Lực lượng 47: liệu có bảo vệ được độc tài?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày Giáng Sinh 2017 vừa qua, Tổng cục Chính trị, Quân đội Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã chính thức cho ra mắt công luận về lực lượng mang tên 47 có khoảng 10 ngàn quân, sau non hai năm chuẩn bị vào đầu năm 2016. Lực lượng này đang có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.

Tại sao bây giờ mới tuyên bố về Lực lượng 47?

Lực lượng 47 (LL 47) được khai sinh từ năm 2011, dựa theo Nghị định 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011, có nhiệm vụ tuyên truyền trên không gian mạng, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch với đảng CSVN, hay những đối tượng cơ hội chính trị trong quân đội. Mục tiêu ghi rõ trong nghị định này là “quản lý… không để văn hoá phẩm xấu độc xâm nhập vào đơn vị mình”. Điều này cho thấy lãnh đạo CSVN ngày càng thêm lo ngại hiện tượng “Diễn Biến Hòa Bình” đang xoáy mạnh trong tập thể quân đội nên đã phải dùng LL47 để theo dõi/ngăn ngừa “phản động” trong quân đội.

Nói cách khác, việc thành lập LL47 cho thấy chế độ đang run sợ: 1/ các phản ứng chống đối của người dân; 2/ thành phần quân nhân và đảng viên xa rời đảng đứng về phía nhân dân. Cả hai nỗi sợ này đang lớn dần.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và hoạch định công tác cho 2018, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Sài Gòn ngày 25/12/2017.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và hoạch định công tác cho 2018, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Sài Gòn ngày 25/12/2017.

Bằng chứng của sự sợ hãi này đến từ những phát biểu của một số cán bộ cao cấp CSVN.

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và hoạch định công tác cho 2018, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Sài gòn ngày 25/12/2017, ông Trần Quốc Vượng – ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thành viên thường trực Ban Bí thư, nhận định: “Người ta đặt câu hỏi là một lực lượng làm công tác tuyên giáo hùng hậu như thế này, chúng ta có tới 800 tờ báo cách mạng, vậy mà chúng ta lại chịu thua trên mặt trận này? Đây thực sự là một thách thức,” và nhấn mạnh: “Phải chủ động thông tin tích cực (tức tuyên truyền/tẩy não) trên mạng xã hội, internet nhằm góp phần thông tin tích cực vào công tác đấu tranh phòng ngừa suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.

• Cùng buổi, Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng báo động hiện đang có tình trạng: “Cán bộ, đảng viên đi tìm nhiều thông tin xấu trên mạng.”

• Cùng buổi, Bí thư Thành ủy SG Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Những thách thức và nguy cơ về công tác tư tưởng mà TP phải đối diện rất gay gắt hơn nơi nào hết và hơn bao giờ hết.”

• Cùng buổi, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân CSVN, nhận định: “Quân ủy trung ương hết sức quan tâm, xây dựng lực lượng thường trực phản bác các quan điểm sai trái. Lực lượng bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội cũng phát triển và tới đây sẽ có lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạngNên chúng ta hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái.

Những lo ngại nói trên đã gia tăng với số lượng người sử dụng mạng Internet tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua. Từ con số 7 triệu người sử dụng Internet vào năm 2007, ngày nay 63% dân số 93 triệu người có thể truy cập mạng Internet, hơn 72 triệu người sử dụng điện thoại di động và thông minh, và non 60 triệu người dùng Facebook năm 2017 (đứng thứ 7 trên thế giới).

Rõ ràng là mạng xã hội đã giúp mở rộng không gian liên lạc và trao đổi từ VN ra khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là môi trường mà các nhà hoạt động yêu nước tìm đến nhau, chia sẻ thông tin và bứt tung bức màn bưng bít thông tin, vạch ra những sai trái, xuyên tạc của chế độ. Internet đã giúp kết nối những tấm lòng, giúp người dân vượt qua sự sợ hãi, tìm đến nhau, chia sẻ những suy tư và phương thức hoạt động để chấm dứt độc tài và phục hồi quyền làm người cho dân tộc.

CSVN đòi Facebook, Google hợp tác với bộ máy kìm kẹp tư tưởng

Tháng 2/2017, lãnh đạo Hà Nội đã yêu cầu Facebook và YouTube xóa các “nội dụng độc hại” từ các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam sống ở hải ngoại, nhưng đã không được các công ty này hợp tác. Tức giận, chế độ đã kêu gọi những công ty VN không quảng cáo với Youtube để làm áp lực, đồng thời đe dọa công ty nào có quảng cáo xuất hiện trên các video “phản động” sẽ bị phạt. Tuy nhiên, Reuters cho biết các video chống CSVN vẫn tràn ngập trên mạng.

