Nguyễn Tấn Dũng và các Thái Tử Đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Radio Chân Trời Mới (Thanh Thảo): Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tổ chức hàng loạt đại hội đảng cấp Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương để bầu lại nhân sự lãnh đạo mới ở địa phương trong 5 năm tới (2015-2020), đồng thời tuyển chọn đại biểu tham dự đại hội đảng lần thứ XII. Điều mà dư luận chú ý nhất là một số con cái cán bộ lãnh đạo được đề bạt vào những trách vụ lãnh đạo quá trẻ ở địa phương, chưa hề xảy ra từ trước đến nay.

Phải chăng đây là sự chuẩn bị thế hệ kế thừa của đảng hay là sự khuynh loát của một vài lãnh đạo cho dòng họ trước khi ra đi. Để tìm hiểu vấn đề này xin mời quý vị theo dõi phần nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay.

Thanh Thảo: Sự kiện 4 nhân vật được coi là con cái của những cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN trở thành những lãnh đạo trẻ tại địa phương ở tuổi trên dưới 30 như con ông Nguyễn Tấn Dũng gồm Nguyễn Thanh Nghị, bí thư Tỉnh Kiên Giang; Nguyễn Minh Triết Tỉnh, uỷ viên Bình Định; Nguyễn Xuân Anh, con trai ông Nguyễn Văn Chi, cựu uỷ viên bộ chính trị làm Bí Thư Đà Nẵng; và ông Nguyễn Bá Cảnh con trai ông Nguyễn Bá Thanh làm Thành ủy viên thành phố Đà Nẵng, phải chăng đây là sự sắp xếp có chuẩn bị?

Lý Thái Hùng: Sự sắp xếp một loạt cán bộ trẻ ra nắm giữ những trách vụ cao ở địa phương và họ sẽ được cơ cấu vào trong ban chấp hành Trung ương đảng trong giai đoạn tới, chắc chắn là có chuẩn bị, nhưng vấn đề đặt ra là ai chuẩn bị?

Việc sắp xếp những cán bộ lãnh đạo tại mỗi kỳ đại hội thường là nằm trong thẩm quyền của Tiểu ban nhân sự đại hội đảng do Tổng bí thư đảng “cầm chịch”, qua sự đề bạt của Bộ chính trị.

Trong lần sắp xếp này, đương nhiên phải thông qua hai ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư và ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức trung ương đảng. Nhưng quyền lực chi phối trong Bộ chính trị hiện nay đa số nằm về phía ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ nên vì thế mới có hai người con của ông Dũng được đề bạt vào những trách vụ khiến cho dư luận chú ý.

Sự chú ý này đến từ hai yếu tố.

Thứ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị được đưa về làm Bí thư Tỉnh Kiên Giang, quê hương của ông Nguyễn Tấn Dũng và cũng là nơi mà gia đình ông Dũng đang phát triển đảo Phú Quốc thành một đặc khu kinh tế – du lịch để tạo thành một lãnh địa riêng.

Thứ hai là ông Nguyễn Minh Triết ở tuổi 27, được đưa về Bình Định là Tỉnh ủy viên từ năm ngoái cho thấy ông Dũng muốn nhanh chóng chuẩn bị cho người con út của mình có một vị thế chính trị vững vàng ở trong đảng, trước khi về hưu.

Nói tóm lại, việc đưa một số nhân sự trẻ mà đặc biệt là 2 người con ông Nguyễn Tấn Dũng vào hai vị trí Bí thư tỉnh Kiên Giang và Tỉnh ủy Bình Định là do sự chuẩn bị của ông Dũng và phe nhóm, hơn là sự sắp xếp nhân sự bình thường như từ trước đến nay.

Thanh Thảo: Có những luồng dư luận cho rằng chớ nên quan trọng hóa sự trẻ trung và tính huyết thống của gia tộc mà nên nhìn vào sự đào tạo ở hải ngoại ở những nhân sự này để lãnh đạo đất nước tương lai. Ông nhận xét ra sao về luồng suy nghĩ này?

Lý Thái Hùng: Sự tiến thân của mỗi người, đặc biệt trong lãnh vực chính trị thông thường dựa vào tài năng của chính họ; không thể phân biệt trẻ hay già và nhất là quá khứ xuất thân.

Tuy nhiên trong các chế độ độc tài, đặc biệt là độc tài Cộng sản sự tiến thân của một người còn có hai yếu tố then chốt là phe nhóm và tiền bạc. Không có hai yếu tố này, dù tài giỏi bao nhiêu cũng không thể nào đề bạt vào những trách vụ cao.

Sự kiện những lãnh đạo CSVN cho con cái của họ ra học nước ngoài lấy những văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ không nhằm phát huy khả năng chuyên môn mà để khoe là người có bằng cấp bên cạnh các trách vụ chính trị mà họ sẽ được đề bạt.

