“Làng ung thư” tại Trung Quốc – chứng nhân cho kế sách kinh tế hỏa tốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tan Ee Lyn – CTM phỏng dịch

HỒNG KÔNG (Reuters) – Người ta không cần nhìn xa hơn con sông chảy qua Shangba cũng đủ hiểu mức độ ô nhiễm kim loại nặng mà các chuyên gia nói rằng đã biến các thôn xóm trong khu vực này của miền nam Trung Quốc thành những làng ung thư.

Dòng sông có màu từ trắng đục đến đỏ thắm và đậm đặc tới độ hiếm khi gợn sóng. Tại Shangba, giòng sông không lan tỏa sự sống mà chỉ kéo theo chết chóc. “Tất cả các loại cá đều đã chết, thậm chí gà, vịt uống nước sông cũng chết. Nhúng chân xuống nước, là bị nổi ban và ngứa khủng khiếp”, ông Shuncai, một nông dân 34 tuổi sống cả đời tại Shangba cho biết như vậy.

“Chỉ nội năm ngoái, sáu người trong làng chúng tôi chết vì ung thư. Họ chỉ mới 30, 40 tuổi thôi.”

Bệnh ung thư đang là đám mây đen tối bao trùm toàn vùng phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ẩn hiện giữa những thửa ruộng bị ô nhiễm chất kim loại nặng thường được dùng để sản xuất pin, bộ phận máy vi tính và các đồ điện tử khác.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới từ năm 2007, mỗi năm ước tính có khoảng 460.000 người chết yểu ở Trung Quốc do tiếp xúc với nước và không khí bị ô nhiễm.

Hai người cháu gái của cụ Yun Yaoshun qua đời ở tuổi 12 và 18 vì ung thư thận và dạ dày mặc dầu những loại ung thư này hiếm khi xảy ra cho trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng tỷ lệ cao của bệnh ung thư đường tiêu hóa như vậy là do uống nước bị ô nhiễm.

“Cũng tại Đại Bảo Sơn và nước bẩn,” bà cụ Yun 82 tuổi nói khi phóng viên Reuters tới thăm làng. “Hai đứa nhỏ thường chơi tắm sông. Và ngay cả nước giếng của chúng tôi cũng bị nhiễm độc nữa”.

Con sông mà trẻ em chơi đùa chảy từ phía dưới mỏ Đại Bảo Sơn thuộc công ty quốc doanh Quảng Đông Đại Bảo Sơn Khai Khoáng, dài đến khu nhà xập xệ của dân làng. Cả vùng nước này bị nhiễm cadmium, chì, kẽm, indium và các kim loại khác.

Người dân sử dụng nước giếng tại Shangba để uống, nhưng các xét nghiệm của cơ quan BioMed Central vào tháng 7 cho thấy trong nước có quá nhiều cadmium, một chất kim loại nặng gây ung thư, cũng như chất kẽm, khi tích tụ quá nhiều sẽ hủy hoại gan và dẫn đến bệnh ung thư.

“Trung Quốc có nhiều ‘làng ung thư’ và có xác xuất cao sự gia tăng của bệnh ung thư là do dùng nước ô nhiễm”, ông Edward Chan, một viên chức thuộc tổ chức Greenpeace tại miền nam Trung Quốc cho biết.

Nhưng không chỉ do nước mà thôi, các kim loại nặng gây ung thư cũng đã vào tới đường dây sản xuất thức ăn.

Những núi chất thải từ ngành khai thác khoáng sản được bỏ bừa giữa các cánh đồng lúa trên toàn khu vực.

“Nếu thử nghiệm thì biết ngay loại gạo này bị nhiễm độc nhưng chúng tôi vẫn phải ăn. Nếu không thì chết đói”, ông He, một nông dân vừa nói vừa xúc gạo mới xay vào bao. “Vâng, chúng tôi cũng bán gạo này cho người khác nữa.”

Không có chăm sóc y tế

Chỉ còn rất ít gia đình chưa mắc bệnh ung thư tại các làng mạc dọc theo dòng chảy của sông từ mỏ Đại Bảo Sơn xuống.

