Mỹ nên làm gì với những hòn đảo giả mạo của Trung Quốc ở Biển Đông?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tác giả: James Kraska

Người dịch: Trần Văn Minh

15-09-2015

Trong khi Trung Quốc đi lại một cách vô hại quanh các đảo thật của Mỹ ở Alaska, Mỹ rõ ràng không thể làm như vậy xung quanh các đảo giả của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự qua lại vô hại của tàu chiến Trung Quốc xuyên qua lãnh hải của đảo Attu, trong dãy đảo Aleutian, đã cộng thêm một vết hằn nữa cho chính sách ở Biển Đông của Mỹ.

Vào ngày 12 tháng 5, báo Wall Street Journal tường thuật rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu các thuộc cấp “xem xét các lựa chọn” để thực hiện quyền và tự do hàng hải và hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), gồm bay máy bay tuần tra hàng hải bên trên các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trong khu vực, và gửi các tàu chiến của Mỹ tới bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo đó. Cuối tháng đó, một máy bay do thám P-8 mang theo một đội phóng viên của CNN, đã bị cảnh cáo liên tục từ đá Chữ Thập phải “rời khỏi ngay lập tức”, ngay cả khi họ đã bay ở ngoài khu vực 12 hải lý của bãi đá. Đá Chữ Thập là một hòn đá nhô lên giữa biển do Trung Quốc chiếm đóng, đã được củng cố bằng một diện tích đất bồi đắp rộng 2,7 triệu mét vuông để trở thành một hòn đảo nhân tạo với một đường băng dài 3.110 mét và bến cảng, có khả năng phục vụ các tàu chiến lớn.

Tàu chiến và tàu thương mại của tất cả các nước có quyền qua lại một cách vô hại trong lãnh hải của một tảng đá hay đảo của một quốc gia ven biển, trong khi máy bay không được hưởng quyền như vậy. Mỉa may thay, trang báo mạng Politico tường thuật vào ngày 31 tháng 7, rằng Tòa Bạch Ốc đã ngăn kế hoạch của Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, để gửi tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc – là những thực thể biển thậm chí không đủ điều kiện để có một vùng lãnh hải. Với sự ngăn chặn việc quá cảnh như vậy, các viên chức quân sự nhận biết rõ rằng Tòa Bạch Ốc đã ngầm chấp nhận tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc để kiểm soát di chuyển hàng hải xung quanh các thực thể do họ chiếm đóng ở Biển Đông. Thượng nghị sĩ John McCain phàn nàn rằng Hoa Kỳ đang phạm một “sai lầm nguy hiểm” bằng cách thừa nhận trên thực tế các tuyên bố “chủ quyền” của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.

Hiện chưa rõ các thực thể biển như rạn san hô Chữ Thập là đá hay chỉ đơn thuần là bãi chìm bị ngập nước khi thủy triều lên cao, và sau khi Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ, bây giờ khó có thể xác định trạng thái thiên nhiên của chúng. Theo các điều khoản của luật biển, các quốc gia sở hữu các bãi đá tự nhiên được quyền đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý. Mặt khác, các bãi chìm ở giữa đại dương không đủ điều kiện cho bất kỳ loại chủ quyền biển nào. Tương tự như vậy, các đảo nhân tạo và các cơ sở trên đó cũng không tạo ra vùng biển chủ quyền nào hay quyền chủ quyền theo luật pháp quốc tế, mặc dù chủ sở hữu các thực thể có thể duy trì một vùng quản lý giao thông hàng hải 500 mét để bảo đảm an toàn hàng hải.

Bất kể vị trí địa lý tự nhiên của các thực thể biển do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, Trung Quốc không có quyền pháp lý với chúng. Mỗi thực thể do TQ chiếm đóng đều được một nước khác tuyên bố chủ quyền, thường với chủ quyền rõ ràng hơn từ sự cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha, Anh hay Pháp. Quốc gia, chứ không phải đất, có chủ quyền, đó là lý do tại sao không có lãnh hải xung quanh Nam Cực – Nam Cực không thuộc chủ quyền của bất kỳ nước nào, mặc dù là một lục địa. Khi Hoa Kỳ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu một vùng lãnh hải trên lý thuyết. Bởi vì lãnh hải là chức năng chủ quyền quốc gia đối với mỗi hòn đá, hải đảo, và không phải là một chức năng địa lý đơn giản, nếu Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ quốc gia nào có quyền sở hữu đối với một thực thể, thì Hoa Kỳ không có nghĩa vụ tôn trọng vùng lãnh hải lý thuyết và có thể xem thực thể đó như “vô chủ”. Không những tàu ​​chiến Hoa Kỳ có quyền qua lại trong vòng 12 hải lý của các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng, họ còn được tự do để làm như thế như là thực hành tự do biển khơi theo Điều 87, Công ước Luật Biển, thay vì theo điều khoản hạn chế hơn của sự qua lại vô hại. Hơn nữa, trong khi sự qua lại vô hại không cho phép máy bay bay ngang qua, tự do biển khơi cho phép như thế, và máy bay hải quân Mỹ có thể hợp pháp bay ngang qua các thực thể đó.

