Lại suy nghĩ từ một bài báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo Hà Nội mới ra ngày 13 tháng 10 năm 2008 có đăng bài viết “Họ cần sớm tỉnh ngộ” của tác giả Anh Quang. Xin trích một số đoạn:

“Hai công viên mới khánh thành – hai lẵng hoa đẹp giữa lòng thành phố ngàn năm tuổi lại là “những chiếc gai” trong mắt những thế lực thù địch đang mù quáng theo đuổi âm mưu đen tối chống phá đất nước Việt Nam. Luật pháp đã được thực thi, lợi ích của nhân dân là trên hết. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã làm thất bại những âm mưu, biến các khu đất – nơi xây các công viên này thành “điểm nóng” tôn giáo”.

“Nhưng sự thật thì chẳng có sự quản thúc hay theo dõi nào. Ông Ngô Quang Kiệt mặc dù đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như tổ chức, ủng hộ giáo dân đòi đất trái pháp luật, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm dân tộc, coi thường vị thế Việt Nam…”

“Sau những ngày lầm lỡ nghe theo lời kích động của một số linh mục, giáo sỹ, nhiều giáo dân phải bỏ quê, bỏ việc lên Hà Nội làm những việc vi phạm pháp luật, giờ đây, khi có dịp quay lại các khu đất 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng – nơi họ đã từng “bám trụ” hàng tháng trời để “giữ đất”, thấy các công viên đẹp lung linh, nhiều người cảm thấy hối hận về những việc mình đã làm”.

Đọc những lời trên, người ta dễ dàng thấy rõ ý đồ của tác giả Anh Quang. Ngoài việc kết tội các tờ báo trên mạng, thì đó là sự xuyên tạc và vu cáo, lập lờ đánh lận con đen, không chịu nhìn nhận sự thật của vấn đề, còn kết tội cả cộng đồng giáo dân và giáo sĩ một cách tùy tiện, khơi sâu thêm mối hiềm khích và tạo sự mất đoàn kết dân tộc tại hai vu việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ.
Điều đó càng làm cho những người hiểu biết thấy rõ ràng tư tưởng bóp méo sự thật là không hề có thay đổi đối với tác giả và tờ báo này. Càng thể hiện một tư duy cũ kỹ là sự nói lấy được, bất chấp sự thật. Đó cũng là tư duy báo chí có quyền kết tội thay tòa án, một điều mà nhiều tờ báo vẫn thường làm, với tư duy đây là báo nhà nước, muốn nói gì thì nói vì bà đỡ đằng sau là hệ thống nhà nước và luật pháp bao che?.

Qua vụ việc xử hai nhà báo gần đây cũng đã có hiệu ứng ngược của dư luận nhân dân dù trên mạng đã có những thông tin về việc định hướng báo chí trước khi xử. Qua hai vụ này người ta thấy bất cứ lúc nào, nếu cần, nhà nước có thể xử lý cả báo chí, dù với động cơ chống tham nhũng hay mục đích nào, vấn đề là có xử lý hay không mà thôi.

Tính nghiêm minh của pháp luật, nhiều khi đã bị coi thường bởi chính báo chí làm gương là vậy. Nếu nhà nước xử lý đúng luật báo chí đã nêu, thì không chỉ có hai nhà báo này, mà rất nhiều nhà báo, nhiều tờ báo phải ra trước vành móng ngựa để chịu trách nhiệm về việc vu cáo cá nhân cũng như các tổ chức xã hội qua hai vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ vừa qua. Thế nhưng, tất cả các cơ quan pháp luật vẫn nín thinh. Những tờ báo kia vẫn tiếp tục lăng mạ, phỉ báng, kết tội vu cáo và làm nhục người khác một cách thản nhiên.

