Linh Mục Lý: Tội nhân hay Chánh án

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi tên Phạm văn Thông…
Tôi không… tôi không… tôi không…
Mặc kệ nó, cứ nhận đầu chôn sống.
Không! Không!
Kệ xác nó, cứ nhận đầu chôn sống
Đồ lũ bay Việt gian cả giống
Cứ nhận đầu chôn sống
Thì “nó” vẫn còn sống: Phạm Văn Thông!
(Quách Thoại)

Đoạn thơ trên diễn tả một cảnh chôn sống người mà thi sĩ Quách Thoại ghi lại. Và quả đúng như điều Quách Thoại muốn nói: cho đến tận ngày nay Phạm Văn Thông vẫn còn sống. Những tiếng kêu: “tôi không…tôi không…” của ông cứ liên tục lập lại trong trí người đọc. Có lẽ Phạm Văn Thông bị giết trên một cánh đồng vắng nào đó, chỉ có một hai người thấy hoặc chẳng có ai, chỉ có ông và đám giết người biết. Những phiên toà trên cánh đồng hoang, những cái chết thầm lặng do một nhóm người nhân danh “xóa bỏ giai cấp” đã là những trải nghiệm đau thương mà nhiều gia đình Việt Nam phải gánh chịu. Cái chết của mẹ chiến sĩ Võ Đại Tôn là một điển hình. Từ chuyện nửa đêm vào nhà bắt người đem đi hành quyết đến những phiên toà Cải Cách Ruộng Đất. Tính đến nay cũng đã hơn nửa thế kỷ, nhưng những phiên toà “rừng rú”, những phiên toà vi phạm luật pháp trắng trợn vẫn đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Công lý ở đâu !? khi biểu tình ôn hoà cũng bị tống giam; luật pháp gì !? khi cùng một tội danh người thì bị ghép năm năm tù, người lãnh bản án lên đến mười sáu năm…

Tây phương có câu “Một bức ảnh bằng cả ngàn lời nói“, nhưng tấm ảnh có thể nói nhiều lời nhất là tấm ảnh bịt miệng. Hôm ấy là ngày 30/3/2007, đúng 53 năm sau chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, hình ảnh một linh mục Việt Nam bị bịt miệng ngay trước toà án đã được lan truyền đi rất xa. Buổi xử án với bàn tay công an Nguyễn Minh Tân bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý đã mở mắt cả thế giới về hệ thống công lý tại Việt Nam. Người Linh mục ấy muốn nói điều gì vậy? Chỉ đến lúc này thế giới mới nghe được điều ông muốn nói: “Tự do tôn giáo hay là chết!”.

Thật ra Linh mục Lý đã bị bắt rất nhiều lần trước đó. Năm 1977 khi đang làm thư ký cho Đức cố Giám mục Philippe Nguyễn Kim Điền, linh mục Lý đã bị bắt vì tội cho phổ biến hai bài phát biểu của Đức cha Điền. Nội dung hai bài phát biểu này lên án chủ trương tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản. Từ sau ngày 30/4/1975 nhiều cơ sở, tài sản của tất cả các Giáo hội: Cao Đài, Phật giáo, Công Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo… đã bị trưng thu một cách tuỳ tiện, nhiều văn bản pháp qui được ban hành để hạn chế hay tước bỏ mọi sinh hoạt của các tôn giáo này một cách nghiệt ngã. Nhiều vị lãnh đạo các tôn giáo đã bị giam cầm, bức hại. Đức cha Điền nhìn thấy trước điều đó, chính bản thân ngài sau này cũng bị giết chết một cách bí mật tại bệnh viện vào ngày 08/6/1988. Ngay sau cái chết của ngài, người thư ký của Đức cha đã mang theo lời trăn trối của ngài suốt cuộc hành trình của mình. Sau lần bị giam giữ đầu tiên, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã đơn thân đối đầu với cả một hệ thống đàn áp khắc nghiệt lúc ấy. Đâu đó trong lòng ông còn âm vang mãi những lời nhắn nhủ của Đức cha: “nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó có quyền tối thượng là tự do tín ngưỡng, … thì tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn tuân luật pháp của con người. Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù ngục và chết chóc. Hậu quả đó, chủ chăn của Anh Chị Em hôm nay sẵn sàng và vui lòng đón nhận…”

