Khổng Tử bị tàng hình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện bức tượng Đức Khổng Tử ở quảng trường Thiên An Môn đột nhiện “bị mất tích” đã xẩy ra cách đây một tháng, nhưng những gì ẩn chứa phía sau sự kiện này sẽ chẳng bao giờ bị người dân Trung Quốc xem là cũ, và chắc chắn nó sẽ được dư luận nhắc lại mãi mãi để vạch trần sự lừa gạt của cầm quyền Trung Quốc. Vấn đề chính ở đây không phải bức tượng Đức Khổng Tử đối diện với chân dung của Mao Trạch Đông “bị mất tích”, mà là tư tưởng của hai người ở hai thế hệ cách nhau 2600 năm, đặc biệt là nhân cách và những thủ đoạn của “người cầm lái vĩ đại” họ Mao, khiến hai nhân vật này không thể đội trời chung với nhau được; nhất là lại “đội trời chung ở vị trí quan trọng nhất của nước Tàu, tức là Công trường Thiên An Môn.

Trước hết xin nhắc lại về nguyên nhân sự có mặt của bức tượng Đức Khổng Tử “bị mất tích”.

Sau khi tìm đủ mọi cách và áp lực mạnh lên chính phủ Na Uy để ngăn cản Uỷ Ban Giải Nobel không trao giải Nobel Hòa Bình 2010 cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba nhưng bị thất bại, nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa giận vừa xấu hổ, bèn lập ra giải thưởng Hòa bình Khổng Tử để đối kháng lại với giải Nobel Hòa Bình. Ngày 11 háng 1 năm 2011, người ta thấy một tượng Khổng Tử cao 9,5 mét được dựng lên trước viện Bảo tàng quốc gia, nằm ở cửa Bắc quảng trường Thiên An Môn đối diện xéo với bức hình Mao Trạch Đông. Ai cũng biết đây là một trong những thủ thuật của Bắc Kinh trong việc lập ra “giải thưởng hoà bình Khổng Tử”. Dù vậy, chuyện trao giải Khổng Tử của Trung Quốc sau đó cũng trở thành một trò hề cho mọi người đàm tiếu. Tuy nhiên, người ta vẫn tưởng là mọi chuyện sẽ trôi qua, bức tượng Đức Khổng Tử cứ yên vị ở đó để sang năm và những năm tiếp theo còn có hình tượng để trao giải Khổng Tử. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà sáng sớm ngày 21/04/2011, người ta không còn thấy bức tượng Khổng Tử đó nữa. Nhiều người dân ở Bắc Kinh thắc mắc đặt câu hỏi tại sao mới dựng tượng lên được đúng 100 ngày lại phải di dời đi chỗ khác, và ai có thẩm quyền ra lệnh bắt dời. Trên mạng Internet, nhiều người quả quyết rằng việc di dời này là do sự đấu đá nhau trong thượng tầng lãnh đạo ở Trung Nam Hải.

Một vài tờ báo phát hành ở Bắc Kinh đăng tin nói rằng, viện bảo tàng quốc gia vừa mới khánh thành khu vườn ’’Điêu khắc’’, nên đã cho dời bức tượng Khổng Tử vào trong đó. Báo đăng là vậy, nhưng vào vườn ’’Điêu khắc’’ thì chẳng thấy mặt mũi ông Khổng Tử ở đâu cả, khiến thiên hạ phải ngao ngán nói rằng: “Chuyện nhỏ như thế, có thể kiểm chứng được ngay mà vẫn nói láo, thì đúng là truyền thông của đảng khinh thường người dân quá độ”. Nhật báo Sankei của Nhật trong số phát hành đầu tháng 5 đăng tin cho biết, đặc phái viên của họ ở Bắc Kinh đã điện thoại đến viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc hỏi lý do tại sao phải di dời và di dời đi đâu, thì được trả lời rằng chính họ cũng không biết thì làm sao trả lời được.

Khi được hỏi về chuyện này, một số giới chức hành chánh Trung Quốc không trả lời thẳng vào câu hỏi, nhưng nói rằng quảng trường Thiên An Môn là nơi rất nhạy cảm đối với thể chế chính trị hiện nay của Trung Quốc, nên việc cho dựng lên một biểu tượng hay bắt phải tháo gỡ đi đều phải có lệnh của người đứng đầu cơ quan hành pháp, tức là Thủ tướng.

