Kỳ VIII: Đảng Việt Tân và Đấu Tranh Bất Bạo Động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Diễn Đàn Pal Talk “Tìm Hiểu và Thảo Luận Về Đấu Tranh Bất Bạo Động”

Ngày 19/12/2010 Lúc 12 giờ trưa giờ Việt Nam; 4 giờ chiều Sydney, Úc Châu; 6 giờ sáng paris Âu Châu và 9 giờ tối giờ California, Hoa Kỳ ngày 18/12/2010.

Bài 8:

Đảng Việt Tân và Đấu Tranh Bất Bạo Động

Diễn Giả:
Ông Lý Thái Hùng (Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân)
Bác sĩ Đặng Vũ Chấn (Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân)
Bàc sĩ Nguyễn Trọng Việt (Ủy Viên Trung Ương Đảng)
Ông Đỗ Đăng Liêu (Ủy Viên Trung Ương Đảng)
Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Bảo (Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân)

Xin bấm vào đây để lấy tập tin âm thanh phần trình bày của ông Lý Thái Hùng và Bác sĩ Đặng Vũ Chấn

Thảo luận – phần 1

Thảo luận – phần 2

Kính chào toàn thể quý vị, (Lý Thái Hùng)

Hôm nay chúng ta đi vào đề tài sau cùng của cuộc hội luận “Tìm hiểu và Thảo luận về Đấu Tranh Bất Bạo Động”. Nội dung chính của phần trao đổi ngày hôm nay sẽ gồm có hai phần:

Phần một, tóm lược về những điều cần nhớ khi nói đến đấu tranh bất bạo động và lý do vì sao đảng Việt Tân chọn phương thức đấu tranh này. Phần này sẽ có cá nhân tôi và Bác sĩ Đặng Vũ Chấn trình bày những ý chính.

Phần hai, quý vị đóng góp ý kiến, nêu câu hỏi về mọi vấn đề liên quan đến đấu tranh bất bạo động; kể cả những vấn đề liên quan đến đảng Việt Tân và công cuộc đấu tranh chung.

Kính thưa quý vị,

Trong 7 đề tài mà chúng ta đã trao đổi trong các tuần lễ vừa qua, tóm tắt lại, khi nói về đấu tranh bất bạo động, xin đề nghị quý vị chỉ cần nhớ đến con số 20. Đây là con số tổng hợp của 4 Nền Tảng; 4 Nguyên Lý, 5 Đặc Tính; 4 Quy Luật và 3 Phương cách đối kháng của Đấu Tranh Bất Bạo Động.

Nói cách khác, kể từ nay, khi nhắc đến đấu tranh bất bạo động là gì, quý vị chỉ cần nắm vững những điều mà chúng tôi đúc kết như sau:

4 NỀN TẢNG LÝ LUẬN:

1/ Đấu tranh bất bạo động là phương thức đấu tranh bằng mọi phương tiện, ngoại trừ súng ống và những hành động mang tính giết người, bạo loạn để giúp quần chúng vượt qua sợ hãi, từng bước soi mòn quyền lực thống trị của chế độ độc tài và gia tăng quyền lực về phía quần chúng.

2/ Đấu tranh bất bạo động không đơn giản, dễ dàng hay an nhàn hơn đấu tranh bạo động, võ trang. Đây không phải là lối đánh tự nhiên có thể áp dụng ngay mà phải trải qua một tiến trình thao dợt để nắm vững đặc tính và quy tắc hành động hầu có thể tổ chức từ một nhóm nhỏ vài chục người trở thành đám đông hàng ngàn người, hàng chục ngàn người đẩy chế độ vào thế lúng túng đối phó.

3/ Đấu tranh bất bạo động không chỉ nhằm xóa bỏ chế độ độc tài hiện tại mà còn góp phần phát triển xã hội dân sự – do chính người dân chủ động đứng ra thành lập các Nhóm, Hội Đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây chính là nền tảng “dân làm chủ” và “sự chủ động” của người dân” trong xã hội để ngăn chận sự xuất hiện của những thế lực độc tài mới.

4/ Đấu tranh bất bạo động không phải là lối đấu tranh thụ động, chỉ biết phản ứng chống đỡ, chịu đòn trước sự đàn áp của chế độ độc tài mà là lối đấu tranh chủ động tìm cách tấn công và đẩy chế độ độc tài rơi vào thế chống đỡ tiến thoái lưỡng nan, phải lùi bước dần dần cho đến khi tan rã.

4 NGUYÊN LÝ CỐT LÕI:

1/ Người cầm quyền sẽ không thể có quyền lực cai trị khi người dân không tuân phục, dù tự nguyện hay bị ép buộc. Các nguồn quyền lực này được thâu tóm và kiểm soát bằng các định chế xã hội. Không có sự hợp tác từ người dân, các định chế xã hội này sẽ bị suy yếu, dẫn đến sự sụp đổ chế độ.