Điều người ta đặt câu hỏi là tại sao, một nhà nước dân chủ, pháp quyền mà những hành động vi phạm pháp luật trắng trợn đó đã không được xử lý trong khi nhà báo chống tham nhũng thì bị vào tù? Nhất là khi mà đất nước đang bị nạn tham nhũng làm cho điêu đứng thì những hành động đó nói lên điều gì? Điều gì sẽ xảy ra với lòng tin của người dân?

Phải chăng, chỉ vì TGM Ngô Quang Kiệt chỉ là một thủ lĩnh của cộng đồng giáo dân, không là một đảng viên cộng sản như ông thứ trưởng nọ?

Nói về hai vườn hoa, trước hết, cần trả lời rõ câu hỏi này: Nếu không có việc cầu nguyện, đòi đất của những người Công giáo vừa qua, Thành phố Hà Nội có xây dựng hai công viên nói trên vì “lợi ích của nhân dân là trên hết” hay không? Nếu giáo dân không cầu nguyện, nói lên ý nguyện của mình, liệu bây giờ hàng phở, chỗ gửi xe, hồ bơi kia có kết thúc những tháng ngày gây nhức nhối trong lòng người giáo dân cũng như lương dân hay không? Liệu ngôi nhà Tòa Khâm sứ đã được ngân hàng nào đó dỡ sàn, dỡ mái có trở thành thư viện hay không?
Nếu không có những cuộc cầu nguyện và việc đòi đất, thì ngay tại khu Tòa Khâm sứ xưa, đã mọc lên ngôi nhà bảy tầng mà người ta đã thấy mô hình của nó gần chục năm trước. Liệu ngôi nhà đó có dỡ đi làm vườn hoa vì lợi ích nhân dân là trên hết hay vì lợi ích của ai? Hay đã thêm một New Century như ở ngay cạnh đó một thời làm nhức nhối lương tâm người Hà Nội, làm xấu hổ đất thủ đô ngàn năm mà vụ án đã được khởi tố chưa lâu?

Nếu không có những tháng ngày kiên trì bám trụ cầu nguyện của giáo dân, liệu bây giờ khu đất Thái Hà có trở thành công viên hay đã trở thành những lô đất bán chác cho tư nhân? Liệu ngôi nhà chiếm cả hàng trăm mét vuông khu đất đó, lại chiếm cả nửa đường đi của cán bộ nào đó có biến khỏi vị trí đó hay không?

Nếu không trả lời được câu hỏi đó, thì thiết nghĩ cũng không nên nói câu “Lợi ích của nhân dân là trên hết” để trở thành phản cảm. Người dân khi được nghe như vậy, đâu có phải không suy nghĩ, đâu chỉ có mỗi biết ơn? Họ sẽ biết ơn hay họ chạnh nghĩ rằng mình chỉ là cái bình phong, chỉ là con bung xung để giải quyết vấn đề khi không thể khác.

Vì vậy, xin đừng quá lời tự tâng bốc và làm cho những lời lẽ đẹp đẽ kia thành những điều hài hước. Thực chất, những lời nói đó còn có hại cho uy tín của nhà nước và sự đoàn kết xã hội hơn sự im lặng rất nhiều. Bởi chưng, ít nhất người dân không nghĩ rằng những lời nói đẹp đẽ dành cho họ, chỉ là những lời nói lấy được đầu môi để nhằm che đậy sự thật đằng sau đó.

Đừng để xã hội phải có thói quen cảnh giác với những sự thật đằng sau những lời hoa mỹ mà lẽ ra phải được nói lên bằng chính con tim mình.

Hai vườn hoa được báo chí mô tả là hai “lẵng hoa”, là thành công để mừng Hà Nội ngàn năm tuổi…Nếu những công trình mừng Hà Nội ngàn năm tuổi được thi công nhanh chóng như hai vườn hoa, thì tôi tin rằng người dân Hà Nội sẽ chẳng có điều gì phải kêu ca. Nhưng, chỉ có hai vườn hoa được thi công một cách “đặc biệt” này, cũng là một đề tài và câu hỏi cho những người dân có suy nghĩ.