Sau khi tượng Khổng Tử được cho dựng lên ở quảng đường Thiên An Môn được một tháng thì một nhóm gồm 13 học giả danh tiếng của Trung Quốc, đứng đầu là giáo sư Mưu Chung Giám của đại học Dân Tộc Trung Ương đã hoan hỷ lên tiếng trong một bản thông cáo chung rằng: Đây là biểu tượng của sự phục hưng nền văn hóa Trung Hoa, làm sống lại tinh thần dân tộc Trung Hoa. Thông cáo chung đó đạ bị những nhà hoạt động xã hội ở Trung Quốc phê bình rằng, mấy ông học giả này đều là đảng viên cả, thế mà vẫn không hiểu ý lãnh đạo. Họ còn đoan chắc rằng giải Hòa Bình Khổng Tử năm nay sẽ xẹp như quả bóng xìu, không chừng vài năm nữa sẽ bị dẹp đi.

Đối với người dân bình thường thì tuy rằng họ chỉ đưa lên mạng Internet những thắc mắc về vấn đề này với lời lẽ ôn hòa, chẳng có gì gọi là phản động cả, thế nhưng vẫn bị kiểm duyệt gắt gao. Còn những ý kiến cho rằng không thể đặt Khổng Tử đứng chung với Bác Mao được, và cần phải triệt hạ những tư tưởng “bệnh hoạn” muốn khôi phục hồi chủ nghĩa phong kiến, thì đầy dẫy trên mạng.

Các nhà xã hội học Trung quốc cho rằng, khi Mao còn sống, ông ta đã khẳng định Khổng Tử là một nhà tư tưởng phản động, muốn duy trì trật tự cho chủ nghĩa phong kiến. Có lẽ câu nổi tiếng nhất của Mao Trạch Đông về vấn đề này là: “Cái học Khổng Tử là cái học ăn cứt” (1). Vì vậy, trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, khởi đầu từ 1964 kéo dài cho đến 1976, Mao tung ra chiến dịch Phê Lâm, Phê Khổng. Phê Lâm là phê bình Lâm Bưu, một đảng viên thuộc hàng lãnh đạo, từng được Mao xem là người kế vị Mao, rồi không trung thành với Mao nữa. Phê Khổng là phê bình tư tưởng của Khổng Tử là phản động (2). Với chiến dịch đó Mao Trạch Đông đã lôi Khổng Tử ra bắt cả nước phải lên án để bài trừ ảnh hưởng Nho giáo vốn đã ăn sâu trong đời sống văn hoá Trung quốc. Nhưng đến năm 1978, qua chính sách mở cửa giao thương với nước ngoài, ông Đặng Tiểu Bình dần dần cho triển khai việc tái đánh giá về Khổng Tử, mục đích là để che lại bộ mặt sắt máu của cuộc cách mạng Văn Hóa, hầu chiêu dụ người ngoại quốc vào đầu tư.

Một cựu Tổng biên tập tờ Nam Phương nhật báo ở Quảng Đông nói rằng, khi tái xiển dương ông Khổng Tử có nghĩa là phủ nhận ông Mao Trạch Đông. Vì mục tiêu chính trị nên chính quyền cộng sản Trung quốc đành phải cho phép phổ biến tư tưởng Khổng Tử trong một giới hạn nào đó ít có hại nhất cho chế độ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thấy rằng phần đông người dân Hoa lục, kể cả một số đảng viên cộng sản, nghiêng hẳn về phía ông Khổng Tử mà không sợ bị chính quyền trù dập. Điều này khiến Bắc Kinh lo sợ nên mới dời tượng Khổng Tử đi đâu đó. Tuy lo sợ như vậy, nhưng Bắc Kinh vẫn lợi dụng Khổng Tử cho mục tiêu của họ ở những quốc gia khác qua việc thiết lập 48 viện Khổng Tử ở nhiều nước. Một viện như vậy cũng đã được đã được khởi công ở Hà Nội từ tháng 4/2009.

Những sự kiện nêu trên cho thấy, sự bối rối và mắc nghẹn của Bắc Kinh trong vấn đề này là hai nhân vật “Vạn Thế Sư Biểu/Khổng Tử” của Trung Quốc và “Người Cầm Lái Vĩ Đại/Mao Trạch Đông của đảng Cộng Sản Trung Hoa muôn đời không thể nào “nhìn mặt nhau”, nếu không muốn nói là phải “một mất một còn”. Thực vậy, “Khổng Tử thì đề cao thuyết chính danh, nghĩa là làm việc gì thì phải đúng với danh nghĩa của việc đó, còn kẻ kia, Mao Trạch Đông, là kẻ bất chính, chuyên môn mượn danh nghĩa làm việc này nhưng thực ra là nhắm vào việc khác” (2). Hai nhân vật với tư cách và tư tưởng đối nghịch nhau như vậy là sao có thể dung hợp được?