Từ năm 1983 đến năm 1992, Linh mục Lý đã bị kết án và giam giữ 10 năm tại Trại Tù Nam Hà. Sau khi được thả ra, Cha viết và cho phổ biến “Bản Tuyên Ngôn 10 điểm” đòi Tự Do Tôn Giáo. Năm 2000 Cha đã cắm xuống thửa ruộng của giáo hội đã bị tịch thu bởi nhà nước hai tấm bảng với dòng chữ “Chúng tôi cần tự do tôn giáo”. Vị chủ chăn của Nguyệt Biều đã tự tay gieo những hạt lúa đầu tiên xuống thửa ruộng này. Hai tấm bảng sau đó đã bị nhà cầm quyền ném xuống ao. Ngay buổi sáng ngày hôm sau chính tay Cha lại kẻ tấm bảng khác rồi đem treo trên tháp nhà thờ. Từ đó, cuộc đời Cha lại thêm một chuỗi những hy sinh không ngừng. Ngay hôm ấy một Thiếu Tướng và khoảng 600 công an đã được điều động đến An Truyền để vây bắt Cha. Cha đã bị kết án, bị bỏ tù liên tiếp trong nhiều năm, nhưng Cha chưa bao giờ ngừng đấu tranh cho công lý, Cha sắt son với quyết tâm của chính mình “tự do tôn giáo hay là chết”. Cha đã nói với bà Virginia E. Palmer, phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam rằng:“Mỗi lần vào tù, tôi đều quỳ cúi xuống hôn đất mà thầm nói: ‘Con xin nhận nhiệm sở mới’ Nhiệm sở mới này không phải đức Giám mục bổ nhiệm tôi đến mà là Chúa Giêsu Kitô”.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiền hoà, nhân bản, thiết tha yêu nước. Ba mươi năm chiến tranh với rất nhiều mất mát, nhưng những hận thù, những vết thương giữa hai miền đã liền da vì một nỗi thao thức chung cho vận mệnh dân tộc. Không một ai trong chúng ta muốn nhớ đến những hình ảnh kinh hoàng của những buổi đấu tố nơi đình làng năm xưa. Tuy nhiên, chúng ta cũng chính là cái bóng của lịch sử, chúng ta cũng đang chứng kiến trước mắt những cái chết oan khuất của biết bao người dân vô tội và những phiên toà lạc hậu không kém. Chuyện công an đánh chết dân rồi dàn cảnh tự tử không chỉ xảy ra cho một người. Những phiên toà oan sai như vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vụ xử tám dân oan ở Bến Tre vẫn còn đang tiếp diễn. Luật sư vẫn còn bị cấm nói, bị lôi ra khỏi phòng xử, bị công an áp giải như một tội nhân và bị đẩy ra đường. Chính sự tuỳ tiện của những phiên toà này đã khiến đại diện các sứ quán nước ngoài bắt đầu cử các quan sát viên của họ đến dự những phiên xử chính trị.

Ngày 30 tháng 3 này là kỷ niệm lần thứ năm ngày diễn ra phiên toà bịt miệng Cha Lý, tôi chạnh nhớ đến ngọn lửa của Cha, ngọn lửa của tình thương sự thật và lẽ phải. Ngọn lửa mà Cha bảo rằng dù với bao nhiêu nhà tù, bao nhiêu bức tường dày cũng không ngăn được ánh sáng của nó. Trong phiên toà hôm đó, trước mắt thế giới cha không phải là một tội nhân. Cha đứng thẳng cho niềm tin của mình. Và ngọn lửa của cha đang được tiếp nối bởi rất nhiều, rất nhiều những thanh niên công giáo khắp nơi. Nhìn những khuôn mặt trẻ của mười bảy thanh niên công giáo, bỗng dưng tôi nghĩ đến nhà văn William Faulkner và câu nói nổi tiếng của ông:“Tôi tin rằng mỗi con người không chỉ đơn thuần chịu đựng. Anh ta sẽ chiến thắng. Anh ta bất tử, không phải bởi anh ta là sinh vật duy nhất có giọng nói không mệt mỏi, mà vì anh ta có linh hồn, một linh hồn có lòng trắc ẩn, biết hy sinh và kiên trì.”

Chúng ta không thể quay ngược lịch sử, chúng ta không cứu được những cái chết oan ức trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng chúng ta có thể chấm dứt những phiên toà, chấm dứt những bản án oan nghiệt đang giáng xuống đầu người vô tội hôm nay. Trong bất cứ thời đại nào, không một ai muốn đất nước mình là một ví dụ của nhân loại về mức độ lạc hậu và man rợ. Mặt khác, khi nhìn về một quốc gia lạc hậu và man rợ, thế giới không chỉ nhìn thấy sự yếu kém và tàn tệ của nhóm người lãnh đạo mà họ còn nhìn vào người dân của nước ấy, nhìn vào dân tộc tính của quốc gia ấy.

Linh mục Lý, 17 thanh niên công giáo, chị Bùi Minh Hằng, chị Đỗ Minh Hạnh… họ đang nỗ lực để chấm dứt những phiên toà phi pháp đó. Chỉ bằng cách lên tiếng, bạn đã và đang góp phần của chính mình. Bằng cách lên tiếng, nhạc sĩ Việt Khang đã đem được 150.000 chữ ký đến thẳng toà Bạch Ốc. Chấm dứt những phiên toà “rừng rú” là giành lại công lý cho những người vô tội. Chấm dứt những phiên toà ấy, chúng ta cũng đang giành lại sự công bằng cho chính chúng ta.

Trong phiên toà ngày 30 tháng 3, tôi nhìn thấy vị “chánh án của dân tôi” đang đứng trước vành móng ngựa, để nhìn thẳng vào những tội nhân đang ngồi trên bục cao với bản án trong túi! Ông đã chọn đứng như thế từ những ngày tóc còn xanh, và sẵn sàng chọn thái độ ấy suốt cuộc đời còn lại của mình./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.