Nhiều nhất là ung thư dạ dày, gan, thận và ruột già, chiếm khoảng 85 phần trăm tổng số các loại ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các làng này không được thống kê, nhưng các nhóm bảo vệ dân sinh tin rằng số người bị ung thư trong vùng cao hơn nhiều so với t ỷ lệ trung bình quốc gia.

“Ở miền nam Trung Quốc, nơi mà dân chúng trông nhờ phần lớn vào ao, hồ để lấy nước uống, tỷ lệ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa rất cao”, một báo cáo mang tên ‘Môi trường và Sức khỏe Nhân dân tại Trung Quốc’, do Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc xuất bản năm 2001, cho biết như vậy.

Trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, có hàng trăm, có lẽ hàng ngàn những làng mạc nhỏ bé, không tên tuổi đang phải hứng chịu hậu quả của việc phát triển kinh tế cấp tốc của cả nước. Các chuyên gia xác nhận tỷ lệ ung thư cao và các loại ung thư này đều do nạn ô nhiễm mà ra.

Đây có thể là số phận cho ngày càng nhiều dân số Trung Quốc vì các mỏ và nhà máy tiếp tục đổ ra hàng chục triệu tấn chất ô nhiễm mỗi năm vào hệ thống sông ngòi cũng như thải ra không khí, để đạt các chỉ số phát triển kinh tế hỏa tốc của Trung Quốc.

Nguồn tin chính thức của Nhà Nước cho biết tỷ lệ chết vì ung thư năm 2006 tăng 19 phần trăm ở thành thị và 23 phần trăm tại thôn quê so với 2005, nhưng họ không cho biết con số cụ thể là bao nhiêu.

Gánh nặng bệnh tật này cũng kéo theo những phí tổn lớn về kinh tế. Theo tin tức của Truyền thông Nhà Nước, chi phí điều trị bệnh ung thư đã đạt gần 100 tỷ nhân dân tệ mỗi năm (khoảng 14,6 tỷ USD), tức 20 phần trăm tổng số chi tiêu về y tế tại Trung Quốc.

Không được bồi thường

Việc thiếu vắng một hệ thống y tế quốc gia khiến hầu hết các nạn nhân phải tự trả tiền thuốc men cho mình.

Theo một bài báo xuất bản trong tạp chí Lancet vào tháng 10 năm 2008, tiền thuốc men chiếm tới 50 phần trăm nguồn thu nhập của mỗi gia đình ở Trung Quốc trong năm 2006 vì không đủ bảo hiểm.

Nhà NướcTrung Quốc không có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và hơn 80 phần trăm nông dân không có một loại bảo hiểm y tế nào cả, mặc dù đã có kế hoạch cải cách sâu rộng để năm 2011, hầu hết dân số sẽ có bảo hiểm y tế cơ bản.

Trong khi chờ đợi, cư dân của những cái gọi là làng ung thư, phải tự đào ra tiền lo thuốc men, thường bằng con đường nợ nần chồng chất để trả những khoản tiền thuốc, tiền bác sĩ khổng lồ.

“Một quan chức đến đưa cho tôi khoản tiền bồi thường là 20 nhân dân tệ ($2,93)”, Liang Xiti, một phụ nữ có chồng chết vì ung thư dạ dày ở tuổi 46 kể lại như vậy. Nội tiền thuốc của chồng bà đã phải mua tới 800 nhân dân tệ một tháng.

Zhang Jingjing, một luật sư đang giúp dân làng, cho biết hầm mỏ địa phương đã hứa sẽ phân phối một vài nghìn nhân dân tệ cho tất cả dân làng mỗi năm. Mặc dù các khoản tiền này quá ít để bù các chi phí y tế, nhưng bà Zhang nói rằng đó là một bước tiến triển.

“Điều này có nghĩa là các hãng khai mỏ thừa nhận họ gây ô nhiễm môi trường. Nếu không làm gì sai trái thì chẳng bao giờ họ chịu bỏ ra số tiền này”.

Hình ảnh và tiếng nói của dân chúng tại một trong những Làng Ung Thư nói trên có thể xem tại http://www.youtube.com/watch?v=6ZOjoYf-md8

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.