Kỷ niệm 4 năm cuộc biểu tình yêu nước tự phát của người Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đúng 4 năm về trước, ngày 9/12/2007, đã nổ ra những cuộc biểu tình tự phát đầu tiên của người Việt Nam ở gần các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối việc nhà cầm quyền Bắc Kinh thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Tại Sài Gòn, trong khi cuộc biểu tình yêu nước đang diễn ra thì nhiều cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản cố thuyết phục đoàn người giải tán. Ông Phạm Thành Tài, Phó Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Sài Gòn, đại diện cho phía chính quyền đã đến hiện trường để đối thoại với những người biểu tình và hứa rằng thành đoàn sẽ chính thức tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày cuối tuần kế tiếp. Cuộc biểu tình theo lời hứa của ông Phạm Thành Tài đã không bao giờ diễn ra. Nhưng những cuộc biểu tình yêu nước, mà thành phần tham dự hầu hết là trí thức, thanh niên, sinh viên, vẫn tiếp tục diễn ra trong những tuần lễ sau đó, dù phải đối mặt với sự đàn áp khốc liệt của công an. Lúc đầu trên trang mạng một vài tờ báo cũng đăng tải những hình ảnh, bài viết khơi dậy lòng yêu nước, nhưng đều phải lấy xuống sau vài tiếng đồng hồ.

Khi sự việc mất đất, mất biển đảo vào tay Trung quốc không còn có thể che giấu được nữa, và người dân cũng dần dần nhận ra rằng những mất mát đó không dễ dàng xẩy ra nếu không có sự tiếp tay đồng lõa của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam trước sự lấn chiếm của Trung Quốc, mà điều thể hiện rõ nhất là “công lao“ của các quan chức ngoại giao cao cấp của đảng như thứ trưởng Lê Công Phụng, ra sức cãi dùm cho Trung Quốc rằng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc v.v.., đều thuộc về Trung Quốc. Riêng chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng có một số người biết về bức công hàm năm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng “tán thành” hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc; cũng như biết lời của của Thứ Trưởng ngoại giao CSVN Ung Văn Khiêm nói hai năm trước đó với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”; nhưng những sự việc vừa kể đã xẩy ra quá lâu và lại bị giấu diếm, nên biến cố Trung Quốc thành lập đơn vị hành chánh Tam Sa vào cuối năm 2007 khiến vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa bùng nổ. Những cuộc biểu tình yêu nước của người dân Việt Nam như vừa nêu trên đã đặt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào một tình huống mới. Nếu lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong thời kỳ thông tin còn bị bưng bít chặt chẽ đã bị đảng CSVN triệt để lợi dụng cho những ý đồ của họ, thì với thời kỳ thông tin bùng nổ ngày nay, lòng yêu nước đó đã trở thành lực cản to lớn cho các toan tính giữ vững quyền lực của giới lãnh đạo đảng. Vì vậy, chiến dịch triệt hạ lòng yêu nước của người dân đã được tiến hành bằng nhiều cách từ nhiều năm qua, nay được tăng cường thêm một chiến dịch mới, qua chiêu bài “phải tránh chiến tranh với Trung Quốc”.

Một loạt các cán bộ từ Lê Công Phụng đến các tướng tá bộ quốc phòng, các quan chức, phát ngôn nhân bộ ngoại giao, các giám đốc trường Đảng, v.v…., đã dùng chiêu bài này tuyên truyền xuống các cấp đảng viên, quần chúng như là lý do “xác đáng nhất” để bào chữa cho những bước lùi và nhượng bộ liên tục trước những đòi hỏi ngang ngược của Bắc Kinh. Bất kể đó là vài trăm cây số vuông đất vùng biên giới phía Bắc, mà cha ông ngày trước đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ, hay những vùng đất cực kỳ hệ trọng đến an ninh của tổ quốc như “nóc nhà Đông Dương ở Tây Nguyên”, đến lệnh của Trung Quốc cấm ngư dân ta đánh bắt trên vùng ngư trường truyền thống của Việt Nam, hoặc những lời hăm dọa đòi “dạy cho Việt Nam bài học khác” đầy ắp trên các trang mạng của Trung quốc.

