Màn kịch vụng về

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Màn kịch vụng về

(Nhân việc xử lý “lỗi kỹ thuật” của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Cái tin Trung Quốc tập trận ở vùng biển Hoàng Sa trên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây phẫn nộ đối với mỗi công dân Việt Nam. Nhưng từ đó đến nay, gần một tháng trời, cách chống chế của Ban lãnh đạo báo này lại càng gây phẫn nộ hơn. Xin nêu mấy điểm vô lý đến không thể hiểu nổi.

1. Nếu là lỗi kỹ thuật thực sự thì phải có phản ứng kịp thời: gỡ bỏ, xin lỗi bạn đọc, họp cơ quan xử lý vụ việc và công khai kết quả xử lý đó. Bởi vì dù là lỗi kỹ thuật nhưng hậu quả của nó là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến chủ quyền quốc gia, tư thế của dân tộc và uy tín của Đảng.

Thế nhưng việc xử lý hết sức “lề mề”. Kể từ ngày 4/ 9 được đưa lên mạng, sau khi dư luận cả nước sôi sùng sục, nhiều ngày sau bài báo mới bị gỡ xuống. Khoảng 2 tuần sau (tôi không nhớ chính xác, đâu 25/9) mới có lời xin lỗi với những lời lẽ hết sức mơ hồ là “lỗi kỹ thuật”. Và 24 ngày sau vụ việc xảy ra (29/10) cơ quan hữu trách mới công bố kết quả xử lý và đương sự mới ló mặt trả lời báo chí.

Xét ở góc độ thuần là “lỗi kỹ thuật” cũng không thể chấp nhận cung cách trên. Bạn tôi làm ở NXB Giáo dục, loại “lỗi kỹ thuật” cũng thường xảy ra đối với biên tập viên; nếu là lỗi gây hậu quả nghiêm trọng (ghi sai năm tháng của sự kiện, ghi sai tên tác giả sách, ghi thông tin xuất bản sai quay định,… đã bị coi là nghiêm trọng), lập tức ngay trong ngày, Tổng giám đốc yêu cầu đương sự tường trình, xem rõ ai sai, sai ở khâu nào, và chỉ 1 – 2 hôm sau là có quyết định kỷ luật.

Việc xử lý “lỗi kỹ thuật” rất nhanh, rất dễ, bởi vì cái sai rất rõ ràng, không cần nghiên cứu, không cần tranh luận. Ví dụ sai so với bản gốc đã ký duyệt thì thuộc cán bộ sửa bản in; nếu sai từ bản gốc thì trách nhiệm bắt đầu kể từ biên tập viên nội dung, tính ngược trở lên những người đã đọc kiểm tra và ký duyệt (trưởng ban biên tập, Phó tổng biên tập phụ trách chuyên ngành, cuối cùng là Tổng biên tập).

2. Dù là “lỗi kỹ thuật” đi chăng nữa nhưng hậu quả nặng nề thì cũng phải xử lý tương ứng với hậu quả mà nó gây ra. Nổ Nhà máy điện nguyên tử Chernobưl cũng là lỗi kỹ thuật của mấy anh thợ điện thôi nhưng Giám đốc nhà máy đã bị đi tù. Ở đây lại kỷ luật ở mức độ “khiển trách” thì thật không thể hiểu nổi.

Việc để kéo dài như trên, lại trong lúc dư luận đang bức xúc rõ ràng là chuyện không bình thường, nó cho thấy đương sự và cấp trên của đương sự đã dùng nhiều thời gian để bàn cách chống chế.

3. Việc chống chế thật là vụng về. Đã thừa nhận là bản tin “dịch” nguyên văn thì còn làm sao thêm được chữ “ngang ngược”? Chẳng lẽ tờ báo chính thống của Trung Quốc lại tự phê phán vị Phó tư lệnh của mình là “ngang ngược” và “ngang ngược” với ai với ai kia chứ? Theo lôgic của văn bản thì hóa ra “ngang ngược” với chính Trung Quốc? Và thật kỳ cục, chữ ngang ngược làm sao đi với chữ “nhấn mạnh” thành “ngang ngược nhấn mạnh”? Ông Quát bỗng nhiên đổi chữ “nhấn mạnh” thành chữ “tuyên bố” là không trung thực. Rất nhiều trang mạng còn lưu bản tin ấy, phi tang sao được?

4. Chúng tôi cho rằng chữ “ngang ngược” được thêm vào sau khi chuyện đã vỡ lở, thậm chí sau nhiều ngày bày mưu tính kế mới có sáng tác ra được cái chữ “ngang ngược” ấy. Để rõ thực hư việc này, về mặt kỹ thuật chắc chẳng khó gì. Chỉ khó ở chỗ người ta có chịu làm và làm trung thực hay không thôi.

Văn Hải
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”