Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.

Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập

Đầy rẫy người Trung Quốc

JPEG - 14.3 kb
Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh (RFA)

Một người lái taxi tại thành phố Hà Tĩnh, quê gốc Kỳ Anh, cho chúng tôi biết: “Đó, quá nguy hiểm, sợ nó (người Trung Quốc) cài kiết cái gì vào (các công trình của Trung Quốc tại Kỳ Anh – Hà Tĩnh). Hôm nọ tôi chở ba bốn chục người đi hát karaoke. Thấy người Việt Nam mình nói nó khắt khe lắm, hở động một tý là nó đuổi việc ngay, họ bảo thằng này khó tính lắm, động một tý….

Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi. Vay tiền ngân hàng mua xe này xe nọ cho con cái. Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm. Tụi nó đập đá loạn xạ, nó tự chế bài hát của nó, nó bảo trai Hà Tĩnh không biết đập đá, không biết ăn chơi không phải là trai Hà Tĩnh.”

Theo chân người lái taxi này, chúng tôi thăm huyện Kỳ Anh và hết sức bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đập vào mắt mình là hàng trăm nhà hàng có bảng hiệu viết bằng chữ Trung Quốc, thậm chí có nhiều nhà hàng không tiếp khách Việt Nam. Chủ của nhà hàng là những người Trung Quốc sang mua đất, mở doanh nghiệp, mở nhà hàng và mở nhiều dịch vụ khác phục vụ cho khách vip người Việt và ưu tiên phục vụ cho người Trung Quốc ở Hà Tĩnh.

Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằng.

Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh.

JPEG - 17.4 kb
Một công ty Trung Quốc ở Kỳ Anh. RFA

Ông này nói thêm rằng hiện tại, huyện Kỳ Anh trong mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người Trung Quốc, ở đó, mọi thứ quyền lợi và quyền lực dồn về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế và xu phụ, xun xoe người Trung Quốc. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh mặc dù chẳng ai muốn thế nhưng đành phải thế vì họ đã có mọi thứ cần có của một ông chủ trên đất Việt Nam.

Thanh niên hư hỏng

Một bà mẹ yêu cầu giấu tên, cho chúng tôi biết thêm là ở Kỳ Anh, có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện ngập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm. Vì phần lớn những gia đình bán đất cho người Trung Quốc, chơi thân với người Trung Quốc đều có con làm việc cho người Trung Quốc và đều là đầu mối của sự hư hỏng ở các thanh niên đồng trang lứa.

Nghĩa là những thanh niên chơi thân với người Trung Quốc thường dắt người Trung Quốc về xóm chơi, lân la và rủ thanh niên các xóm đi chơi, ban đầu thì đi chơi bình thường, nhưng sau vài tháng, những thanh niên này lâm vào nghiện xì ke, ma túy, không cách nào gở ra được nữa. Lúc đó, sẵn tiền bán đất của gia đình, họ bắt đầu ăn chơi sa đọa. Cách đây không lâu, có một thanh niên Kỳ Anh đã lên thành phố Hà Tĩnh đâm đầu vào xe tải tự tử. Trước khi chết, anh ta để lá thư lại cho người mẹ với nội dung rằng anh đã hết đường, anh đã nợ người Trung Quốc một số tiền quá lớn và họ luôn đe dọa anh. Nhưng với danh dự của một người đàn ông, anh không thể để mình tiếp tục sai lầm nên chọn con đường chết.

JPEG - 20 kb
Một cơ sở sản xuất nhỏ của Trung Quốc ở Hà Tĩnh (RFA)

Người mẹ vừa kể chuyện nói thêm rằng dù rất buồn khi nghe tin người thanh niên nghiện ngập đáng tuổi con của bà bị chết một cách vô lý, oan uổng. Nhưng dẫu sao bà cũng hy vọng cái chết của anh thanh niên này giúp cho nhiều thanh niên khác tỉnh ngộ ra, thoát khỏi con đường nghiện ngập.

Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc.

Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập, thậm chí thanh niên Kỳ Anh bây giờ còn có một bài hát riêng với nội dung đã là thanh niên Kỳ Anh mà không biết đập đá, hút hít, chích choác thì không phải là con người, không phải là thằng đàn ông, không phải là dân Hà Tĩnh. Và cứ trên đà như thế, càng ngày, thanh niên Kỳ Anh càng hư hỏng.

Thế hệ tương lai hỏng tận gốc. Thế hệ già ngã xuống, mọi thứ ở Kỳ Anh sẽ nhuộm màu Trung Quốc. Và rồi đây, Kỳ Anh sẽ thành một tiểu khu của người Tàu.

Câu nói của ông Hùng làm chúng tôi bàng hoàng sực nhớ ra ở trên biển Đông, người Trung Quốc đã lấn lướt, bắt bớ, đánh đập, hành hạ ngư dân Việt, dọc các bờ biển đã có mặt người Trung Quốc và ở tít tận cao nguyên, các vùng trọng điểm cũng đã có mặt người Trung Quốc.

Một dự cảm chẳng yên lành khi chúng tôi tạm biệt Kỳ Anh.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.