Tâm lý bình thường của người dân là không thích chiến tranh, vì vậy khi cán bộ đảng tuyên truyền rằng “gây hấn với Trung quốc chẳng ích lợi gì vì họ là nước lớn”, “ta đánh không lại họ”, “nó là nước lớn, trêu vào… nó đánh cho bỏ mẹ!, “phải tránh chiến tranh với TC”,….thì có những đảng viên quần chúng nghe thấy cũng xuôi tai. Đối với những người này thì việc mất một vài hòn đảo, vùng biển hay đất đai biên giới mà không đụng chạm đến quyền lợi sát sườn, con cháu họ không phải bị động viên ra chiến trường,… thì họ mừng khấp khởi. Chẳng thế mà ông bí thư Ba náo đã rất “vô tư” nói rằng: “hoàng Sa là bãi đất hoang chim ỉa”. Nhưng cũng có người biết luận điệu gọi là “phải tránh chiến tranh với Trung Quốc” mà lãnh đạo đảng đưa ra chỉ là một cách mua thời gian cho quyền lực của đảng. Người dân Việt Nam chẳng gây hấn với ai cả. Đất, đảo của mình do tổ tiên để lại thì mình giữ. Giản dị là như thế, đó chỉ là lẽ công bằng, mà đồng thời còn thể hiện đúng tinh thần luật pháp quốc tế.

Luận điệu “phải tránh chiến tranh với Trung Quốc” cũng làm nhiều người nhớ lại cuộc chiến trước đây mà tiếc rằng, phải chi 50 năm trước lãnh đạo Đảng cũng chủ trương phải tránh chiến tranh như ngày nay, miền bắc và miền nam thi đua phát triển đất nước xem chủ nghĩa nào phục vụ tốt hơn cho người dân, thì đã phúc đức cho dân tộc biết mấy!

Tại sao ngày ấy đảng không tiếc máu xương của người dân mà lại phải tiến hành chiến tranh bằng mọi giá, dù rằng “phải đốt cả dãy Trường Sơn”, để nhất định tiêu diệt cho bằng được đồng bào ruột thịt của mình ở miền nam? Để phục vụ cuộc chiến đó, đảng đã phải bịa đặt, dựng đứng lên nhiều chuyện để lừa gạt người dân cả nước, kể cả phải bán một phần da thịt của đất nước để đổi lấy phương tiện chiến tranh. Mấy năm trước đây, trên diễn đàn X Cafe đã có một chiến dịch truy lục, tìm kiếm bất cứ tài liệu nào chứng minh “chính phủ Việt Nam Cộng Hoà“ ở miền Nam bán nước như đảng vẫn tuyên truyền, nhưng không ai tìm ra được một bằng chứng nào như vậy. Ngược lại, những bằng chứng về tội bán nước của đảng CSVN thì ngày càng được phát hiện và xác định rõ ràng hơn từ văn khố của những quốc gia có liên hệ đến Việt Nam. Đến nay, hành vi xâm lược của Trung Quốc cùng các mưu đồ của họ biến Việt Nam thành một lãnh thổ như Tân Cương, Tây Tạng, đã rành rành ra đó, nhưng đảng không những cố tránh va chạm với quân xâm lược, mà còn thẳng tay đàn áp, bịt miệng những người yêu nước; cấm người dân không được chống Trung Quốc xâm lược. Phải chăng lãnh đạo Đảng yêu Trung Quốc? Tại sao ngày xưa đảng không tiếc máu xương của đồng bào, tài sản của đất nước, sẵn sàng chấp nhận cái giá của cuộc chiến khủng khiếp cùng di hại nặng nề của nó, để giành cho được đất nước vào tay. Rồi nay đảng lại thản nhiên cắt từng phần đất nước dâng nhượng cho Trung Quốc để yên thân?

Câu trả lời có lẽ đã được thực tế trả lời, khi mà lãnh đạo đảng đều đã trở thành tỷ phú đô la thì dù chủ quyền biển đảo, hoặc đất đai biên giới phía Bắc của tổ quốc có bị Trung Quốc xâm chiếm thêm vài vùng, mà quyền lực và lợi lộc của lãnh đạo đảng không bị sứt mẻ, thì lãnh đạo đảng vẫn chủ trương thà là cắt từng phần đất của tổ quốc để dâng nhượng cho được yên thân, còn hơn mất quyền lợi và tài sản của mình. Vì vậy mà “Phải tránh chiến tranh với Trung quốc”. Đây là chủ trương nhỏ nằm trong chủ trương lớn “thà mất nước từ từ còn hơn là mất đảng tức khắc”.

