Một bước đầu thay đổi đúng chiều

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ khi nắm quyền vào năm 1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính của nhà nước Cộng sản Việt Nam đều có hàng chữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” phía dưới hàng chữ quốc hiệu. Đồng thời cũng đã có một số văn bản quy định về việc này và xem đây là điều bắt buộc trong hình thức trình bày một số loại văn bản nào đó. Còn dân chúng thì chỉ tuân theo một cách máy móc, thậm chí có người còn viết hai hàng chữ này trên thư từ riêng tư. Thế nhưng, trong hơn một tháng qua, việc bỏ hay giữ lại hàng chữ “độc lập – tự do – hạnh phúc” đã trở thành một đề tài tranh cãi khá sôi nổi, sau khi có bản dự thảo ngày 5 tháng 11 của bộ giáo dục đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số quy chế trên các văn bằng, chứng chỉ. Hồi tháng 3 vừa qua vấn đề này đã bắt đầu được bàn cãi sau khi hàng chục ngàn văn bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng mới do bộ giáo dục đào tạo in ấn không có hàng chữ vừa kể. Đến nay điều này lại được nêu lên, khiến đầu tháng 12 vừa qua bộ giáo dục đào tạo phải ra một văn bản giải thích. Ngoài ra, theo các tin tức chính thức thì hàng chữ “độc lập – tự do – hạnh phúc” có thể sẽ bị bỏ đi không chỉ trên các văn bằng, chứng chỉ của bộ giáo dục – đào tạo, mà cả trên những giấy phép lái xe mới của Việt Nam.

Vấn đề được tranh cãi ở đây là, hàng chữ “độc lập – tự do – hạnh phúc” mang ý nghĩa “tuyên ngôn” đó thể hiện điều gì? Nó có phải là những giá trị hay lý tưởng cao đẹp cần phải được bảo vệ và tuyên xưng như “Tự do – bình đẳng – bác ái” của Cộng Hoà Pháp, hay biểu hiện một niềm tin như hàng chữ “Chúng ta tin vào Thượng Đế” (“In God We Trust”) như của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ?… Hay đó chỉ là một câu sáo rỗng, chẳng thể hiện điều gì từ thực tế, đến niềm tin, hay khát vọng? Và trên thực tế thì các văn bằng ở Pháp, Mỹ và hầu hết các nước khác trên thế giới cũng không hề có hàng chữ quốc hiệu mang tính tuyên ngôn như thế.

Xét về mặt hình thức thì dự trù bỏ đi hàng chữ “độc lập – tự do – hạnh phúc” trên các văn bằng, chứng chỉ của bộ Giáo Dục – Đào Tạo, hay trên giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ VN, tuy chỉ là những thay đổi nhỏ, nhưng nếu xét kỹ về bản chất thì điều này sẽ khiến nhiều người có cái nhìn khách quan và mạnh dạn lên tiếng để đòi hỏi thay đổi những gì không đúng, hơn là im lặng, mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại của nhiều quy định vô lý như từ trước đến giờ. Tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” luôn là một dấu hỏi lớn đối với thực trạng của Việt Nam hiện nay.

Về mặt tinh thần và mang tính cách chỉ đạo, thì độc lập ở đâu khi cứ phải tôn thờ và nô lệ vào chủ thuyết Mác-Lê ngoại lai, lỗi thời, trong khi chủ quyền đất nước đang bị đe dọa từng ngày, từng giờ? Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã mất khỏi chủ quyền Việt Nam. Vùng biển quanh Hoàng Sa – Trường Sa không còn là vùng an toàn cho ngư dân Việt kiếm sống. Khu vực trọng yếu chiến lược quân sự ở Tây Nguyên được mở toang cửa không chỉ cho người Tàu sang khai thác bauxite, mà còn “chiếm đóng” theo nghĩa đen đích thực của nó. Các vị trí quân sự chiến lược xung yếu tại các tỉnh biên giới phía Bắc bị đưa vào phục vụ cho dự án trồng rừng thí điểm của chủ đầu tư Đài Loan, Trung Quốc. Đồng thời cũng có nghĩa là người Việt Nam đã thực sự mất chủ quyền trên những vùng chiến lược đó.

Cộng thêm với những thực trạng về lãnh thổ vừa nêu, tình trạng lệ thuộc ngày càng nặng nề của Việt Nam đối với Trung Quốc trong lãnh vực kinh tế và xu hướng “Hán hoá” ngày càng mở rộng trong đời sống văn hoá xã hội Việt Nam càng khiến câu hỏi: “Độc lập ở Việt Nam, liệu có thực sự tồn tại hay không?” trở nên cấp bách và phải giải quyết trước khi quá muộn.

Khái niệm “Tự do” đã và sẽ luôn là vấn đề khiến người ta suy nghĩ, bởi không đâu như ở Việt Nam, khi nhắc đến tự do, người ta thường nghĩ ngay đến khái niệm “tự do có khuôn khổ”, một hình thức trói buộc rất đặc trưng “kiểu Việt Nam”. Chỉ cần nhìn vào một vài trường hợp chung nhất là sẽ thấy “tự do có khuôn khổ” là như thế nào.