2/ Chế độ độc tài không phải là khối thuần nhất và không có sức mạnh vĩnh viễn. Nó là một cấu trúc gồm nhiều bộ phận rời rạc nương tựa vào nhau qua những trụ cột hay định chế để giúp duy trì quyền lực của chế độ. Khi một trụ cột hay một định chế nào bị suy yếu hay bị tê liệt vì những đối kháng của người dân thì nó sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến những trụ cột khác, tạo ra tình trạng mà các chế độ cộng sản luôn luôn cảnh giác là bất ổn chính trị.

3/ Mỗi trụ cột hay mỗi định chế chống đỡ chế độ được cấu thành bởi nhiều vòng nhân sự. Mỗi nhân sự có nhu cầu, vai trò, quyền lợi từ chế độ, và sự trung thành với chế độ khác nhau. Chỉ cần làm sao lôi kéo và tách lìa – chứ không phải tấn công hay tiêu diệt – các cá nhân đúng cách, đúng lúc thì sự trung thành với chế độ sẽ thay đổi và vì thế các trụ cột sẽ thay đổi và quyền lực độc tài không thể đứng vững.

4/ Phải mở rộng vòng liên kết giữa các lực lượng đối kháng có cùng mục tiêu xóa bỏ độc tài và xây dựng dân chủ bền vững cho đất nước thì mới tạo được sức mạnh tổng hợp. Không nên hành động riêng lẻ từng nhóm, từng đoàn thể vì sẽ bị chế độ độc tài cô lập và tiêu diệt. Sức mạnh để chấm dứt mọi chế độ độc tài đến từ sự thống nhất lực lượng và khả năng huy động số đông quần chúng. Không làm được hai điều này sẽ không có phong trào đấu tranh rộng lớn, mạnh mẽ để chấm dứt độc tài.

5 ĐẶC TÍNH VẬN HÀNH:

1/ Số Đông: Mọi cuộc phản kháng phải có số đông quần chúng tham gia và đến từ nhiều thành phần trong xã hội. Không có số đông không tạo đủ áp lực và không quy tụ được thêm nhiều thành phần tham gia.

2/ Công Khai: Chủ trương và kế hoạch hành động cụ thể cần công khai cho mọi người cùng biết để thu hút sự tham gia đông đảo và đặt chế độ ở thế đã rồi. Đương nhiên những kế hoạch hành động mang tính chiến lược sống còn của phong trào không bao giờ tiết lộ.

3/ Quyết Liệt: Các hành động đấu tranh phải quyết liệt và triệt để, không nên chống đối theo kiểu cầm chừng, thì mới có thể chiến thắng được đối phương đang nắm vũ khí đàn áp trong tay.

4/ Thương Lượng: Phải coi sự thương lượng mà phía chế độ độc tài đưa ra chỉ là chiến thuật mua thời gian khi họ bị đẩy vào thế lúng túng đối phó.

5/ Kỷ Luật: Luôn luôn duy trì kỷ luật trong mọi cuộc tụ tập đông người. Nó là chìa khóa thành công của mọi cuộc phản kháng chính trị.

4 QUY TẮC HÀNH ĐỘNG:

1/ Dễ Làm: Mọi kế hoạch hành động đều phải nhắm đến công khai, đơn giản, tối thiểu rủi ro và có thể bắt chước ở nhiều nơi khác nhau.

2/ Chẻ Nhỏ: Cần chia thành nhiều chiến thắng nhỏ để tạo sự phấn chấn cho người tham dự và lôi kéo thêm những người khác tin tưởng tham gia. Tuyệt đối không nên tập trung vào một mục tiêu với thành quả quá lớn ngoài tầm tay.

3/ Lôi Kéo: Ưu tiên chọn những công tác lôi kéo hơn là tấn công. Khi phải chọn thế tấn công thì chọn mục tiêu thu nhỏ thay vì tấn công vào một tập thể.

4/ Tiến Thoái Lưỡng Nan: Luôn luôn tìm cách dồn chế độ độc tài phải đối diện và lúng túng giải quyết các yêu sách của quần chúng.

3 PHƯƠNG PHÁP PHẢN KHÁNG:

1/ Phản Đối Công Khai: Đây là những phương cách đấu tranh cơ bản nhất, trong một loạt những loại công việc có thể làm nhằm bày tỏ sự bất đồng ý kiến hay phản kháng của một người hay đồng loạt của nhiều người về một chính sách hay một quyết định nào đó của chính quyền độc tài bằng Thư Ngỏ, Kiến nghị, Thỉnh Nguyện Thư…. Phương cách phản đối này đi từ những công việc tuy nhỏ, đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn trong một bối cảnh hoàn toàn bưng bít và khống chế mạnh mẽ của chế độ độc tài.