Cho đến những ngày gần đây, trước những hành vi xâm lấn và gây hấn ngày càng trắng trợn của Trung Quốc, vấn đề chủ quyền đất nước cũng vì thế ngày càng trở nên nóng bỏng, đặc biệt là về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Một mặt lãnh đạo đảng lên gân tuyên bố những lời lẽ yêu nước, như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm, để vuốt ve lòng yêu nước của toàn dân. Mặt khác, đảng lại ra tay đàn áp những tiếng nói yêu nước trong dân chúng một cách tàn bạo. Hơn 10 cuộc biểu tình của những người yêu nước bị canh chừng rồi bị đàn áp thẳng tay. Yêu cầu của những nhà trí thức làm rõ công hàm Phạm Văn Đồng bị nhà nước lờ đi. Sự khủng bố âm thầm của đảng khiến trong dân chúng, nhiều người chỉ nói đến những chữ “Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông” là sợ hãi như phạm phải điều cấm. Đồng thời chiêu bài phải tránh chiến tranh với Trung Quốc cũng được nâng lên một tầm mức mới, như được thể hiện trong cuộc nói chuyện tại một trường Đại học ở Hà Nội ngày 14/11/2011 (*) của ông Nguyễn Duy Chiến, Bí thư ban cán sự, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới của Bộ ngoại giao. Ông Chiến bảo rằng, nào là “Trung quốc và nước ta có chung ông Tổ Mác Lê nin“, nào là vụ cắt cáp tàu Viking 2, tàu Bình Minh 2 của Việt Nam là Trung Quốc “Yêu cho roi cho vọt. Ngoài ra, tại nhiều địa phương cũng có những buổi họp quần chúng đảng, để cán bộ quận về huấn thị về tình hữu nghị Việt – Trung, ca ngợi “ân đức” mà Trung Quốc đã “cứu giúp nước ta”. Nghe đâu trong quá trình vận động “yêu Trung Quốc” của đảng có nhiều đảng viên còn có chút liêm sỉ đã “tự diễn biến”.

Cuối tháng 11, trong một buổi chất vấn tại quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng lại một lần nữa lên gân nói rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, khiến nhiều người nghĩ rằng, ít ra trong giới lãnh đạo đảng vẫn còn một người nắm nhiều quyền lực như ông thủ tướng biết “nói thuận với lòng dân”. Nhưng lời nói và việc làm của lãnh đạo đảng vẫn luôn luôn cách xa diệu vợi, trong nhiều trường hợp còn trái ngược nhau. Những người như Blogger Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn, chị Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các bạn hữu ở Hải Phòng, 7 dân oan Bến Tre (trong đó có các đảng viên đảng Việt Tân),… cùng nhiều người khác nữa, cũng chỉ giăng khẩu hiệu hay phân phối truyền đơn hoặc viết bài có nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam“, như lời tuyên bố lên gân của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tất cả những người vừa kể vẫn bị nhà nước của ông Nguyễn Tấn Dũng bắt giam biệt tăm biệt tích. Một số người biểu tình ủng hộ lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng bị bắt đưa về “trại phục hồi nhân phẩm”. Chỉ vài ngày sau lời tuyên bố đó của ông Nguyễn Tấn Dũng, chị Bùi Minh Hằng, một phụ nữ yêu nước đã công khai cầm khẩu hiệu nội dung y như lời nói của ông thủ tướng, bị bắt đi mất tích, rồi bị bỏ tù 2 năm.

Bốn năm sau ngày nổ ra cuộc biểu tình yêu nước tự phát của người dân Việt Nam, nhìn lại những gì đã diễn ra, người ta thấy có vẻ như đảng CSVN đang cố thực hiện những bước “tiến nhanh, tiến mạnh” để đưa Việt Nam đến vị trí giống như của Tây Tạng, hay Tân Cương đối với Trung Quốc. Còn có “tiến vững chắc” hay không là còn tuỳ vào lòng yêu nước của người Việt Nam có bị đảng CSVN tận diệt để chấp nhận “cùng chung ông tổ Mác Lê” với giới lãnh đạo đảng hay không.

— –

(*) http://www.danchimviet.info/archive…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.