Hà Nội ngàn năm tuổi, đâu chỉ cần những vườn hoa mà để có nó đã để lại những nhức nhối trong lòng dân tộc (dù là một bộ phận, một con người) khi không được giải quyết minh bạch, đúng lý hợp tình và quang minh chính đại? Hà Nội ngàn năm tuổi, đâu cần những công trình đươc xây dựng cấp tốc, lãng phí như đánh giặc, được canh giữ bởi nhiều lực lượng và dây kẽm gai, người dân phải bãi trường, bãi bỏ việc buôn bán và sinh sống cũng như để lại nhiều dấu tích cho những người liên hệ. Chính những cách làm đó, đã biến hai khu đất này thành “điểm nóng tôn giáo”.

Chính cách tuyên truyền một chiều, bóp méo và vu cáo bất chấp sự thật đã kích động giáo dân kéo đến những nơi đó để chứng kiến và làm tăng thêm sự bất ổn định tình hình trị an. Nhất là khi mà súng hơi cay, những nhóm gọi là “thanh niên tình nguyện” và “quần chúng” được huy động cùng với lực lượng hùng hậu cảnh sát, chó nghiệp vụ… được sử dụng, thì mặc nhiên đã biến nơi đó không chỉ là điểm nóng.

Bài báo nói về những giáo dân cầu nguyện rằng “nhiều người đã thấy hối hận” khi thấy công viên đẹp lung linh? Xin hỏi, “những người” đó là ai vậy? Báo HNM có đưa được địa chỉ của 1 người giáo dân thật đó không? Xin thưa, muốn có một chút sự thật mà đến hỏi những người cầu nguyện thật sự, đừng theo cách dối trá như đã dùng những giáo gian khi phỏng vấn phải gỡ bỏ huy chương ra khỏi ngực, cũng đừng có việc họ đến đó để ra về thì ký vào danh sách lĩnh tiền nào, thì tôi tin rằng đó là việc tìm kim đáy biển. Những người đến đó cầu nguyện, họ thỏa mãn được lòng ham muốn tìm hiểu sự thật và đòi công lý được thể hiện, họ đã hành động bằng niềm tin, bất chấp những khó khăn mà họ gặp phải.

Những điều đó, thiết nghĩ tác giả Anh Quang và báo Hà Nội mới, có cơ quan ngay cạnh không thể không biết và nếu có tự trọng, có suy nghĩ chắc không thể không nhận ra.

Việc kết tội TGM Ngô Quang Kiệt, thiết nghĩ chỉ là một trò vô bổ và càng làm cho hệ thống báo chí mất mặt trước mọi tầng lớp nhân dân. Những người có lương tri khi sự thật được tìm hiểu thấu đáo, chắc chắn chẳng có ai dại dột đặt niềm tin vào những trò rẻ tiền và bỉ ổi này.
Những hành động đánh đòn hội chợ vừa qua đối với cá nhân TGM Ngô Quang Kiệt bằng những lời lẽ cắt xén nhằm vu cáo đã được những người quan tâm tìm hiểu và người ta có thái độ thế nào, chắc hệ thống truyền thông cần làm một phép thử để biết lòng tin của họ vào mình đang ở đâu. Không chỉ người công giáo đã thể hiện thái độ của họ như có những nơi đã tháo tivi, ăng ten đặt ra đường để rao bán đồng nát, mà ngay cả những cán bộ, những người dân không công giáo đã rất bức xúc và cảm thấy xấu hổ cho việc tuyên truyền bằng sự dối trá ngang nhiên đó.
Những lời kết tội như: “Ông Ngô Quang Kiệt mặc dù đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như tổ chức, ủng hộ giáo dân đòi đất trái pháp luật, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm dân tộc, coi thường vị thế Việt Nam…” đã thực sự làm hại đến uy tín của chính nhà nước mang danh là nhà nước pháp quyền XHCN. Bất cứ ai vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử lý. Nếu không xử lý, thí chính các cơ quan thi hành pháp luật đã vi phạm pháp luật.

Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã vi phạm pháp luật ở những điểm nào? Theo điều luật nào, căn cứ và chứng cứ có những gì? Tất cả đều phải căn cứ vào những chứng cứ pháp luật cụ thể. Tất cả báo chí đều không hề đưa ra được chứng cứ có giá trị pháp lý nào ngoài những lời kết tội và thóa mạ Ngài. Cơ quan pháp luật HN đã làm gì với những “vi phạm pháp luật” của Ngài nếu có? Đã có biên bản nào được lập, đã có chứng cứ, lời khai nào?
Cho đến nay, chỉ có cái “công văn cảnh cáo” lạ đời của ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo mà người ta đang thắc mắc về tính pháp lý của nó. Cơ sở nào để ông CT ra cái công văn lạ đời đó? Câu hỏi chưa được ai trả lời thỏa đáng theo đúng nguyên tắc pháp luật?

Nếu không có cơ sở, căn cứ, chứng cứ cụ thể để đưa lên những lời kết tội đó thì chính những cơ quan tuyên truyền kia, những nhà định hướng kia đã vi phạm pháp luật rất nặng nề và nghiêm trọng, đã góp phần lớn cho sự bất ổn xã hội và chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.
Đến nay, những chứng cứ đưa ra chứng minh TGM Ngô Quang Kiệt vi phạm pháp luật chưa thấy đâu, nhưng những chứng cứ vi phạm pháp luật từ các cơ quan báo chí, tuyên truyền đã rõ hơn cả ban ngày, đã có đơn thư khiếu nại… Nhưng các cơ quan pháp luật đang lặng như tờ?
Bài báo nói rằng, “sự thật thì chẳng có sự quản thúc hay theo dõi nào”? Những máy quay chĩa vào Tòa TGM Hà Nội một cách ngang nhiên được các phương tiện đưa tin bằng hình ảnh, những thực tế mà người nào cũng có thể thấy khi đến Tòa TGM là gì? Nó chắc được gắn lên để cho vui? Để thể hiện sự quan tâm đến tự do của những người ở Tòa TGM? Pháp luật nào cho phép làm những điều đó?

Bài báo đã lập lờ nêu lên những con số cơ sở, công trình tôn giáo tại Thủ đô được sự quan tâm của các cấp chính quyền được sửa chữa lại với số tiền 570 tỷ đồng “từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của nhân dân và từ các nguồn khác”… “Các hội, đoàn tổ chức Công giáo tăng nhanh, từ hơn 100 hội, đoàn nay đã có hơn 200 hội đoàn với gần 10 nghìn hội viên…”? tính 10 năm lại đây.

Xin hỏi: trong các cơ sở tôn giáo đó, nhà nước đã quan tâm sửa chữa được bao nhiêu? Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho việc đó, những nhà thờ, nhà nguyện và cơ sở của công giáo được mấy xu để sửa chữa? Có tính những kinh phí để sửa chữa các công trình, cơ sở của công giáo mà nhà nước đang quản lý, sử dụng vào đó không? Tại sao điều đó cũng không minh bạch được lại phải lập lờ đánh lận con đen như thế?

Xin hỏi lại cho rõ: Những hội đoàn này của Công giáo do ai lập nên? Nhà nước đã lập nên họ hay chính từ những nhu cầu của bản thân họ mà phải lập nên? Những hội đoàn này có được hưởng ngân sách nhà nước như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh Niên, Hội Nông dân và muôn vàn hội khác… kể cả cái Ủy ban Đoàn kết Công giáo mà xa lạ với công giáo kia đang bám vào ngân sách nhà nước, là nguồn tiền từ người dân đóng góp, nuôi dưỡng?

