Nguyễn Phú Trọng sẽ phải đối xử thế nào với “phe ta”?

Võ Kim Cự (phải), thủ phạm mang Fomosa vào Hà Tĩnh, người được cho là thuộc “phe ta” của Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Phe ta” là một khái niệm chính trị học mới toanh xuất phát từ dân gian đương đại, hàm ý nhắm đến giới quan chức các ngành, các địa phương và ở các cấp có mối quan hệ “tư bản thân hữu” với “phe đốt lò” – cũng là một khái niệm dân gian dành cho “người đốt lò vĩ đại” cùng những quan chức cận thần của ông.

Bất chấp chiến dịch tấn công “phe củi” thậm chí đã được cả quốc tế biết đến, người ta vẫn tự hỏi liệu Nguyễn Phú Trọng có “chống tham nhũng công bằng,” hoặc phải “chống tham nhũng cả phe ta” như người dân mong mỏi và đòi hỏi? Hay ông Trọng chỉ “chống tham nhũng một bên” nhằm thanh trừng nhân sự và thu hồi một phần tài sản tham nhũng nhằm kéo được ngày nào hay ngày nấy chế độ độc đảng của ông ta?

Bởi tới nay vẫn còn khá nhiều dư luận cho rằng những kẻ đã phải tra tay vào còng như đại gia Trầm Bê, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng là những người gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và do đó ông Trọng chỉ “chống tham nhũng thời kỳ trước,” tức “thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng,” hay “chống tham nhũng một bên.”

Nhưng lại có quá ít ví dụ để có thể chứng minh cho việc ông Trọng “chống tham nhũng cả phe ta.”

Tham nhũng ‘phe ta’

Cho tới giờ này vẫn còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả; Võ Kim Cự, cựu bí thư Hà Tĩnh và Trần Hồng Hà, Bộ trưởng tài nguyên môi trường liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa; Trịnh Văn Chiến – Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch, cùng hàng lô hàng lốc quan chức đầu tỉnh thành bị dư luận xem là “cánh hẩu” với những quan chức cận thần ở các ban đảng của Nguyễn Phú Trọng.

Bất chấp vụ “trảm” Đinh La Thăng đã phần nào gây được tiếng vang trong công luận, lôi kéo được sự ủng hộ của một số người dân và khiến nhiều người thỏa mãn tâm lý “cuối cùng thì cũng có thằng phải dựa cột,” vẫn còn nhiều dư luận chê trách Nguyễn Phú Trọng về thái độ nể nang và thỏa hiệp của ông ta đối với giới quan chức “phe ta.”

Một trong những dẫn chứng mang tính bằng chứng được dư luận trưng ra là vào cuối năm 2017, Thứ trưởng công an Lê Quý Vương đã nói thẳng với báo chí là “chống tham nhũng thời kỳ trước” – mà được dư luận hiểu là chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắm vào “thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng” mà không phải là “thời kỳ này.” Thêm một lần nữa, ông Trọng mất điểm trong con mắt đánh giá khách quan và công tâm của người dân.

‘Chống tham nhũng công bằng?’

Chỉ sau Tết Nguyên Đán 2018 mới hé lộ vài dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng dường như muốn phát đi thông điệp “chống tham nhũng công bằng,” thay cho “chống tham nhũng một bên” trước đây.

Tháng Ba và Tháng Tư, 2018, ông Trọng chỉ đạo vụ bắt Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa – cựu cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao của Bộ Công An, Trung Tướng Phan Văn Vĩnh – cựu tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Bộ Công An và Trung Tướng Phan Hữu Tuấn – cựu tổng cục phó Tổng Cục Tình Báo Bộ Công An, thông báo công khai ngay sau đó cho báo chí.

Cuối Tháng Ba, 2018, Cục Quản Lý Dược, Bộ Y Tế có cục trưởng mới là ông Vũ Tuấn Cường, thay cho ông Trương Quốc Cường. Thứ trưởng Bộ Y Tế Trương Quốc Cường trước đó kiêm luôn chức cục trưởng Cục Quản Lý Dược.

Từ vài năm qua và đặc biệt trong năm 2017, Thứ Trưởng Y Tế Trương Quốc Cường có nhiều dấu hiệu dính trực tiếp đến đường dây nhập khẩu thuốc ung thư giả mà khiến nhiều bệnh nhân ung thư rước phải “cái chết thứ hai.” Rất nhiều dư luận đòi hỏi ông Cường phải từ chức và phải bị truy tố về vụ việc quá nhẫn tâm này…

Một chi tiết đáng chú ý khác là trước khi được đề bạt lên cấp cao hơn ở Bộ Y Tế, ông Vũ Tuấn Cường là phó giám đốc Sở Y Tế Quảng Ninh. Quảng Ninh lại là “cái nôi cách mạng” của nhân vật hiện đang chấp nhiệm vai trò ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương – ông Phạm Minh Chính.

