Lộ rõ tính chất phe nhóm trong cách xử Trương Minh Tuấn và Đinh La Thăng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cả hai ông Trương Minh Tuấn và Đinh La Thăng đều bị Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận về các vi phạm đều là rất nghiêm trọng; nhưng các biện pháp kỷ luật đã cho thấy có sự khác biệt trong cách đối xử phe nhóm. Tại sao?

Ngày 27 tháng 4, 2017 Ủy ban kiểm tra trung ương đảng ra thông báo về những vi phạm của Đinh La Thăng trong thời kỳ làm Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn dầu khí (2008-2011) là rất nghiêm trọng và đề nghị Bộ chính trị, Trung ương đảng xem xét biện pháp kỷ luật.

Trong Hội nghị Trung ương 5 vào ngày 7 tháng 5, 2017 ông Đinh La Thăng bị kỷ luật cảnh cáo và cách chức Ủy viên Bộ Chính Trị. Đến ngày 10 tháng 5, 2017 ông Định La Thăng bị Bộ Chính Trị cho thôi chức Bí Thư Sài Gòn nhưng được cử về làm Phó Ban Kinh Tế Trung Ương. Lúc này Đinh La Thăng những tưởng là mọi chuyện sẽ êm thấm, tạm trú trong Ban Kinh Tế để làm lại cuộc đời, và đã tuyên bố rằng: “Các biện pháp kỷ luật của Bộ chính trị có lý và có tình.” Nói cách khác, Đinh La Thăng đã hy vọng rằng còn giữ được ghế Trung ương thì sẽ có cơ may phục hồi…

Nhưng đến ngày 8 tháng 12, 2017, Bộ công an đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra hai tội: 1/ Làm mất trắng 800 tỷ đồng mà Tập đoàn dầu khí đã hùn vốn vào trong Ngân hàng Ocean Bank; 2/ Làm thiệt hại dự án xây dựng nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Phiên tòa xét xử Đinh La Thăng được dựng lên cấp tốc với hai phiên xử. Phiên xử thứ nhất liên quan đến vụ Nhà máy Nhiệt Điện Thái Bình 2 bị kết án 13 năm tù vào ngày 21 tháng 1. Phiên xử thứ hai liên quan đến vụ Ocean Bank bị kết án 18 năm tù và bồi thường 600 tỷ đồng vào ngày 29 tháng 3.

Nói tóm lại, lò đốt tham nhũng của ông Trọng đã nướng Đinh La Thăng 31 năm tù giam và phải bồi thường thiệt hại 600 tỷ đồng. Với kết quả này ông Thăng đã trở thành “ma tù” của một chế độ không tình, không lý.

Trong khi đó, Trương Minh Tuấn dính với vụ MobiFone mua 95% cổ phần của công ty tư nhân AVG với giá 8,889 tỷ đồng đã được báo chí đề cập từ đầu năm 2016; nhưng mãi đến ngày 24 tháng 3, 2018 Thanh Tra Chính Phủ mới công bố kết quả thanh tra và cho rằng vụ mua bán này có “nguy cơ” gây thiệt hại 7,000 tỷ đồng.

Lý do Thanh Tra Chính Phủ gọi là “nguy cơ” vì Trương Minh Tuấn đã được lãnh đạo mách nước là phải dàn xếp để cho AVG trả lại số tiền đã nhận từ MobiFone để chạy tội. Chính vì thế mà đúng một tháng sau khi Thanh Tra Chính Phủ công bố “nguy cơ”, bên AVG đã tự động trả lại toàn bộ 9,000 tỷ đồng cho MobiFone qua trung gian của Trương Minh Tuấn vào ngày 26 tháng 4, 2018.

Ngày hôm sau, 27 tháng 4, Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đưa vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; cùng ngày, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng công bố kết luận điều tra 5 cá nhân vi phạm rất nghiêm trọng trong vụ này là Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng 4T [Thông Tin, Truyền Thông]), Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng 4T), Lê Nam Trà (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone), Phan Đình Trọng (Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp của Bộ 4T), Cao Duy Hải (Tổng giám đốc MobiFone).

Ngày 16 tháng 7, 2018, Bộ Chính trị ra quyết định, thi hành kỷ luật Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ 4T. Ngày 23 tháng 7, Trần Đại Quang, Chủ tịch nước ký quyết định “tạm đình chỉ” chức Bộ trưởng 4T của Trương Minh Tuấn.

Ngày 27 tháng 7, Trưởng ban tổ chức Phạm Minh Chính thay mặt Bộ chính trị đến văn phòng ban tuyên giáo đọc quyết định của Bộ chính trị cử Trương Minh Tuấn về làm Phó ban tuyên giáo trung ương.

Những diễn tiến kỹ luật đối với Trương Minh Tuấn rõ ràng là có sự nương tay ở bên trong Bộ chính trị, khác xa với các biện pháp kỷ luật đối với Đinh La Thăng.

Cả hai đều bị ghép tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng”. Cả hai gây thất thoát tài sản nhà nước nhưng Đinh La Thăng thì bị quy kết làm thiệt hại non 1,000 tỷ đồng cho hai vụ Ocean Bank và Nhiệt điện Thái Bình 2, trong khi Trương Minh Tuấn bị quy kết có “nguy cơ” thiệt hại 7,000 tỷ đồng khi mua công ty AVG.

Nhưng kết quả kỷ luật thì Đinh La Thăng phải ngồi tù 31 năm, bị phạt bồi thường 600 tỷ đồng và nhất là bị khai trừ ra khỏi đảng. Tức là ông Thăng không chỉ bị tù mà còn mất hết tất cả quyền lợi sau hơn 30 năm phục vụ đảng CSVN.

Trong khi đó, Trương Minh Tuấn chỉ bị mất ghế Bộ Trưởng 4T nhưng vẫn còn giữ ghế Ủy viên Trung Ương và tiếp tục làm Phó ban tuyên giáo.

Rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đã chỉ giơ cao đánh khẽ đối với Trương Minh Tuấn để cho qua vụ lình xình MobiFone mua công ty AVG. Trong thâm tâm, Nguyễn Phú Trọng không muốn làm tổn thương đàn em trong khối Tuyên Giáo, vốn là lãnh địa quan trọng mà ông Trọng sẽ lui về cố thủ khi bị đối phương tấn công.

Đinh La Thăng hoàn toàn trái ngược với Trương Minh Tuấn. Thăng là đàn em của Nguyễn Tấn Dũng và là nhân vật có nhiều triển vọng thay thế ghế Tổng Bí Thư ở Đại Hội 13 vào tháng 1 năm 2021. Nếu không triệt hạ Thăng thì với vị trí Bí Thư Sài Gòn hay Phó Ban Kinh Tế Trung Ương, Đinh La Thăng có thể tạo thành hậu cứ riêng với sự hậu thuẫn của gia đình Nguyễn Tấn Dũng.

Nói tóm lại, triệt hạ Đinh La Thăng nhưng nương tay với Trương Minh Tuấn cho thấy là Nguyễn Phú Trọng chỉ hành xử theo quyền lợi phe nhóm, mượn danh chống tham nhũng để triệt hạ đối thủ và củng cố quyền lực. Bàn tay “đốt lò” liệu có đen hơn “thanh củi”?

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?