cớ nhà tranh đấu cho nhân quyền Phạm Minh Hoàng.

Ngày 24-9-2010, Dân biểu Úc, ông Bernie Ripoll đã lên tiếng yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc can thiệp cho 4 đảng viên Đảng Việt Tân.

Ngày 28-9-2010, hai dân biều Pháp Christian Vanneste và Jacques Remiller đã gừi thư yêu cầu Hà Nội trả tự do cho 4 thành viên Đảng Việt Tân.

Ngày 29-9-2010, dân biểu Pháp, ông Daniel Boisserie, cũng đã gửi thư yêu cầu Ngoại Trưởng Kouchner can thiệp cho 4 thành viên Đảng Việt Tân. Trước đó, vào ngày 26-8, ngay sau khi được một số cư dân vùng Seine et Marne, Pháp Quốc, báo động về việc GS Phạm Minh Hoàng bị cơ quan an ninh CSVN bắt giữ khẩn cấp, một dân biểu khác ở Pháp, bà Chantal Brune, đã viết thư cho đại sứ Việt Nam tại Pháp, yêu cầu ông cho biết về tình trạng giam giữ ông Phạm Minh Hoàng.

Ngày 4-10-2010, nhân dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM lần thứ 8 tại Bruxelles, tổ chức CFTC [Confédération Française des Travailleurs Chrétiens – Tổng Công Đoàn Những Người Lao Động Thiên Chúa Giáo] cùng với Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Tự Do Nghiệp Đoàn tại Việt Nam đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng các quyền căn bản của công nhân và một cách tổng quát hơn, không tôn trọng nhân quyền tại quốc gia này. Các tổ chức này yêu cầu các tham dự viên Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM lần thứ 8 hãy can thiệp để 4 đảng viên Việt Tân Tâm – Thúy – Khải – Hoàng được thả ngay tức khắc củng với tất cả những tù nhân chính trị và những người trách nhiệm các nghiệp đoàn đang bị giam cầm.

Ngày 12-10-2010, Thượng nghị sĩ Úc Gary Humphries gửi thư cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đòi trả tự do cho 4 đảng viên Việt Tân cùng các nhà đấu tranh dân chủ trong tù, cũng như chấm dứt ngay những vụ bắt bớ đàn áp những tiếng nói dân chủ hiện nay.

Ngày 15-10, Dân biểu Úc Christopher Pyne lại viết thư gửi Nguyễn Tấn Dũng nhằm can thiệp cho các nhà dân chủ Việt Nam, đặc biệt là trường hợp giảng viên Phạm Minh Hoàng.

Ngày 19-10-2010, thêm hai dân biểu Úc, DB Chris Hayes – DB Chris Bowen, gửi thư cho bộ trưởng Bộ Ngoại Giao yêu cầu can thiệp cho 4 đảng viên Việt Tân đang bị giam giữ.

Ngày 23-10-2010, nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhóm họp vào ngày 28 tháng 10 tại Hà Nội, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng đòi Việt Nam “Phải trả tự do cho các blogger và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa”. Bản lên tiếng cũng đề cập đến trường hợp 4 đảng viên Việt Tân bị bắt giữ, và đòi hỏi nhà nước Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc về nhân quyền trong Hiến chương ASEAN.

Ngày 25-10-2010, trong bài phát biểu tại Quốc hội Úc, Dân Biểu Hayes tiếp tục nêu lên mối quan tâm về tình trạng nhân quyền ở VN. Ông nêu đích danh 4 đảng viên VT tranh đấu cho nhân quyền bị bắt giữ từ tháng 8-2010 như những thí dụ cụ thể và tiêu biểu.

Ngày 28-10-2010, 17 vị dân cử Thụy Sĩ đồng ký tên chung lên tiếng yêu cầu Ngoại Trưởng Thụy Sĩ can thiệp cho 4 đảng viên Việt Tân. Các vị dân cử này bao gồm: Läser Patricia, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Schneuwly Nathalie, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Barrillier Gabriel, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Conne Pierre, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Ducret Michel, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Hohl Frédéric, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Romain Jean, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Saudan Patrick, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Selleger Charles, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Jeannerat Jacques, Dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang Geneva – Malek-Asghar Patrick, Chủ tịch đảng Cấp Tiến Geneva (Parti Radical Genevois), Thị trưởng thành phố Versoix – Alder Murat, Phó chủ tịch đảng Cấp Tiến Geneva, Thành viên Ủy Ban tu bổ Hiến pháp Geneva – Büchi Thomas, Chủ tịch Ủy Ban tu bổ Hiến pháp Tiểu Bang Geneva – Kunz Pierre, Trưởng nhóm đảng Cấp Tiến tại Ủy Ban tu bổ Hiến pháp Tiểu Bang Geneva – Brandt Simon, Dân biểu thành phố Geneva, Trưởng nhóm đảng Cấp Tiến/Hội Đồng thành phố Geneva – Genecand Adrien, Dân biểu thành phố Geneva, Chủ tịch Ban Thanh Niên đảng Cấp Tiến Geneva – Böhler Elizabeth, Ủy viên Hội Đồng thành phố Grand-Saconnex

Cùng ngày 28-10-2010, tại Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer gửi thư đến bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Clinton, yêu cầu tạo áp lực nhân quyền, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ chỉ vì đã đòi hỏi những quyền chính đáng của họ một cách ôn hòa, trong đó bao gồm cả việc bắt giam bốn đảng viên Đảng Việt Tân.

Ngày 29-10-2010, tổ chức Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF) lại gửi thư cho ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, nêu một số trường hợp các nhà dân chủ đang bị bắt giữ ở Việt Nam như Phạm Ninh Hoàng, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định… yêu cầu bà can thiệp khi sang công du Việt Nam 30-10-2010. Trước đó, ngày 9-9-2010, Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF) đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội phải trả tự do tức khắc cho ông Phạm Minh Hoàng, một người viết blog có quốc tịch Pháp và là giảng viên toán học tại trường Đại học Bách Khoa, Sài gòn. Ngày 30-9-2010, tổ chức này tiếp tục lên tiếng tố giác rằng những cáo buộc của nhà cầm quyền CSVN và việc nhà cầm quyền đã sử dụng một cách có hệ thống tội danh “âm mưu lật đổ chế độ” là để bịt miệng những tiếng nói chống đối. RSF kêu gọi nước Pháp và Liên Hiệp Âu Châu phải vận động để đạt được sự phóng thích ông Phạm Minh Hoàng.

Ngày 5-11-2010, Dân biểu Ian M Britza, tiểu bang Tây Úc, lên tiếng với chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết đòi trả tự do cho 5 nhà đấu tranh dân chủ Phạm Minh Hoàng – Dương Kim Khải – Trần Thị Thúy – Nguyễn Thành Tâm – Trần Khải Thanh Thủy.

Cuộc vận động tự do cho 4 đảng viên Việt Tân Tâm – Thúy – Khải – Hoàng, cùng các nhà dân chủ đang bị cầm tù sẽ tiếp tục gia tăng, với cao điểm là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 tới đây.

Để đọc các thư hỗ trợ của chính giới quốc tế, xin vào http://www.viettan.org/spip.php?rubrique548

Ngày 20 tháng 11 năm 2010 Ban thông tin Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.