Để đáp lại, có thể gợi ý rằng trong khi Hoa Kỳ có thể không công nhận quyền sở hữu của Trung Quốc đối với những tảng đá, Hoa Kỳ phải ý thức rằng một số quốc gia, có lẽ một trong những quốc gia ven biển thực sự nằm trong vùng lân cận của các thực thể, có chủ quyền hợp pháp, và vì thế hải quân Mỹ bắt buộc phải nhìn nhận một vùng lãnh hải giả định.

Tuy nhiên, có thể không nước nào có chủ quyền hợp pháp, và có thể cuộc tranh luận lòng vòng và sự ít ỏi bằng chứng của các bên yêu sách chủ quyền đưa ra cho thấy đây là trường hợp. Trước Thế chiến thứ Hai, rất ít, nếu có, các thực thể được một nước nào đó điều hành một cách hiệu quả, ngoại trừ Nhật Bản đã chiếm đóng bất hợp pháp trong thời kỳ chiến tranh. Tokyo đã từ bỏ yêu sách của họ sau Thế chiến thứ Hai. Tương tự như vậy, hành động của các quốc gia sau năm 1945 để chiếm lấy các thực thể biển bằng cách xâm lược vũ trang, trước mắt là bất hợp pháp theo Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, những hành động của một quốc gia để củng cố yêu sách sau khi có sự tranh chấp, cũng như thế, không có hiệu ứng pháp luật. Trong mọi trường hợp, những tuyên bố chủ quyền mạnh nhất xuất phát từ học thuyết “possidetis uti” [chủ quyền thuộc về sở hữu chủ thực sự], trong đó quy định rằng sở hữu hợp pháp sẽ thuộc về các thuộc địa sau khi họ trở thành quốc gia độc lập. Trước năm 1945, chinh phục là phương cách hợp pháp để thu nhận quyền lãnh thổ, do đó, các cường quốc thực dân Âu châu chắc chắn có quyền sở hữu hợp pháp đối với các thực thể mà họ kiểm soát. Philippines, Malaysia và Brunei, Indonesia, và Việt Nam lấy lại chủ quyền đối với các thực thể từ Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Pháp.

Quan trọng hơn, thậm chí giả định rằng một nước nào đó có thể có chủ quyền hợp pháp đối với một thực thể, các nước khác không bị bắt buộc phải trao cho quốc gia đó quyền đơn phương áp dụng và thực thi các biện pháp can thiệp vào giao thông hàng hải, cho đến khi chủ quyền hợp pháp được giải quyết. Thật vậy, thừa nhận luật lệ của bất cứ quốc gia nào liên quan đến các thực thể đang có tranh chấp là hợp pháp hóa tuyên bố của quốc gia đó và chọn bên. Điểm này đặc biệt quan trọng đối với các chuyến bay ngang của hàng không dân sự bởi vì các nước đã quản lý không lưu quốc tế thông qua Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc tế và các khu vực kiểm soát không lưu trên toàn thế giới. Cuối cùng, có một lý do về chính sách hỗ trợ tiêu chuẩn này. Với sự gia tăng các tuyên bố chủ quyền đối với hàng trăm tảng đá, rạn san hô, đá ngầm và cồn ở Biển Đông, nếu cộng đồng quốc tế công nhận quyền lý thuyết tối đa được tạo ra bởi các thực thể đó, các đại dương và vùng trời sẽ trở nên giống như pho mát Thụy Sĩ (ám chỉ vùng trời có những khu vực cấm rải rác khắp nơi) và thực tế là sẽ đóng cửa đối với tự do hàng hải và tự do bay qua.

Sử gia nổi tiếng người Mỹ Samuel Flagg Bemis gọi học thuyết về tự do trên biển là “quyền bẩm sinh cổ đại” của nước Cộng hòa Mỹ. Quyền bẩm sinh này phải đối mặt với nguy cơ trầm trọng nhất kể từ chiến tranh tàu ngầm không hạn chế. Woodrow Wilson đã đưa Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ Nhất để minh định chương trình 14 điểm cho hòa bình. Điểm số 2 là cho “tự do hàng hải … trong thời bình và chiến tranh”. Tương tự như vậy, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill đã ký Hiến chương Đại Tây Dương vào năm 1941, là hiến chương đặt ra các nguyên tắc cho một trật tự thế giới mới – các quốc gia liên hiệp. Nguyên tắc thứ Bảy ràng buộc họ với tự do trên biển. Quyền tự do hàng hải và luật biển đang ở bước ngoặt. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ để hoạt động với sự đều đặn trên, dưới và trên mặt nước ở Biển Đông, kiên trì và thường xuyên trong vùng lân cận đảo nhân tạo của Trung Quốc. Chỉ có sự hiện diện bình thường ngay hôm nay mới bảo đảm được tương lai và ổn định trong ngày mai.

Bài báo này được đăng tại lần đầu tại đây.

Nguồn: Ba Sàm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.