Xin thưa, cho đến nay Giáo hội Công giáo Việt Nam, tổ chức xã hội của một bộ phận dân tộc, vẫn chưa được công nhận như những tổ chức xã hội khác, kể cả là tư nhân, thì đừng nói chuyện kể công lao đoàn này hội khác và những thành tựu của người công giáo là do ơn mưa móc của ai. Bằng chứng là ngày nay, những cá nhân, công ty tư nhân có quyền mở các trường đào tạo tư thục, bệnh viện tư nhân… nhưng các tổ chức giáo hội Công giáo có nhiều khả năng và mong muốn góp phần xây dựng đất nước thiết thực qua những hành động đó thì không.
Như vậy có bình đẳng và công bằng không? Nếu không, ông kể lể công lao làm gì? Hay lại vẫn tư duy muôn thuở không khí mày thở là do ơn tao, cơm mày làm ra ăn là do công tao…

Bài báo thể hiện một cách tính công theo tư tưởng xin – cho. Tư tưởng này cần được lên án, những quyền đương nhiên của người dân, phải trả lại người dân. Điều này đã ít nhất một lần các cán bộ chính quyền đã được nghe lời nói thẳng từ TGM Ngô Quang Kiệt: “Tự do tôn giáo là quyền, không phải sự ban ơn. Chính quyền của dân, do dân thì phải tạo điều kiện cho dân” – Câu nói “Trung ngôn nghịch nhĩ” này có thể làm những người có tư tưởng cán bộ là cha mẹ của dân mà quên đi định nghĩa của ông Hồ Chí Minh rằng “Cán bộ là đầy tớ của dân” phải khó chịu.

Nhưng không ai có thể phủ nhận sự đúng đắn và chính xác của câu nói đó. Trên lý thuyết và đường lối mà người dân đã được biết xưa nay từ nhà nước, điều đó phải được khẳng định là hoàn toàn đúng. Tất cả văn bản luật pháp đề công nhận đó là “quyền” của mỗi người dân được pháp luật bảo vệ.

Nghĩ một cách sâu xa, những bài báo như trên, đã đi ngược lại đường lối chung mà đảng cộng sản Việt Nam đã ghi trên giấy trắng mực đen cũng như Hiến pháp Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần minh định về việc xây dựng tình đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh Việt Nam.

Sức mạnh Việt Nam được huy động đúng đắn, sẽ là một sức mạnh vô địch mà bất cứ thế lực xâm lăng nào cũng phải bó gối đầu hàng. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó một cách đáng tự hào.

Tiếc rằng, hệ thống báo chí dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, đã không nhìn thấy hậu quả lâu dài của nó. Tiếc rằng, những bài báo dạng đó vẫn xuất hiện rất nhiều và một cách ngang nhiên. Đó là sự sỉ nhục với Công lý, Hòa bình, tình đoàn kết đồng bào dân Việt, một mục tiêu mà cả dân tộc này đã và đang theo đuổi.
Thiết nghĩ rằng: Để có một sự đoàn kết thật sự trong lòng dân tộc, để một đất nước được phát triển, dám kiêu hãnh ngẩng cao đầu với thế giới bên ngoài, không cảm thấy nhục nhã, hèn kém khi đi ra thế giới văn minh, để được “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như điều mong muốn mà ông Hồ Chí Minh đã nói, thì đất nước này, dân tộc nào cũng cần những điều căn bản: Công lý, Sự thật và Hòa Bình.
Đất nước Việt Nam quật cường bốn ngàn năm chống ngoại xâm, xây nền độc lập bằng bao máu xương của biết bao thế hệ nhằm để đưa lại hạnh phúc cho nhân dân này lại càng cần CÔNG LÝ, SỰ THẬT VÀ HÒA BÌNH hơn bao giờ hết, bởi đó là nền tảng để xây xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Hà Nội, Ngày 24 tháng 10 năm 2008
J.B Nguyễn Hữu Vinh
` Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.