Khi người dân đọc Tạp chí Nhân Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

2010-08-10

Hồi trung tuần tháng bảy vừa qua, chính phủ Hà Nội cho ra mắt Tạp chí Nhân Quyền, trong đó có bài viết của thứ trưởng Bộ Công An, thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, cho rằng tại Việt Nam không có chuyện vi phạm nhân quyền.

Nhiều người trong và ngoài nước đã lên tiếng về bài viết đó cho là không đúng thực tế tại Việt Nam. Ngày 5 tháng 8 vừa qua, một thư ngỏ gửi cho ông thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng nêu ra một số trường hợp vi phạm trầm trọng quyền con người ở Vịêt Nam, cũng như yêu cầu chính phủ Việt Nam thực thi những điều liên quan được qui định trong Hiến pháp.

Nhân quyền là vấn đề toàn cầu

Tác giả bức thư ngỏ là ông Nguyễn Anh Dũng, hội viên Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, ngụ tại Hà Nội. Gia Minh hỏi chuyện ông về bức thư ngỏ đó. Trước hết ông phản biện về lập luận mà các quan chức cao cấp Hà Nội cho rằng Việt Nam có những đặc trưng riêng nên không thể theo những chuẩn mà Phương Tây nêu ra về nhân quyền.

Ông Nguyễn Anh Dũng: Tôi cũng có nghe lãnh đạo Việt Nam nói vấn đề nhân quyền theo đặc điểm, văn hóa, xã hội của mỗi nước; không thể đem nhân quyền nước này áp dụng cho nước kia. Thực ra theo tôi cách nói đó chỉ là cách chống chế, bảo vệ của họ thôi. Trong thực tế, nhân quyền là vấn đề toàn cầu, không phải riêng của quốc gia nào.

Tất nhiên, mỗi nước có nền văn hóa riêng, nhưng không thể dựa vào văn hóa xã hội đó để bác bỏ các quyền mà chính bản thân họ ghi trong hiến pháp và pháp luật. Những điều đó cũng được thể hiện trong các công ước quốc tế. Người dân Việt Nam đòi quyền con người, những quyền mà chính bản thân luật pháp nước Việt Nam ghi nhận, chứ không đòi gì khác hơn.

Những điều đã nói trong Điều 50 của Hiến Pháp Việt Nam mà được thực hiện đúng thì dân chúng tôi sướng quá. Chỉ có điều họ nói một đằng, làm một nẻo và trở thành đường lối lãnh đạo của Nhà Nước Cộng sản này rồi. Chứ thực ra nước nào chẳng có đặc điểm văn hóa riêng của nước đó: Mỹ, Anh, Pháp… nước nào cũng có; nhưng đó là những nét đặc trưng của nước đó thôi; còn điều gì quốc tế đã công nhận, đã được hình thành và công nhận trong hiến pháp nước đó thì phải thực hiện một các nghiêm chỉnh. Đó mới là quyền con người.

Nhân quyền không của riêng ai

Gia Minh: Một số tổ chức quốc tế tiến hành làm khảo sát về sự lạc quan cuộc sống, thì kết quả cho thấy ‘đa số’ người Việt Nam được hỏi cho rằng họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại; mà như thế thì hẳn nhiên quyền con người của họ không bị vi phạm?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Tôi cũng chưa biết cơ quan nào thống kê và con số đó có chính xác hay không. Thực tế Việt Nam hiện nay có hiện tượng này: những người mà sống được nhờ vào cơ chế hiện nay, tất nhiên họ ủng hộ rồi, ví dụ các quan chức mà quyền vụ- chức hạn cho họ sống trên pháp luật; rồi đến những doanh nghiệp làm ăn, có tiền, phát triển được.

Còn người dân bằng lòng vì ở Việt Nam có hiện tượng gần như ‘cam chịu’. Chẳng lạ gì: dân Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh quá khổ, người ta không muốn chuyện ‘nồi da, nấu thịt’, không muốn chuyện to lớn nữa, và người ta cam chịu. Còn đối với thực tế cơ chế hiện nay, người ta ngán lắm rồi; đa số người dân khổ. Cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước nếu không có chức quyền, không có bổng lộc, sống bằng đồng lương, cuộc sống khó rồi; còn người lao động bình thường phải chịu đủ thứ thuế má. Xin nêu ra một ví dụ: vừa qua tôi đi làm khai sinh cho đứa cháu mới sinh, ủy ban nhân dân địa phương thu 200 ngàn, nói là tiền đóng góp tự nguyện cho qũy bảo vệ- chăm sóc trẻ em. Tôi cũng đóng cho qua chuyện, nhưng về nghĩ lại thì đó là thứ thuế thân mà trước đây đâu có.