Tháng 8/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đòi phải xiết chặt thông tin mạng trước những hoạt động của các “thế lực thù địch” (do dân, bởi dân và vì dân) vì: “chúng không những tác động lên vấn đề an ninh mạng, mà còn tác hại đến uy tín (không có) của lãnh đạo đảng và nhà nước.

Tại buổi tọa đàm do Hội Truyền thông số tổ chức ngày 21/11/2017, dự thảo luật An ninh mạng “đòi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Việt Nam.” Nhưng đề nghị này đã bị các đại biểu phản đối dữ dội, cho là trái với cam kết mà VN đã hứa với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam, đồng thời việc kiểm soát Internet sẽ có hại cho nền kinh tế.

Sự thất bại của lực lượng Dư Luận Viên

Ban Tuyên giáo của đảng CSVN cũng đã bắt chước Trung Cộng về mô hình “đội quân 50 xu”, đang nuôi một lực lượng khoảng 80.000 “dư luận viên (DLV)” thao túng trên không gian mạng từ nhiều năm qua. Tên gọi được đặt theo giá biểu 50 xu một “còm” mà Bắc Kinh trả cho đội quân lớn gấp 20 lần LLDLV của CSVN (khoảng 300.000 người vào thời điểm 2010, 2 triệu năm 2014). Nhưng ngay chính lực lượng DLV của Trung Cộng cũng phải nhìn nhận là không hiệu quả.

Vấn đề là tại sao quân đội lại cần có thêm quân số 10,000 “tay chuột” để làm gì? Phải chăng:

    • Dư luận viên quá yếu, vừa không hiệu quả vừa tạo ra hình ảnh “vô văn hóa” cho chế độ với những câu chửi rủa thô tục, hạ cấp, những ý tưởng lý luận ngờ nghệch, những dữ kiện không bằng chứng… Do đó, cần phải bổ sung hay thay thế?
    • Càng ngày người tham gia mạng xã hội càng đông, các nhà dân chủ từ “online” xuống “offline” càng nhiều, khí thế đấu tranh càng ngày càng gia tăng, sự phẫn nộ của người dân càng bùng phát lớn khi chế độ không còn có thể giấu giếm những lỗi lầm tày trời. Điển hình là những buổi tranh đấu chống Formosa vẫn còn đang sôi sục gần 2 năm qua; những vụ tranh đấu của nhân dân xã Đồng Tâm, của tài xế xe tại các BOT… tất cả đều được chuyển tải lên mạng nhanh chóng, luồng thông tin quốc nội-hải ngoại đến với nhau trong tích tắc. Do đó, cần phải gia tăng kiểm soát và đe dọa, dù có là “lấy thúng úp voi” đi chăng nữa?
    • Đặc biệt, những phân hóa trầm trọng trong nội bộ đảng được phơi bày kỹ lưỡng qua Internet bởi chính những thành phần cao cấp trong đảng, với những chi tiết “thâm cung bí sử” bay khắp thế giới. Do đó, cần phải dùng tới hàng ngũ quân đội, vốn được ăn lương nhiều hơn DLV, được đào tạo và đưa vào kỷ luật kỹ hơn, để làm gián điệp ngay trong hàng ngũ nội bộ và trong quân đội?

Tóm lại, nỗi lo sợ của đảng trước tình hình bấp bênh: chực chờ bùng nổ của xã hội và sụp đổ của cơ chế hàng ngũ đã khiến cho CSVN phải tuyên bố sự kiện 10.000 quân số “chuột” được bổ sung vào hàng ngũ quân đội để nhằm đe dọa tinh thần phong trào chống đối đang gia tăng, đồng thời trấn an chính guồng máy chế độ đang càng ngày càng lung lay và bất lực.

