Lòng yêu nước của người Việt Nam luôn còn đó!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau sự kiện tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu Hải Giám 84 của Trung Quốc ngang nhiên xâm hại trong vùng lãnh hải của Việt Nam, một làn sóng phản đối Trung Quốc đang dấy lên ngày càng mạnh mẽ cả trong thế giới mạng và cuộc sống thực. Trong các công sở, văn phòng, từ các quán café sang trọng tới quán cóc vỉa hè, từ câu lạc bộ hưu trí tới phòng khách gia đình, đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán xôn xao về “bọn Trung Quốc” ngang ngược, ai cũng bức xúc và căm giận.

Tôi có người bạn đã gần một năm không gặp, vậy mà khi gặp lại, câu đầu tiên anh hỏi là có biết chuyện tàu Trung Quốc xâm hại vùng biển của Việt Nam không? Anh bạn còn tức giận vì Việt Nam sao không mang máy bay ra xua đuổi “lũ cướp”? “Sang châu Âu mua mấy quả tên lửa về bắn bỏ mẹ chúng nó (Trung Quốc) đi chứ sợ gì?” Bác hàng xóm nhà tôi thời trai trẻ đã từng tham gia chiến trường Tây Nguyên, giờ đã có cháu nội cháu ngoại, vậy mà cũng mang tờ báo Thanh Niên sang nói chuyện cùng mấy bác trong tổ hưu. Các bác bảo nếu Trung Quốc phát động chiến tranh, bác sẵn sàng động viên con cháu lên đường bảo vệ Tổ Quốc! Đọc tin trên mạng còn thấy khí thế hừng hực hơn rất nhiều. Trang tin Yahoo Việt Nam trong 2 ngày đầu đưa tin đã có gần 6000 lời bình luận của độc giả bày tỏ bức xúc với cách hành xử của Trung Quốc, và còn có rất nhiều người kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc, thậm chí còn kêu gọi biểu tình. Và đến ngày 1 tháng 6, đã thấy xuất hiện lời kêu gọi xuống đường tuần hành hòa bình phản đối Trung Quốc leo thang ở biển Đông vào ngày 5/6 trên mạng internet. Tuy nhiên sau đó cũng có những ý kiến cho rằng không nên biểu tình vì pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn cấm. Lòng yêu nước của người dân đang bị thử thách.

Sau mấy ngày suy nghĩ, có cả đôi chút lo lắng, nhưng cuối cùng sức hút của lòng yêu nước đã khiến tôi lên đường.

Sáng chủ nhật, khi tôi tới khu vực đại sứ quán Trung Quốc, cả đoạn đường Hoàng Diệu ở đó đã bị chặn lại, bóng cảnh sát áo xanh áo vàng khá đông. Mới 8 giờ sáng, nắng đã lên cao, và trời khá nóng nực, nhưng cái oi nóng mùa hè ở Hà Nội không thể ngăn cản những con người yêu nước tới trước cổng đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hành động xâm chiếm và gây hấn trên Biển Đông. Cách một con đường đã bị ngăn lại, cách thêm cả một khoảng cỏ rộng, mà đứng trên đó có lẽ đều là lực lượng an ninh, rồi mới đến đông đảo những người biểu tình, nhưng sức mạnh của họ đã khiến cho sứ quán “thiên triều” bên kia sợ hãi. Sau hai cánh cổng khép hờ không một bóng người. Số người biểu tình đông hơn miêu tả của BBC vào trưa nay, thực tế có đến khoảng 1 ngàn người đứng biểu tình phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Những người biểu tình mang theo cờ, khẩu hiệu với những dòng chữ “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường” (nhưng dòng chữ tiếng Hoa dịch của câu này viết chưa chính xác), “China, hàng xóm to xác, xấu tính”, “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “phản đối đường lưỡi bò phi pháp”, “phản đối Trung Quốc gây hấn”, “Hải Giám của Trung Quốc, hải tặc của Biển Đông” … Họ đứng ôn hòa đối diện với cổng sứ quán và giơ cao biểu ngữ, giương cao cờ. Có cả một tấm bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam”. Tôi thấy một em còn rất nhỏ tuổi cũng hiên ngang giơ cao biểu ngữ “Stop Chinese invasion of Vietnam’s land!” (chấm dứt sự xâm lược của Trung Quốc tới Việt Nam!), khi tôi hỏi em học lớp mấy, em không ngần ngại cho biết em đang học lớp 8, còn nói cả tên trường học.