Cho nên nói ‘đa số’ người dân mà không biết số chính xác bao nhiêu thì những nguời dân lao động và những công chức bình thường không có quyền chức đều ngán chế độ, ngán đồng lương mà không dám nói. Nếu nói ra thì thủ trưởng cơ quan sẽ không cho lên lương, thậm chí có thể bị điều đi chỗ khác, bị đình chỉ công tác nên người ta sợ. Người ta ‘an phận, thủ thường’ để mà làm ăn; theo tôi nghĩ bằng lòng là như vậy đó.

Yêu cầu thực hiện Hiến pháp không phải là cái tội

Gia Minh: Có những người dám công khai nói lên ý kiến, khác với đường lối của Nhà Nước và bị bỏ tù vì nhà nước theo Điều 88 Bộ luật hình sự, và khi nói với nước ngoài thì Hà Nội cho rằng không có tù nhân chính trị tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Bảo thế, thực ra tôi cũng chưa phân biệt được thế nào là chính trị. Tôi chỉ nói những điều tối thiểu trong cuộc sống mà thế giới công nhận đó là quyền con người. Tôi xin hỏi nếu không làm điều gì phạm pháp mà tự dưng lại bị chính quyền dùng những biện pháp, bản án trái pháp luật, tước đọat quyền sống của người ta thì họ phải đấu tranh.

Lý thuyết theo nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nói về vấn đề cải cách tư pháp; nhưng ở Việt Nam có tình trạng án ‘bỏ túi’ mà chính báo Công an, An Ninh Thế giới có bài viết về tình trạng đó: ra toà đâu được nói thật.

Bản thân tôi cũng không ủng hộ những người làm các việc ‘quá đà’, gây nên những xáo trộn lớn; nhưng điều gì được phép cần phài thực hiện. Tại sao khiếu nại tố cáo không trả lời: đó có phải vi phạm nhân quyền không? Chính bản thân những người đề ra luật pháp làm sai, còn người dân yêu cầu Hiến pháp cần được thực hiện chứ không làm gì sai cả.

Gia Minh: Ngoài việc yêu cầu làm đúng Hiến Pháp, thì điều ông hy vọng nhất để sao người dân có được những quyền căn bản là gì?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Dù khổ lắm, nhưng tôi vẫn tôn trọng viết thư ngỏ gửi cho các cấp lãnh đạo Việt Nam. Dù là cơ chế nhưng tôi mong muốn khi làm sai họ phải sửa với nhau vì nếu tổ chức Đảng không xử lý thì chính quyền không xử lý được.

Tôi viết thư ngỏ nhân dịp Nhà nước Việt Nam ra Tạp chí Nhân quyền Việt Nam để người dân và thế giới hiểu nhân quyền Việt Nam thế nào; tôi hy vọng chính quyền Việt Nam cầu thị, tìm lại lòng tin của người dân.

Việt Nam trước đây là một quốc gia ‘bế quan, tỏa cảng’ không ra vào được; nay do phát triển thông tin thế giới, Việt Nam không thể bưng bít được nữa nên phải cho ra Tạp chí Nhân quyền. Trong đó thì ông thứ trưởng Công An cho rằng Việt Nam là thiên đường Xã hội Chủ Nghĩa. Đúng đó là thiên đường của những người quyền cao chức trọng vì quyền của họ đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận.

Người dân bây giờ không đến nỗi ngu muội khi mà bùng nổ thông tin trên Internet, dù Nhà nước Việt Nam có muốn ngăn cấm đủ điều thì cũng không thể ngăn cấm được; do đó phải cảnh tỉnh cho nhà nước biết rằng những điều mà họ làm là sai trái.

Gia Minh: Cám ơn ông về những trình bày vừa rồi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.