Tương tự như đàn anh Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng mắc nghẹn và khó ăn khó nói một cách chính danh trong việc tôn vinh và “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”, vì chính ông Hồ đã nói rằng, ông ta chẳng có tư tưởng gì cả, mọi thứ đều đã có ông Sít (talin) và ông Mao viết cả rồi. Thế nhưng, sau khi khối các nước xã hội xụp đổ, CSVN bơ vơ giữa chợ về mọi thứ, nên bèn bịa ra cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh để bám vào. Ngoài sự góp nhặt mấy câu của người xưa như “chí công vô tư”, “cần kiệm liêm chính”, v.v… người ta chẳng thấy cái tư tưởng được ban tuyên giáo trung ương của đảng goị là “vĩ đại” đó nó ra làm sao. Thực tế học tập những tư tưởng đó cho thấy dân tộc Việt Nam chẳng được gì cả ngoài triển vọng tiêu vong. Bằng cớ là sau mấy chục năm và bao nhiêu đại hội đảng, nghị quyết đại hội nào của đảng (luôn luôn dựa vào “tư tưởng Hồ Chí Minh”) cũng có câu na ná nhau “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”; bây giờ nền văn hoá Việt Nam như thế nào không cần phải nói thêm thì ai cũng đã biết. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nhận định rằng, thế hệ trước khi ông Hồ đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam là “thế hệ vàng”, cho đến nay là “thế hệ mất gốc”. Sau mấy năm phát động “thi đua” học tập tư tưởng ông Hồ, ông”chuẩn” chủ tịch nước (gọi là chuẩn vì sẽ được quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới) Trương Tấn Sang nhận ra trong [thượng tầng lãnh đạo] đảng là “cả một bầy sâu” . Trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, với danh sách ứng viên được đảng “cơ cấu” gồm “bầy sâu” cũ, được bổ sung thêm những con sâu mới, đất nước sẽ có nguyên cả một bầy sâu lãnh đạo. Một đất nước với thành phần lãnh đạo như thế, cùng cả một thế hệ mất gốc thì thử hỏi dân tộc này sẽ đi về đâu, nếu không phải là con đường tiêu vong?

Tóm lại, cả đảng cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng Sản VN đều bị bối rối và mắc nghẹn trong vấn đề chính danh của tư tưởng và con người. Tuy nhiên Trung Quốc còn có sự can đảm để đánh giá lại con người của Mao Trạch Đông qua cuộc thăm dò dư luận năm 1994, của Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia, về hai vấn đề: 1/ Mao Trạch Đông công lao lớn hơn sai lầm, hay ngược lại? 2/ Cơn sốt Mao Trạch Đông có bình thường không? Kết quả là khoảng 80% đánh giá Mao Trạch Đông công lao chẳng bao nhiêu, nhưng tội ác tày trời (3). Trong khi đó CSVN vẫn một mực lấp liếm và bịa đặt về ông Hồ Chí Minh. Điều nực cười là, trong bài báo nhan đề “Không bao giờ đánh đổ được huyền thoại Hồ Chí Minh” của tác giả Bắc Hà đăng trên tờ Quân Đội Nhân dân mới đây (4), do sự ngu dốt về chữ nghĩa, cán bộ Bắc Hà của ban tuyên giáo đã vô tình coi những điều được đảng viết về ông Hồ chỉ toàn là bịa đặt hão huyền, không thực tế.

(1) Bài “Học viện Khổng Tử tại Việt Nam”,Vũ Khánh Thành, http://www.vietcatholic.net/News/Ht…

(2)& (3):Tượng Khổng Tử và Cách Mạng Văn Hóa, Minh Đức, http://minhduc7.wordpress.com/2011/…

(3)MAO TRẠCH ĐÔNG NGÀN NĂM CÔNG TỘI (千秋功罪 毛澤東 / Thiên Thu Công Tội Mao Trạch Đông) của tác giả Tân Tử Lăng

a- Cán bộ cấp cao: 37% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao. 30% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm. 33% không trả lời.

b- Trí thức cấp cao: 67% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 8% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 25% không trả lời.

c- Nhà báo và những người làm công tác lý luận: 48% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao 18% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 34% không trả lời.

d- Giáo chức và học sinh: 40% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 34% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 26% không trả lời.

Khái niệm chung là sai lầm lớn hơn công lao.

Về vấn đề cơn sốt Mao Trạch Đông, 63% đến 72% cho rằng không bình thường.

Những người không trả lời trên thực tế cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, nhưng họ sợ công khai bày tỏ sẽ gặp rủi ro. Nếu gộp những người không trả lời vào số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm lớn hơn công lao, thì số người này chiếm 70% cán bộ cấp cao, 92% tri thức cấp cao, 82% nhà báo và những người làm công tác lý luận, 66% giáo chức và học sinh, bình quân số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm nhiều hơn công lao là 77,5%. Khái niệm chung là 3 phần công lao, 7 phần sai lầm.

“Công lao hơn đời, tội ác tày trời”, đó là đánh giá của Lý Nhuệ **, nguyên thư kí của Mao Trạch Đông, trong lời tựa cuốn sách của Tân Tử Lăng

(4) http://www.baomoi.com/Khong-bao-gio…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.