JPEG - 59.4 kb

JPEG - 75 kb

Tôi khâm phục sự dũng cảm của em! Khi Tổ Quốc lâm nguy, sức mạnh toàn dân chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để chiến thắng quân thù. Nhưng được khoảng 45 phút thì lực lượng an ninh bắt đầu yêu cầu những người biểu tình dời khỏi khu vực vườn hoa trước cửa sứ quán. Đoàn người lại tiếp tục hô vang khẩu hiệu phản đối Trung Quốc gây hấn. Tuy bắt đầu bị giải tán, nhưng lượng người biểu tình đã đông hơn lúc 8 giờ sáng, do rất nhiều người đi đường sẵn sàng gia nhập vào đám đông. Tôi cũng nhìn thấy khá nhiều người nước ngoài cũng có mặt ở đó. Tình hình tại khu vực biểu tình cũng khá ổn định, không thấy có người bị xô đẩy hay đánh đập, lực lượng an ninh dùng loa yêu cầu mọi người dời đi và đi lên vỉa hè.

JPEG - 83.2 kb

JPEG - 69.2 kb

Khi đoàn người bắt đầu kéo dài đi dọc theo đường Điện Biên Phủ, qua ngã năm Cửa Nam, đi vào đường Tràng Thi, rất nhiều xe đang chạy trên đường đã dừng lại nhường cho đoàn người đi qua, vẻ mặt ai cũng phấn khích. Thường ngày xe cộ chen lấn tranh nhau đi, hôm nay dường như tinh thần yêu nước đã khiến sự hoà nhã sống lại trong lòng mọi người. Có thể cảm nhận tinh thần dân tộc và lòng yêu nước bừng trên từng gương mặt, cả những người đi trong đoàn biểu tình lẫn những người dân ven đường.

Tôi nhìn thấy một cô tầm tuổi hơn 60, tay cô cũng cầm một tờ biểu ngữ phản đối Trung Quốc gây hấn. Tôi hỏi sao cô cũng tham gia biểu tình, cô nói vì mình là người Việt Nam, thấy “chúng nó” xâm chiếm biển đảo của mình không chịu được! Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! Đi tiếp trong tiếng hô vang của đoàn người trên đường phố. Tôi thấy ngay cạnh tôi là tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện và một người bạn, tôi không biết tên người này, nhưng nghe thấy anh đang nói chuyện với một anh công an mặc đồng phục áo vàng cũng đang hòa vào dòng người biểu tình (trông giống như tất cả đều có chung một mục đích như nhau vậy), rằng “anh em văn nghệ sỹ cũng muốn nhân dịp này có tiếng nói riêng của mình, chứ không phải để cho thành phần nào lôi kéo”. Nhưng có lẽ thành viên nhỏ tuổi nhất của đoàn biểu tình là một em bé mới 15 tháng tuổi, được bố công kênh lên cổ. Mẹ em “khoe” là em đi từ hơn 100km đến đây đấy, cả nhà đi từ 5 giờ sáng về Hà Nội, về để góp một tiếng nói khẳng định chủ quyền đất nước, để gặp gỡ anh em bạn bè, và để thấy được vui như đi hội! Nắng đã gay gắt trên đầu, một lá cờ được chuyển qua che nắng cho em bé.

JPEG - 89.6 kb

Tôi dừng lại hỏi mấy bạn trẻ trong một cửa hàng trên phố Cửa Nam rằng, nếu không phải đang làm việc thì các bạn có muốn tham gia vào đoàn biểu tình không? Mấy bạn trẻ đều nói rất muốn, và tự hào vì thấy người Việt Nam không hề sợ Trung Quốc. Một anh trạc tuổi 40 tôi gặp trên đường Hàng Bông thì nói sẵn sàng ra chiến trường nếu có chiến tranh. Một bác đứng trước cửa nhà phấn khởi nhìn đoàn người diễn hành qua và nói “Hay lắm! Phải đi đông vào! Tập dượt nhiều nữa vào!”