Trí thức là nguyên khí của quốc gia, nhưng khi thấy giới trí thức đóng góp cho đất nước qua các phản biện thì họ lập tức bị triệt hạ. Đó là lý do viện nghiên cứu IDS phải tuyên bố giải thể. Những tiếng nói yêu nước của giới trí thức luôn luôn bị trấn áp. Nhiều nhà trí thức bị trù dập, bắt giữ, chỉ vì bày tỏ nguyện vọng chính đáng của một công dân đối với vận mệnh của đất nước mình. Bên cạnh giới trí thức là một thành phần quần chúng khác ngày càng đông đảo, đó là giới dân oan, những người lên tiếng hay đấu tranh để chống lại những bất công, sai phạm mà chính quyền các cấp khác nhau đã và đang gây ra cho bản thân và gia đình họ. Thành phần này chỉ hành xử quyền tự do được hiến pháp Việt Nam quy định và các luật quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Thế nhưng càng ngày họ càng bị đầy ra ngoài lề xã hội, với bao nhiêu oan khuất ngút ngàn trong các vụ kiện tụng để đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình, nhưng không bao giờ được giải quyết. Ngoài ra, việc dân chúng kiên trì đòi lại quyền tự do tôn giáo cũng cho thấy quyền tự do này đã bị nhà cầm quyền tước đoạt ra sao. Rồi sự trói buộc, hạn chế những quyền căn bản của con người càng trở nên lộ liễu hơn qua các lệnh “cấm tập trung đông người” nơi cửa quan quyền, hay những quy định mới cấm khiếu nại tập thể… Tất cả đều tô đậm thêm thực tế thiếu vắng gần như hoàn toàn các quyền tự do tại Việt Nam.

Cuối cùng là khái niệm về hạnh phúc. Tuy cảm nhận về hạnh phúc tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người ở trong những hoàn cảnh nào đó, nhưng đối với tập thể dân tộc thì hạnh phúc luôn luôn liên hệ chặt chẽ với độc lập và tự do. Khi đất nước mất độc lập thì dân tộc không thể có tự do; và nếu không có tự do thì không thể có hạnh phúc.

Tóm lại, cả ba giá trị “độc lập – tự do – hạnh phúc” đều không hiện hữu, hoặc chỉ là giả tạo tại Việt Nam. Do đó, việc bộ Giáo dục – đào tạo bỏ đi hàng chữ này trên các văn bằng, chứng chỉ, là điều hợp lý. Vì sự hiện diện của nó phía dưới hàng chữ quốc hiệu chỉ là sự khiên cưỡng. Mặt khác, nếu xem “độc lập, tự do, hạnh phúc” là những khát vọng, thì điều quan trọng hơn là cần phải dẹp bỏ các chướng ngại đã làm cho những giá trị này đến nay vẫn chỉ là khát vọng sau hơn 60 năm theo đuổi. Vì vậy, tuy lý do được bộ giáo dục – đào tạo nêu ra để bỏ đi hàng chữ không thực tế đó, là để “chuẩn hoá” với bằng cấp quốc tế, nhưng một cách khách quan thì sự “chuẩn hoá” này sẽ không đem lại giá trị nào khi mà thực chất giáo dục của Việt Nam vừa ở dưới mức tiêu chuẩn quốc tế quá xa, vừa vẫn nhằm duy trì tình trạng ngu dân và vâng phục trong sợ hãi.

Bên cạnh hàng chữ “độc lập – tự do – hạnh phúc”, hàng chữ quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cũng là một đề tài được tranh cãi nên giữ hay nên bỏ trên các văn bằng, chứng chỉ? Ông Nguyễn văn An, cựu chủ tịch quốc hội CSVN đã phân tích cho thấy, hàng chữ này vừa không đúng về bản chất và hình thức của chế độ, vừa mù mờ về nội dung, lại sai về ngữ pháp Việt Nam(*). Những phân tích này của ông Nguyễn văn An có lẽ đã là câu trả lời thật rành mạch về việc nên giữ hay bỏ hàng chữ quốc hiệu hiện nay. Tại các nước mà người dân có thực quyền chọn lựa, chỉ cần một trong ba yếu tố hình thức, nội dung, hay ngữ pháp của quốc hiệu sai là đã có những thay đổi đích đáng rồi. Riêng tại Việt Nam, một quốc hiệu sai mọi mặt đi kèm với 3 khẩu hiệu ngược đời vẫn nghênh ngang ngồi đó đã hơn 65 năm.

— –

PNG - 181.3 kb
Mẫu in bằng tốt nghiệp đại học do bộ giáo dục đào tại in vào tháng 3/2010

JPEG - 13.9 kb
Một mẫu in bằng cấp ở Hoa Kỳ (Nguồn: trích từ trang blog BS Hồ Hải)

PNG - 151.9 kb
Bằng cấp thời Việt Nam Cộng Hoà (Nguồn: trích từ trang blog BS Hồ Hải)

(*)Trong cuộc trả lời phỏng vấn ViệtnamNet mới đây, ông Nguyễn văn An, cựu chủ tịch quốc hội CSVN đã nhận định như sau: “’Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’, vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.

Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: “Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).”

Nguồn: http://radiochantroimoi.wordpress.c…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?