Việc mua bằng cấp đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong hàng ngũ cán bộ CSVN nên sự kiện con ông cháu cha đưa đi du học vài tháng, vài năm lấy những văn bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài rất phổ biến. Những người này được đưa lên cầm quyền không căn cứ vào khả năng mà căn cứ vào tính kế thừa nhằm duy trì sự tồn tại của phe nhóm ở trong đảng.

Điều này đã phản ảnh một thực tế là bao nhiêu thế hệ con ông cháu cha được đưa lên cầm quyền, chỉ có phe nhóm giàu có mà người ta gọi là các “lợi ích nhóm” đang chi phối đất nước, trong khi xã hội Việt Nam ngày trở nên băng hoại mọi mặt.

Thanh Thảo: Cả hai con trai ông Nguyễn Tấn Dũng đều được cơ cấu với hai trách vụ cao như hiện nay là một điều bất thường trong lịch sử đảng CSVN. Theo ông thì sự kiện này nói lên tính chất gì trong thượng tầng lãnh đạo?

Lý Thái Hùng: Đúng là một hiện tượng bất thường trong lịch sử đảng CSVN vì chưa có một Thủ tướng nào nhiều quyền và chuẩn bị sự nghiệp cho con cái mình cao và nhanh như vậy.

Sự bất thường này khởi đi từ năm 2006 khi mà Trung ương đảng CSVN đã giải tán Ban kinh tế trung ương, trao quyền điều hành bộ máy kinh tế vào trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Khi ông Nguyễn Tấn Dũng vừa nắm quyền điều hành đất nước, vừa nắm quyền lợi kinh tế vào trong tay, tư thế chính trị đã có lúc vượt qua vị trí Tổng bí thư để trở thành một thế lực đối nghịch lại phe nhóm Tổng bí thư.

Sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa hai người con trai vào những trách vụ cao ở địa phương trong tình hình hiện nay, cho thấy là quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và phe nhóm ông Dũng nói chung đang chiếm một ưu thế vượt trội ở trong Trung ương đảng. Nếu không, ông Dũng không thể nào đưa cả hai người con, đặc biệt là ông Nguyễn Thanh Nghị về trấn giữ đất Kiên Giang – Phú Quốc, thu hút hàng tỷ Mỹ kim đầu tư trong những năm qua và sắp tới.

Với những lợi ích này, gia đình của ông Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm sẽ tiếp tục khuynh loát chính trường Việt Nam.

Thanh Thảo: Sau cùng, một số dư luận cũng thắc mắc về hai chức danh Bí Thư của hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn không do địa phương chọn mà là do Bộ chính trị chỉ định sau đại hội đảng XII. Ông nhận định ra sao sự thay đổi này?

Lý Thái Hùng: Mặc dù ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn và ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã họp báo và cho biết đây là quyết định rất bình thường của Bộ chính trị; nhưng dư luận chung lại cho đây là sự kiện bất thường của Bộ chính trị.

Bộ chính trị đảng CSVN dựa trên lý do Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố quan trọng nên người đứng đầu không thể do địa phương tuyển chọn mà phải do sự phân công của Bộ chính trị. Tức là người được bầu vào Bộ chính trị, sau đó mới phân công ai làm bí thư cho phù hợp với hai Thành phố lớn.

Sự thay đổi cách chọn lựa nói trên đã nảy sinh ra ba nghi vấn lớn:

Thứ nhất là Bộ chính trị CSVN lo ngại là trong cách bầu chọn nhân sự vào Bộ chính trị hiện nay, có thể hai đương kiêm bí thư Thành uỷ Sài Gòn và Hà Nội không thể lọt vào Bộ chính trị. Sự kiện này cho thấy là các phe đang ráo riết tranh nhau đưa người của mình vào hai thành phố lớn; nhưng không phe nào “đủ lực” sẽ thắng thế nên đành phải chấp nhận giải pháp trung gian, qua phân công của Bộ chính trị sau đại hội XII.

Thứ hai là tình trạng sắp xếp nhân sự trong Bộ chính trị hiện nay bất phân thắng bại giữa các phe và có thể đưa đến sự lưu nhiệm một số ủy viên trong Bộ chính trị đương nhiệm. Nếu kịch bản này xảy ra thì đương kiêm bí thư Hà Nội là ông Phạm Quang Nghị và bí thư Sài Gòn là ông Lê Thanh Hải có thể ở lại nên phải chờ kết quả bầu bán sau đại hội XII.

Thứ ba là lãnh đạo CSVN lo ngại không có thể kiểm soát kịp thời các biến động chính trị xảy ra trong tình trạng bời rời của các đảng bộ địa phương, nhất là tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn nên Bộ chính trị muốn tập trung sự kiểm soát để nắm chặt sự chỉ huy vào trong tay.

Cả ba nghi vấn này đều xuất phát từ một thực trạng chung là đảng CSVN thật sự rệu rã, các phe nhóm càng ngày khó thỏa hiệp.

Thanh Thảo: Cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.