Đoàn người đi trên phố Hàng Gai, nơi này có rất nhiều cửa hàng bán cờ, những người chưa có cờ cầm tay đều muốn mua thêm cờ. Nhưng bỗng có một người chạy chen vào cửa hàng quát hỏi chủ cửa hàng đâu? Không được phép bán cờ! Ngay lập tức rất nhiều người trong đoàn biểu tình phản đối. Tại sao không cho chúng tôi thể hiện lòng yêu nước? Không bán cờ VN thì bán cờ Trung Quốc à? Luật pháp nào cấm người dân mua cờ?? Người đàn ông cấm bán cờ lủi ra ngoài, không biết là tiếp tục chạy đi ngăn những cửa hàng khác hay bỏ đi. Cuối cùng thì những người biểu tình vẫn mua thêm được khá nhiều cờ, một cô gái người nước ngoài cũng được bạn đi cùng mua cho một lá cờ cầm ở tay.

Ra tới Hồ Gươm, loa của lực lượng an ninh lại kêu gọi mọi người đi lên vỉa hè. Đoàn người vẫn tiếp tục hô vang những câu khẩu hiệu “phản đối Trung Quốc xâm lược”, Hoàng Sa -Trường Sa – Việt Nam”…, dòng xe trên đường đều đi chậm lại như muốn hòa vào dòng người yêu nước. Màu cờ đỏ rực in bóng xuống mặt hồ Gươm thiêng liêng. Đoàn diễu hành ra trước tượng đài vua Lý Thái Tổ, tập trung tại đây như muốn báo cho các bậc tiền nhân biết rằng thế hệ con cháu người Việt hôm nay vẫn đang tiếp nối truyền thống yêu nước kiên cường của cha ông thưở trước.

JPEG - 88.4 kb

Sau khi “báo cáo” với vua Lí Thái Tổ, đoàn người tiếp tục đứng trước trụ sở ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, lực lượng an ninh vội vã lấy hàng rào chắn trước cổng ủy ban, nhưng có vẻ không ai trong đoàn biểu tình có ý định “ghé vào” trụ sở này. Họ tiếp tục giương cao biểu ngữ, và di chuyển dọc theo bờ hồ.

Tôi thấy em bé đã ngủ thiếp trên tay bố, và gia đình em đã ngồi lại trên ghế đá ven hồ. Trời Hà Nội lúc này đã gần trưa, nắng nóng. Tôi cũng dừng lại ngồi nói chuyện với mẹ của bé. Chị cho biết cả nhà chị về đây đi biểu tình từ sáng sớm, nhưng không thấy mệt, mà chỉ thấy vui, vì thấy mình đã làm được một việc có ý nghĩa. Chị nói chị cũng thường giúp những người lao động bị các công ty môi giới lừa gạt, và sáng nay khi về Hà Nội đi biểu tình chị luôn bị công an theo dõi. Chị chỉ cho tôi thấy một người đứng cách đó không xa, nói :“đấy, nó theo nhà em suốt từ 5 giờ sáng đến giờ đấy”. Tôi bỗng giật mình, không biết có ai phải mất công theo tôi từ sáng tới giờ không nhỉ? Tôi bày tỏ lo lắng với chị, nhưng chị nói “Làm sao mà phải sợ? Mình có làm gì sai đâu? Họ có gọi lên hỏi thì có sao trả lời vậy, họ giữ rồi họ lại phải thả thôi mà.” Người phụ nữ đó đã cho tôi thêm niềm tin, rằng nếu mình làm đúng, thì sẽ chẳng ai có thể buộc tội mình được.

Chính nghĩa cũng như lòng yêu nước của mỗi người dân, dù có bị cản trở nhưng không thể bị vùi lấp. Tin vào chính nghĩa, tôi cũng tin rằng sự đoàn kết và lòng yêu nước chân chính của người dân Việt Nam sẽ phát huy được tác dụng, bảo vệ được đất nước qua khỏi cơn gian nguy; và không chỉ có vậy, lòng yêu nước của gần 90 triệu người Việt khắp năm châu sẽ là động lực để chúng ta cùng xây dựng lại đất nước phát triển vững mạnh và thực sự dân chủ như quy luật tất yếu của lịch sử.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.