Nghệ thuật hóa trang của đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban Tổ chức Trung ương của đảng CSVN được mô tả là cơ quan nắm quyền sinh sát cán bộ từ trung ương đến địa phương, vì vậy lời lẽ nói ra của trưởng ban thường được các cấp cán bộ coi là lời vàng ý ngọc, dù đôi khi nghe rất lếu láo chẳng ra gì.

Đó là trường hợp của ông Trưởng ban Phạm Minh Chính mới đây. Nhân “lễ tuyên dương chi bộ tiêu biểu của Đảng bộ Khối các cơ quan TƯ” sáng ngày 26/3, ông Chính đã rao giảng bài học “Lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.” Hẳn nhiên chẳng ai hiểu được “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” trong tổ chức cán bộ là gì, vì xét cho cùng trong tình hình hiện nay của chính quyền cộng sản, tìm ra cái đẹp, cái tích cực của cán bộ cộng sản để tuyên dương giống như việc mò kim đáy biển.

Hay ông Chính muốn nói “lấy cái đẹp che cái xấu” nương theo câu nói của dân gian “tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”? Nhưng cứ thử xem cái xấu của tổ chức đảng hiện nay là gì mà ông Chính cương quyết muốn che lại để không ai thấy.

JPEG - 48.7 kb
Trưởng ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính. Ảnh: Infonet

Bộ máy cai trị của cộng sản từ khi hình thành trên nền tảng độc quyền và bạo lực, nên nhanh chóng sinh ra thật nhiều thói hư tật xấu khó tìm thấy nơi những chính quyền dân chủ. Đó là những hình thức phổ biến như nạn móc ngoặc, tiêu cực, tham ô mà cán bộ nhà nước là những người đóng vai trò chính trong vở tuồng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhờ nắm trọn quyền lực trong tay, những kẻ mệnh danh là “đầy tớ nhân dân” ngoài hệ thống đảng còn liên kết nhau trong một hệ thống chia chác quyền lợi từ trên xuống dưới. Đâu đâu cũng thấy hiện tượng móc ngoặc thi nhau vơ vét của công, đến nổi với tình trạng cán bộ tham nhũng quá nhiều được chính một tay chủ tịch nước trước đây đánh giá là “lúc nhúc như một bầy sâu”. Ông ta biết bầy sâu phá hoại đất nước nhưng chỉ dám lắc đầu than thở ngồi chờ ngày cầm sổ hưu. Hay chính ông ta cũng hổ thẹn vì cũng đã góp phần đắc lực trong việc hình thành tình trạng xấu xa đó.

Cùng với hiện tượng này, tình trạng cán bộ cộng sản sinh hoạt lè phè, lấy việc chè chén xa hoa phô trương sự giàu sang bất chính diễn ra khắp nơi. Mức độ suy đồi về đạo đức và lối sống lại được coi như để đánh giá uy quyền cán bộ lãnh đạo. Cạnh đó, do cầm quyền một mình một chợ, cán bộ đứng trên luật pháp cậy quyền cậy thế bức hiếp người dân, dẫn đến hai căn bệnh mà chính ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gào cả năm nay là “tự chuyển hóa và tự diễn biến.”

Cho dù hôm nay trưởng ban tổ chức tiếp tục kêu gọi giữ vững sự lãnh đạo của đảng, gạn đục khơi trong, đẩy lùi tiêu cực trong công tác tổ chức, nhưng xem ra con bệnh đã càng ngày càng nặng khó đẩy lùi thần chết. Sự tha hóa của cán bộ cộng sản cầm quyền ngày nay đã hết thuốc chữa do quyền lực đảng thiếu kiểm soát có tính toán để cùng nhau tồn tại. Thỉnh thoảng người ta lại thấy ông Nguyễn Phú Trọng khuấy động dư luận bằng cách đưa ra một vài nhân vật cũ trong chính phủ Nguyễn Tấn Dũng để tế thần tham nhũng lấy tiếng. Để rồi sau đó phe cánh của ông Trọng thay vào để tiếp tục làm cho bầy sâu sinh sôi nẩy nở nhiều hơn trong bộ máy cầm quyền.