2/ Bất Hợp Tác. Đây là phương cách biểu hiện sự bất tuân phục cao nhất của người dân và chế độ độc tài khó đối phó nhất. Các hình thức đấu tranh ở dạng bất hợp tác thường tập trung trực tiếp vào những vấn đề đang xảy ra trong xã hội, chia ra làm ba nhóm: 1/ Bất hợp tác về xã hội; 2/ Bất hợp tác về kinh tế; 3/ Bất hợp tác về chính trị.

3/ Trực Diện Đối Kháng: Đây là phương cách đối đầu công khai nhằm tạo những áp lực tâm lý và thể chất lên những người đang bảo vệ bộ máy cầm quyền, đồng thời phủ nhận sự chính thống của chế độ, lập ra một cơ chế mới hoạt động song song và chuẩn bị thay thế chế độc độc tài. Phương cách trực diện nhằm đẩy chế độ độc tài rơi vào chỗ chia trí, tức là bận tâm về nhiều vấn đề phải giải quyết, đuối lý và mỏi mệt (thể chất) vì bị các lực lượng dân chủ tấn công theo kiểu xa luân chiến.

20 điểm căn bản mà chúng tôi vừa đề cập có thể nói là những điểm tinh túy nhất của Phương Pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động mà những người áp dụng nó phải nắm vững và đương nhiên ứng dụng uyển chuyển tuỳ theo môi trường và hoàn cảnh đấu tranh. Sau đây là phần trình bày của Bác sĩ Đặng Vũ Chấn về những lý do mà đảng Việt Tân chọn phương pháp đấu tranh bất bạo động.

Kính thưa toán thể quý vị, (Đặng Vũ Chấn)

Đảng Việt Tân được chính thức thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1982 cách nay 28 năm. Tuy thời gian thành lập còn quá ngắn so với chiều dài lịch sử dân tộc, nhưng nó đủ dài để trải nghiệm những chủ trương và đường lối đấu tranh của đảng Việt Tân hoàn toàn phù hợp với thực tế đất nước. Trong 28 năm qua, đảng Việt Tân có hai thời kỳ hoạt động: kín và công khai.

Từ năm 1982 đến năm 2004, đảng Việt Tân hoạt động kín bên trong nhưng đã khai dụng những nhu cầu của tình thế mở ra những vị thế đấu tranh công khai để vận động quần chúng tham gia đấu tranh chống lại sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối đấu tranh chủ yếu của đảng Viêt Tân vào thời kỳ này vẫn là chọn phương pháp đấu tranh vận dụng, tức là vận động và khai dụng sức mạnh tiềm tàng của dân tộc Việt Nam để đối đầu chế độ Hà Nội. Ngày nay đấu tranh bất bạo động chính là đang thể hiện phương pháp này.

Từ năm 2004 cho đến nay, do những biến chuyển của trào lưu dân chủ hóa và sự bùng nổ cuộc cách mạng tin học, đã làm thay đổi rất lớn cung cách sinh hoạt chính trị thế giới. Trong sự thay đổi này, những yếu tố công khai, chính danh và trực tiếp điều hướng các khát vọng dân chủ hóa xã hội đã trở thành nhu cầu mới mà đảng Việt Tân phải khai dụng để trực diện đối đầu với chế độ Cộng sản Việt Nam bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động.

Đảng Việt Tân chọn Phương Pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động vì một số những lý do như sau:

1/ Đây là phương pháp đấu tranh khả thi và phù hợp với tình hình thế giới hiện nay, nhất là có thể tranh thủ sự đồng tình của nhiều lực lượng dân chủ trên thế giới.

2/ Không làm thiệt hại thêm tiềm năng vươn lên của dân tộc, nhất là không gây tổn thương và chia rẽ trầm trọng trong lòng người dân sau quá nhiều đổ vở bởi chiến tranh.

3/ Không cho đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam sử dụng sở trường bạo lực đàn áp phong trào dân chủ.

4/ Công tác đấu tranh nằm trong tầm tay người dân và khó bị đàn áp nên có thể huy động được đại đa số quần chúng tham gia.

5/ Khai dụng được nhiều kinh nghiệm đấu tranh quý báu của các các dân tộc đã từng ứng dụng thành công phương thức đấu tranh bất bạo động tại Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đông Âu và nhất là tại các Cộng Hòa Quốc Serbia, Georgia, Ukraine… gần đây.

Trong tinh thần đó, đảng Việt Tân đã đề ra một đường lối đấu tranh dựa trên ba chủ trương như sau:

Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài.
Xây Dựng Xã Hội Dân sự để đặt nền dân chủ.
Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước.

Để tháo gỡ độc tài, đảng Việt Tân quan niệm rằng dân tộc Việt Nam phải chủ động tiến hành các nỗ lực tranh đấu, tạo các áp lực thường trực lên chế độ Hà Nội. Cụ thể ra:

– Áp dụng nhiều hình thức bất hợp tác để giảm thiểu và sau cùng cắt đứt các nguồn lực đang nuôi sống chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam.