Giải pháp vô hiệu hóa “Lực lượng 47”

Mục tiêu của LL47, không khác gì mục tiêu của LLDLV trước đây, bao gồm:

    • Gián điệp mạng để ăn cắp thông tin kinh tế, kỹ thuật, tài chánh…
    • Thu thập thông tin về các tổ chức đấu tranh và các nhà đấu tranh dân chủ. Theo dõi, ăn cắp dữ kiện cá nhân, thả vi rút độc…
    • Tung tin giả, xuyên tạc, hủy hoại niềm tin, tấn công uy tín những cá nhân và tổ chức đấu tranh. Tạo sự phân hóa, tung hỏa mù, gây hiềm khích, hoang mang, chia rẽ.
    • Tuyên truyền trắng (trợn), đen, xám… nghĩa là đủ mọi hình thức, kể cả tin giả để tấn công vào chính nghĩa và các nhà dân chủ hay tổ chức đấu tranh, để điều hướng dư luận sang các vấn đề khác nhằm tản lực đấu tranh, và bênh vực lãnh đạo cũng như chế độ Hà Nội, đặc biệt trước những phanh phui “thâm cung bí sử” của chính các phe phái đảng đang chơi nhau và tranh giành quyền lực.
Ảnh: Telpresence24
Ảnh: Telpresence24

Khi hiểu rõ những mục tiêu của LL47, chúng ta có thể hóa giải dễ dàng những hoạt động của lực lượng “chuột” bằng cách:

  1. Gài các nhu liệu ngăn chặn mã độc. Không mở các email lạ hoặc đáng nghi. Chủ động loan báo về những email có mã độc. Chuyển tài liệu vượt tường lửa cho đồng bào trong nước. Mã hóa các tài liệu mật. Dùng gmail hai chìa… Cảnh giác và coi trọng an ninh mạng tối đa cho cá nhân để vừa bảo vệ mình vừa không tiếp tay làm lây lan mã độc.
    CSVN đã từng xiết mạng, chặn facebook, cấm nói về Hoàng Sa, Trường Sa, Nhân Quyền… từ năm 2009, nhưng đã không thành công. Đa số những người sử dụng mạng ở Việt Nam đã biết về “cách vượt tường lửa”.
  2. Cần chủ động thông báo với Facebook, Google, Twitter về những thông tin gian trá, hành xử sai trái của chế độ núp sau những trang FB/Youtube của Hà Nội, và những báo cáo “láo” của LLDLV/LL47.
    LLDLV đã nhiều lần báo cáo láo về Facebook cá nhân của các nhà hoạt động khiến những tài khoản này bị đóng, nhưng đã được mở lại sau đó khi chính chủ nhân của trang FB đã liên lạc trực tiếp với nhân sự trách nhiệm của công ty FB để nhờ can thiệp.
  3. Điều quan trọng hơn hết là chúng ta cần cảnh giác cao độ về những đánh phá, lũng đoạn của CSVN qua những bản tin bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ những nhân vật hoặc tổ chức đấu tranh, hoặc có uy tín/ảnh hưởng trong cộng đồng dân tộc. Chúng ta cần tập 4 thói quen quan trọng, đó là:
    • Không tin các cáo buộc mà không có bằng chứng. Hãy tìm hiểu sự việc một cách trực tiếp để tránh hiện tượng “tam sao thất bổn”. Góp phần phanh phui sự thật và bênh vực nạn nhân bị xuyên tạc.
    • Hãy đọc và kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn. Không tiếp tay chuyển tải những bài viết/tin tức mang tính xuyên tạc, gây hiềm khích/chia rẽ.
    • Giữ vững niềm tin, đừng để bị những sự việc tiêu cực lũng đoạn và ảnh hưởng.
    • Đánh giá người và sự việc trực tiếp qua các hành xử và tư cách của đối tượng. Đừng tin vào những đồn đãi.

    Bốn điểm sau cùng cũng cần áp dụng trong đời sống offline hàng ngày vì hiện tượng tiêu cực dễ xâm nhiễm trong cộng đồng chúng ta vốn mang nhiều hoài nghi do những thăng trầm của lịch sử dân tộc, do hệ quả chia rẽ/tạo nghi ngờ của chế độ CSVN, mà cánh tay nối dài của Hà Nội vẫn tiếp tục thao túng từ trong nước ra tới hải ngoại.

Tóm lại, giữ vững niềm tin vào chính nghĩa và sức mạnh dân tộc, vào sự tốt đẹp của đa số đồng bào, dùng phán đoán của trí tuệ dựa vào bằng chứng thay vì cảm tính và thành kiến thì chúng ta sẽ vô hiệu hóa được sự lũng đoạn của những thế lực hoặc cá nhân đen tối, và kết hợp được lòng dân thành sức mạnh vô biên để phá tan màn đêm tăm tối đang ngự trị trên quê hương yêu dấu.

Trần Diệu Chân
25/1/2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.