Một câu nói thách thức trí khôn dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng đang công du Ân độ, quốc gia dân chủ đông dân nhất châu Á. Phóng viên báo Ấn độ Express đã phỏng vấn ông và sáng 26-2 đăng bài trả lời phỏng vấn của ông Trọng.

Nhà báo Ấn độ chỉ hỏi có một ý. Đó là: tình hình Việt nam hiện đã chín muồi cho một hệ thống dân chủ đa đảng hay chưa?

Nhà báo Ấn độ quả là có một cách nhìn sắc bén về Việt nam. Trong bao nhiêu vấn đề, đây quả là vấn đề thời cuộc hệ trọng nhất, cấp bách nhất, còn có thể gọi là mấu chốt, vấn đề số 1 ở Việt nam hiện nay. Nhưng nhóm lãnh đạo CS cố tình né trách, tảng lờ.

Chắc nhà báo Ấn độ của tờ Express đã đọc nhiều tài liệu liên quan đến Việt nam, như bản báo cáo của nhóm tư vấn Kennedy School của Đại học Harvard, chỉ rõ đã đến lúc cải cách cả hệ thống chính trị ở Việt nam, từ hệ thống độc đoán độc đảng, kín mít thiếu công khai minh bạch sang một hệ thống dân chủ pháp quyền thông thoáng, tự do cho tiềm năng tư nhân bung ra. Họ cho rằng cải cách toàn hệ thống là mệnh lệnh của cuộc sống.

Không thực hiện cải cách cả hệ thống thì các đổi mới bộ phận chỉ là xoa bóp, thuốc cảm cúm khi căn bệnh đã hiểm nghèo.

Không cải cách hệ thống thì chống tham nhũng chỉ là hứa suông và xây dựng nền giáo dục mới với nền tự trị đại học chỉ là ảo tưởng. Mà thất bại trong chống tham nhũng và thất bại trong xây dựng nền giáo dục đào tạo nhân tài và nhân lực cho tương lai sẽ là 2 thảm hoạ dân tộc tất yếu.

Ông chủ tịch quốc hội VN đã trả lời rằng: Hiện ở Việt nam, xã hội ổn định, phát triển đạt kết quả, đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước đang đi lên, quốc hội ngày càng dân chủ, chế độ một đảng vẫn là hiệu quả nhất. Ông kết luận: Riêng tôi, tôi nghĩ không phải nhiều đảng thì nhiều dân chủ, tôi chưa thấy sự cần thiết khách quan của chế độ đa đảng.

Với nội dung trả lời trên đây, ông chủ tịch quốc hội đã nói lên ý nghĩ của toàn dân? hay của đa số nhân dân, của đa số các đại biểu quốc hội hay không?

Tôi nghĩ đây chỉ là ý kiến của bộ chính trị, của trung ương đảng CS, với cái thói quen rất sai lầm và vô duyên là đánh đồng đảng với nhân dân, đồng nhất chế độ độc đảng với đất nước. Như báo của đảng lại lấy tên Nhân dân, mà ý kiến dân thì không biết nói ở đâu!

Ổn định thật ư? Khi số nông dân bị mất đất hàng chục vạn, khi tham nhũng lan tràn như ngập lụt, khi kẻ giàu thì giàu sụ gấp trăm lần địa chủ tư sản thời trước, khi tự do báo chí tệ hơn thời pháp thuộc, khi đạo tặc nhan nhản khắp nơi, bất công lan tràn, ổn định ở đâu?

Đây là một kiểu nói lấy được, nhập nhèm đánh tráo đảng với dân, đánh tráo lòng dân với ý đảng, thiếu lương thiện, đã đến lúc phải chấm dứt trong thời đổi mới, hòa nhập với thế giới văn minh. Câu trả lời này là một thách thức nghiêm trọng đối với trí khôn dân tộc.

Mong rằng sẽ có sớm một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về: nên duy trì chế độc đảng hay chuyển sang chế độ đa đảng trong trật tự và luật pháp, để nhiều đảng vừa ganh đua vừa hợp tác với nhau trong phục vụ nhân dân và đất nước. Cần tổ chức một cuộc thảo luận rốt ráo tại quốc hội và trong toàn dân về chủ đề này, rồi chuẩn bị một đạo luật về hoạt động các đảng chính trị ở nước ta.

Chỉ sau đó, câu trả lời của ông Trọng mới có giá trị.

Trước kia, người lãnh đạo cộng sản thường hay viện cớ đặc điểm châu Á – theo Khổng giáo, Nho giáo, quen phục tùng vua quan, nhà nước, ít quan tâm đến cá nhân riêng tư – nên không cần(!), không đòi(!) quyền dân chủ. Có thật vậy không? Vậy thì tại sao dân chủ đa đảng được thay chế độ quân phiệt Pác Chung Hy ở Nam Hàn? Sao dân chủ đa đảng được thay chế độ độc đảng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Đài loan? Sao dân chủ đa đảng đã thay cho chế độ quân phiệt Marcos ở Philippin cũng như chế độ quân phiệt Suharto ở Nam Dương ? Họ đều là các nước Á châu.

Theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, chia gần 200 nước ra 3 loại: dân chủ thuần thục (Authentic Democracy), dân chủ từng phần (Partly Democratic) và phản dân chủ (Anti Democratic), các nước trên đây đều được xếp vào loại 1 và loại 2, còn Việt nam vẫn ở loại 3, lại còn gần cuối loại 3, vì công dân Việt nam chưa có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bầu cử theo đúng nghĩa của thế giới!

Đây vừa là xiềng xích, ngăn cản xã hội chống tham nhũng có hiệu quả, ngăn cản pháp luật được thi hành công bằng, ngăn cản việc lựa chọn nhân tài, ngăn cản thực hiện bình đẳng, cơ hội đồng đều cho mọi công dân, cũng vừa là mối nhục lạc hậu về cả chính trị, sản xuất, phân phối, văn hoá, giáo dục y tế, nghĩa là thua kém xa các nước châu Á nói trên, mà khoảng cách vẫn cứ rộng thêm nếu không đổi mới dứt khoát về thể chế chính trị.

Thưa ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, ông có thấy hay không các nước Đông Âu từ Đông Đức, Tiệp, Hung, Bungari, Balan, Rumani… đã phát triển, ổn định ra sao, tiến bộ mọi mặt như thế nào sau khi từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị. Ông có thấy Nam Dương, Philippin, Nam Hàn, Đài loan, Malaixia… đã phát triển ra sao sau khi từ bỏ các chế độ độc tài và thực hiện dân chủ đa đảng?

Vậy thì câu nói: “cho đến nay ở Việt nam chưa có nhu cầu khách quan để chuyển sang hệ thống dân chủ đa đảng”, xin được gửi lại cho riêng ông và những người chung quan điểm với ông. Tôi xin phép khẳng định nếu có một cuộc trưng cầu dân ý công bằng, khách quan, có quan sát quốc tế, sau một cuộc thảo luận ngay thật cỡ quốc gia, mang chủ đề: “Nên chuyển hay không nên chuyển từ hệ thống độc đảng sang hệ thống đa đảng trong trật tự và luật pháp?”, tôi tin rằng đa số áp đảo cử tri nước ta sẽ chọn con đường dân chủ đa đảng.

Tôi tin tưởng vững chắc vào điều ấy vì tôi tin ở dân tộc và nhân dân ta, tôi tin ở trí khôn của một dân tộc thông minh dũng cảm, luôn ham tiến bộ và gắn bó với thời đại mới.

Tôi tin rằng đông đảo nhân dân ta, Nam-Phụ-Lão-Ấu (vâng, cả các em thiếu nhi đang khôn lớn), bà con Nông Công Thương Binh và Trí thức đều cần tự do để phát triển mọi khả năng sáng tạo. Tôi tin là tình hình hiện đã hoàn toàn chín muồi cho một bước đi quả đoán của dân tộc ta tới phía trước, một bước đi hoà bình mà mang bản chất cách mạng sâu sắc nhất, không cần phải chờ đợi nước láng giềng lớn đi trước mình.

Đây là một cuộc bứt phá ngoạn mục kết hợp bản lĩnh truyền thống quật khởi của dân tộc với những giá trị nhân văn của thời đại.

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đã có một số đảng viên cộng sản tiêu biểu đề nghị với bộ chính trị và toàn đảng CS đổi tên đảng cộng sản ra đảng Lao động, đảng Xã hội Dân chủ, hay đảng Nhân dân, hoặc tách đảng CS ra làm hai với 2 tên gọi khác nhau, sau đó kết nạp lại đảng viên. Hai hay nhiều đảng như thế coi nhau là bạn, là anh em ruột thịt, cùng nhau ganh đua và hợp tác, vừa ganh đua vừa hợp tác, chỉ có lợi cho nhân dân và đất nước, còn làm cho sinh hoạt chính trị thêm sôi động, lấy toàn dân làm trọng tài. Mỗi đảng sẽ cố gắng cao nhất phục vụ đất nước, ganh đua trong chí công vô tư, bảo nhau cần kiệm liêm chính, giữ trong sạch nội bộ, tuân thủ luật pháp. Hiện hoàn toàn không như thế.

Đất nước ta đã bỏ qua nhiều thời cơ quý, bỏ phí nhiều thời gian, không thể trì hoãn, chậm trễ 1 ngày, một tháng, một năm là có tội với hiện tại, với thế hệ tương lai, với tiền nhân.

Có cách kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long nào đẹp hơn, có ý nghĩa hơn là Khai Sáng một Thời đại Dân chủ Đích thật, đưa cả 84 triệu người Việt chúng ta lên Ngôi Bá Chủ Đất nước Việt nam!

Nước Việt nam đổi đời, để bay cao, bay xa như Rồng Thăng Long Nghìn năm trước.

Bùi Tín
Paris 28 – 2- 2010.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.