Năm 2011 là năm mà lần đầu tiên ông Trọng nói đến nhóm lợi ích và chủ nghĩa tư bản thân hữu, phần nào vạch trần sự băng hoại của đảng ngay trong nội bộ. Sau đó nghị quyết 4 được ông Trọng ban hành với giọng điệu tha thiết kêu gọi chống lại nhóm lợi ích nói trên. Nhưng điều này chỉ thể hiện sự chuẩn bị loại trừ phe nhóm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang hoành hành trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị, mở ra một thời kỳ đấu đá mới giành nhau miếng ăn mà thôi.

Sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội 12, ông Trọng lại đưa ra nghị quyết 4 lần thứ hai, lần này xoay qua kêu gọi chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” đang diễn ra trầm trọng. Không chỉ ra nghị quyết, ông Trọng còn lòng vòng liệt kê đến 27 cái bệnh hay cái xấu và cũng chính là cái tội của hầu hết cán bộ đảng, càng làm cho người ta thấy đảng băng hoại tới mức nào.

JPEG - 68.6 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12 ngày 21-1-2016. Ảnh: Reuters

Sự thực đã quá rõ ràng, dù Trưởng ban tổ chức có dạy dỗ cán bộ ra sao, muốn che những cái xấu này đảng chỉ còn có cách hóa trang mà thôi. Nghĩa là từ một bộ mặt phản dân hại nước, lem luốc những dấu vết tham ô nhũng lạm, chà đạp luật pháp đảng sẽ tô son trét phấn sao cho trở thành những nét rạng rỡ của một kéo đẹp trên sân khấu chính trị.

Để được vậy, trong sinh hoạt đảng sẽ không bới móc, tố cáo đời tư của nhau mà chỉ nói cái tốt đẹp, cái hoành tráng như nhà ai giàu, ai có nhiều cổ phiếu để che đậy những bất cập nội bộ. Việc này chính bản thân các lãnh đạo cấp tỉnh và thành phố cần phải có nhiều mỹ phẩm đắt tiền hơn để hóa trang hiệu quả hơn.

Điển hình như ở thành phố “không có ăn mày” kia, phải tích cực che giấu việc bí thư tỉnh ủy và chủ tịch UBND đang bôi mặt đá nhau tận tình. Hóa ra ngoài đường phố không có ăn mày, nhưng trong đảng ủy thì ăn tạp đủ thứ từ đất đai, dự án, thậm chí làm thịt chia nhau cả một bán đảo xinh đẹp của đất nước. Bí thư Trịnh Văn Chiến của Thanh Hóa làm sao hóa trang che được mớ bùng nhùng với “hot girl xứ Thanh”?

Dù có tài trang điểm đến thế nào, đảng cũng không xóa được dấu vết máu đổ ở Yên Bái năm trước và nhất là đơn thư tố cáo lẫn nhau xuất phát từ Hậu Giang ngay trước thềm Trung ương 5. Cho dù Trung ương 5 chưa kéo màn nhưng xem chừng như tiếng gươm giáo đã khua lên quyết liệt.

Thật ra, Phạm Minh Chính nói ra điều ngớ ngẩn trên cũng chỉ là một hình thức trốn trách nhiệm trong cương vị một trưởng ban được coi quan trọng nhất trong các ban đảng. Ông là người phụ trách về nhân sự nhưng hoàn toàn bất lực trước sự sư suy thoái tinh thần và cuộc sống của cán bộ đảng viên hiện nay. Chẳng qua “lấy cái đẹp che cái xấu” theo cách nói của trưởng ban tổ chức, cũng chỉ làm mọi người thấy bộ mặt đảng tồi tệ hơn.

Cho dù có giỏi tài che giấu, điều này cũng báo hiệu đảng CSVN đang bước vào giai đoạn hết thời.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.