– Làm soi mòn các trụ cột quyền lực đang chống đỡ chế độ bằng nhiều cách nhằm cảm hóa từng con người còn lương tâm và cô lập từng cá nhân ác ôn trong các định chế công an, quân đội, truyền thông, pháp lý…

– Hỗ trợ và liên kết mọi cá nhân, mọi lực lượng và đảng phái ở trong và ngoài nước có cùng mục tiêu đấu tranh để tạo sức mạnh tổng hợp và tạo số đông trong các cuộc phản kháng chính trị.

Những nỗ lực nói trên tạo thành ba mũi tiến công với sự tham gia đông đảo của quần chúng chắc chắn sẽ đẩy chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam đến lằn mức tê liệt và tan rã.

Để đặt nền dân chủ: đảng Việt Tân quan niệm rằng phải tiến hành ngay việc đặt nền tảng dân chủ trong lúc tháo gỡ ách độc tài Cộng sản Việt Nam để đất nước có thể tiến tới một nền dân chủ thực sự, vững bền, và ngăn chặn sự hình thành một chế độ độc tài khác.

Phương cách đấu tranh bất bạo động góp phần đặt nền tảng dân chủ qua việc phát triển xã hội dân sự, tức một xã hội mà phần lớn thẩm quyền thuộc về người dân, và cũng chính trong lúc phát triển xã hội dân sự, người dân sẽ ý thức mạnh mẽ hơn quyền làm chủ đất nước của mình và tăng thêm nghị lực đấu tranh và từ đó làm cán cân quyền lực càng ngày càng nhẹ hơn từ phía độc tài. Cụ thể ra:

– Khuyến khích người dân tự tham gia, tự tổ chức các Nhóm, Hội Đoàn, hoàn toàn độc lập với nhà nước để đấu tranh cho quyền lợi của Nhóm, Đoàn Thể mình, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.

– Từng bước tạo dựng lại niềm tin của từng người và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và dân tộc hầu rút lại sự tuân phục các mệnh lệnh phi lý từ chế độ độc tài.

– Thực tập tinh thần dân chủ ngay trong những sinh hoạt xã hội và đấu tranh.

– Người dân biết cách đấu tranh để bảo vệ nền dân chủ do chính mình thiết lập, đồng thời ngăn chận những phe nhóm nào muốn thiết lập một nền độc tài mới.

Để canh tân đất nước, đảng Việt Tân quan niệm rằng đây là trách nhiệm của toàn dân. Chính quyền chỉ là bộ phận điều phối sức lực toàn dân và tạo môi trường thuận lợi để nỗ lực đó đạt kết quả tối đa. Cụ thể ra:

– Mọi cá nhân, đoàn thể, tôn giáo, định chế, đều được mời gọi không chỉ để tiếp tay mà còn dẫn đầu trong nhiều lãnh vực nhằm hàn gắn lại xã hội và đặt nền tảng vươn lên cho quốc gia.

– Con người là yếu tố căn bản để thành công trong mọi nỗ lực canh tân Việt Nam. Tuy nhiên con người khó có thể phát triển trong một cơ chế chính trị và môi trường xã hội trái nghịch, do đó canh tân cơ chế và môi trường xã hội phải tiến hành song song với canh tân con người.

– Theo chu kỳ pháp định, người dân tự do chọn lựa đường lối và các nhân sự lãnh đạo để phát triển đất nước bằng bầu cử tự do. Mọi công dân, mọi đảng phái nếu được chọn, phải xem việc điều hành đất nước là vinh dự và nghĩa vụ của mình.

Những nỗ lực nói trên nhằm kiến tạo một nước Việt Nam mới, trong đó, mỗi con người biết chấp nhận và quý trọng sự khác biệt, không tìm cách tiêu diệt hay khống chế lẫn nhau. Đồng thời cùng nhau làm việc, hợp tác để chung hưởng quyền lợi và chia xẻ gánh nặng trách nhiệm.

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi xin tạm ngưng phần trình bày ở đây và bây giờ xin mời quý vị cùng tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi về mọi vấn đề liên quan đến đảng Việt Tân, về công cuộc đấu tranh chung và kể cả những câu hỏi liên quan đến phương pháp đấu tranh bất bạo động mà quý vị còn thắc mắc hay chưa có dịp đề cập đến trong các tuần vừa qua. Các chiến hữu của tôi gồm Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, ông Đỗ Đăng Liêu và Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo sẽ cùng với Chiến hữu Lý Thái Hùng và tôi đóng góp ý kiến qua các vấn đề nêu lên của quý vị.

Xin cảm ơn sự lắng nghe và kính chào quý vị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.