Nhưng bằng chứng hiển lộ nhất để cho thấy ông Trọng có chống tham nhũng cả “phe ta” hay không là trường hợp Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Vào Tháng Ba, 2018, đã nổ ra vụ “Mobifone mua AVG,” đặc biệt liên đới trách nhiệm của Trương Minh Tuấn – nhân vật từng được ông Trọng sủng ái và chỉ định kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương vào năm 2016. Với bản kết luận thanh tra khá rõ ràng về mối liên đới của Trương Minh Tuấn khi ký phê duyệt chủ trương mua bán giữa Mobifone mua AVG, trách nhiệm hình sự của Trương Minh Tuấn là rõ ràng không kém. Nhưng nếu Trương Minh Tuấn được cho “hạ cánh an toàn” trong vụ này, ông Trọng sẽ đương nhiên bị dư luận đánh giá rất thiếu công tâm khi bao che cho “phe ta.”

Mối họa cát cứ của ‘phe ta’

Ngoài tình trạng tham nhũng chất chồng như núi trong “phe địch” lẫn “phe ta” ở Việt Nam, còn một nguồn cơn khác, không kém nguy biến, khiến Nguyễn Phú Trọng ngày càng lo lắng và tìm cách gia tăng cơ chế “kiểm soát quyền lực” đối với cả “phe ta”: Nạn cát cứ quyền lực.

Từ cuối năm 2015, có nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng sứ quân và cát cứ quyền lực địa phương đã trở thành mối lo sợ lớn nhất của đảng, chứ không chỉ là nạn tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam, “thế lực thù địch” hay phong trào dân chủ nhân quyền trong nước.

Vào năm 2016 và 2017, đã rộ lên phong trào “đánh nhau lớn” ở Yên Bái, Thanh Hóa, Đà Nẵng và “đánh nhau nhỏ” ở nhiều tỉnh thành khác.

Kể từ sau đại hội 12 đến nay, bất chấp việc Tổng Bí Thư Trọng đã phần nào “trấn” được cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông này, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương không những không giảm mà còn tăng lên. Những bóng ma mới đang mau chóng thay thế những bóng ma cũ. Ở nhiều địa phương, mỗi bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh, hoặc cả hai, đã trở thành những ông vua không ngai. Khái niệm “vua tập thể” mà cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An ví von trước đây 10 năm đã trở nên quá lạc hậu. Giờ đây, quyền hành và lợi ích nhóm không còn là đặc quyền của cấp bộ chính trị mà còn ăn sâu xuống các ủy viên trung ương là người đứng đầu tỉnh thành.

Theo đà tiến công liên tục để thâu tóm lẫn nhau giữa các nhóm quyền lực và lợi ích mới đối với các nhóm quyền lực và lợi ích cũ, cùng não trạng “kiêu ngạo cộng sản thời kỳ cuối” dẫn đến nạn kiêu binh trở về thời phong kiến dã man, một tương lai rất có thể xảy đến là sẽ xuất hiện những “lãnh chúa” tham vọng và liều lĩnh nhất khi nghĩ đến việc tự trang bị cho địa phương mình một “lực lượng vũ trang riêng,” bao gồm vừa công an vừa quân đội.

Vào năm 2017, hiện tượng một số trạm thu phí BOT huy động lực lượng cảnh sát cơ động có cả súng ống như một cách khủng bố tinh thần lẫn trấn áp cánh lái xe phản đối tình trạng lạm thu là một minh họa điển hình cho những dấu hiệu bắt đầu manh nha “lực lượng vũ trang riêng” ở một số tỉnh thành, trong đó tiêu biểu là Đồng Nai của Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Phan Thị Mỹ Thanh.

Trong bối cảnh hỗn tạp tranh giành ăn uống và “phép vua thua lệ làng” như thế, chủ trương “nhất thể hóa” của ông Trọng lại đang đi vào quỹ đạo thực hiện và nhiều nhân sự cao cấp đang nhấp nhổm để tranh đoạt chiếm ghế của nhau. Khung cảnh này khiến chẳng mấy chốc, ông Trọng sẽ phải chứng kiến những “đồng chí ưu tú” mà ông đã luân chuyển và ưu ái cho nắm vai trò bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và có thể cả chủ tịch hội đồng nhân dân bị biến thái và trở thành những lãnh chúa địa phương, tạo ra một nhóm lợi ích riêng và tích tụ cả quyền lực riêng, để chỉ ngày trước ngày sau là sẽ quên phắt cái đảng “còn đảng thì còn mình,” cũng quên luôn cả ai đã bổ nhiệm họ, theo một tư duy không thể thức thời hơn: không phải đảng, mà tiền mới mua được tất cả.

Đó là lý do chắc chắn để không còn cách nào khác, trong ít ra vài năm tới ông Trọng phải xử cả “phe ta” nhằm “kiểm soát quyền lực” và củng cố chế độ “trung ương tập quyền.”

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.