Nhìn Thấy Gì Từ Một Hội Nghị?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra nhiều cuộc hội nghị. Ngày 26-11 có cuộc đối thoại thường niên với các nhà tài trợ liên quan đến lãnh vực y khoa, năm nay mang chủ đề “Vấn đề tham nhũng trong nghành Y”. Cùng thời gian nói trên, trong 2 ngày 26 và 27-11 có cuộc hội thảo “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức. Ngày 3 và 4-12 tới, sẽ có Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 16….

Những hội nghị này đều mang đẳng cấp quốc tế, vì có tham dự viên đến từ nhiều nước, và đều bàn thảo về những chủ đề lớn, vượt ra ngoài biên cương của một quốc gia. Tuy nhiên, những hội nghị mang danh là quốc tế này lại không được truyền thông người Việt nói đến nhiều bằng một hội nghị khác chỉ quy tụ những người cùng một nguồn gốc Việt Nam. Danh xưng của hội nghị này được gọi bằng nhiều tên. Báo chí quốc doanh gọi nó là “Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất”. Có tờ báo nhà nước quá mẫn cán khoác cho nó cái tên “Hội nghị Diên Hồng”. Trong khi đó, ở ngoài hải ngoại, báo, đài gọi nó là “Hội nghị doanh nhân và Việt kiều”, hoặc “Đại hội chiêu hồi người Việt ở nước ngoài”, diễn ra trong 3 ngày từ 21 đến 23-11.

Dù mang tên là gì, người ta cũng không khó khăn lắm mới hiểu được rằng nó do nhà nước dàn dựng lên để nhằm tranh thủ khối 4 triệu người Việt đang sinh sống xa quê hương. Tất cả những phương tiện tuyên truyền của nhà nước đã xử dụng hết công xuất để quảng cáo cho cuộc gặp mặt được gọi là “lịch sử” này, lần đầu tiên từ khi chấm dứt chiến tranh đã gần 35 năm. Tất cả những từ ngữ trân trọng nhất, lịch sự nhất đã được xử dụng để gọi tham dự viên từ nước ngoài, là những người trước đây đã bị gán cho những danh hiệu tồi tệ nhất. Để đạt được mục tiêu, đảng cộng sản sẵn sàng đổi trắng thay đen, ngụy biện tráo trở. Điều này không mới.

Nhà nước cũng đã đổ ra một số tiền không nhỏ lên đến hàng chục triệu đô la để tổ chức hội nghị này, bao gồm chi phí di chuyển, tiền khách sạn, tiệc tùng, văn nghệ giải trí, in tài liệu tuyên truyền… Chắc hẳn đảng cộng sản cho rằng đó là số tiền đầu tư thích đáng để mong thu lại những món lợi không nhỏ. Lượng kiều hối do người Việt từ nước ngoài gửi về trung bình 7 tỷ đô la mỗi năm có lẽ chưa tương xứng với số 4 triệu người có cuộc sống sung túc ở khắp nơi. Nhưng hơn thế nữa, Hà Nội mong mỏi thu hút được số chất xám lớn lao trong số gần nửa triệu trí thức, chuyên viên mọi nghành nghề đang sở hữu kiến thức khoa học kỹ thuật tại các nước Tây phương.

Ban tổ chức thông báo chương trình 3 ngày họp có 4 hội nghị chuyên đề:

1- Xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh, thành đạt và hướng về đất nước;

2- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

3- Chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước

4- Doanh nhân kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Và cũng để cho xứng với tầm vóc được tuyên truyền là “lịch sử”, con số tham dự viên được thông tấn xã CSVN cho biết lên tới 1500 người, trong đó có 900 là từ hải ngoại.

Với tất cả những nỗ lực và tốn kém như nói trên, CSVN đã hầu như không thu đạt được gì, nếu không nói rằng nó chỉ đưa đến những phản tác dụng. Nguyên nhân vì những trò tiểu xảo quá ấu trĩ, và trên hết vì đường lối của Hà Nội vẫn không có gì thay đổi, vẫn ngoan cố bám víu vào chính sách độc tài nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho mình.

Để tạo hình ảnh hào nhoáng cho hội nghị, CSVN chủ tâm quy tụ hàng ngàn người về từ hải ngoại, và khoác cho họ danh nghĩa “đại biểu”. Theo những nguồn tin xác thực thì Hà Nội đã phải huy động cán bộ và thân nhân từ những cơ sở ngoại giao ở ngoại quốc về cho đủ con số đó. Số người thực sự là “Việt kiều” sinh sống ở nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, được chọn lựa trong số có ràng buộc làm ăn ở trong nước, hoặc một số người đang làm công việc giáo dục, từ thiện, chứ không hề được một tập thể người Việt tỵ nạn nào đề cử. Nêu lên điều này để cho thấy hội nghị không hề phản ảnh quan điểm của cộng đồng người Việt tại hải ngoại như 2 chữ “đại biểu” đã bị lạm dụng.

Tính chất bù nhìn của hội nghị còn được thấy rõ hơn qua việc các tham dự viên chỉ được ngồi nghe cán bộ cộng sản khoa trương về những thành tích không có thật… vì thế 4 chủ đề của hội nghị như nói ở trên, hay buổi thông tin của bộ ngoại giao về đề tài nhậy cảm “vấn đề chủ quyền, biên giới, hải đảo”, thực chất chỉ là những buổi đọc báo Nhân Dân, không ai được thắc mắc, tìm hiểu hay “phản biện”.

Với những cung cách như trên, những người hiểu chuyện cho rằng sự thất bại của hội nghị đã là tiền định.

Người ta có thể nhìn thấy sự thất bại đó qua những phân tích thuần lý.

Dân chủ đối với đất nước Việt Nam bây giờ là một nhu cầu bức thiết, một yếu tố sống còn, chứ không phải là khẩu hiệu đấu tranh, hay chỉ là một khát vọng.

Chính vì không có dân chủ nên Việt Nam mới lâm vào tình trạng lạc hậu mà người dân trong và ngoài nước đã thấy hiển hiện qua cuộc sống hàng ngày: môi trường sống bị ô nhiễm, độc hại; nền giáo dục sai lầm chạy theo thành tích, phô trương; tình trạng tham nhũng lan tràn khắp nơi, và tình trạng băng hoại luân lý, đạo đức làm ruỗng nát xã hội… Tình trạng đất nước lạc hậu như nói trên lại không phải là nguy cơ duy nhất, dù nó có đủ khả năng hủy hoại một dân tộc. Ngày nay, Việt Nam còn phải đương đầu với một mối nguy to hơn nữa: đó là âm mưu xâm thực của Trung cộng. Mối nguy này không còn là nguy cơ tiềm ẩn nữa, mà đã là một thực tại không thể chối cãi. Nếu việc đất đai, biển cả, nguồn lợi của Việt Nam bị lấn chiếm đã là nỗi bất bình của mọi người, thì việc người dân Việt bị sát hại ngay trên đất, biển của mình, chính là niềm tủi nhục của toàn thể dân tộc.

Thái độ khiếp nhược đó là do chính quyền độc tài không được sự hậu thuẫn của toàn dân. Vì thế dân chủ chính là nền tảng để giải quyết vấn đề của đất nước hiện nay. Ngày nào thể chế chính trị vẫn là độc tài, thì cho dù nhà nước có đề ra những chính sách chiêu dụ tinh vi đến cỡ nào, họ cũng vẫn không thể nào huy động được sự đóng góp của toàn thể người dân.

Sự thất bại của hội nghị ngoài ra còn nhìn thấy được từ phiá của chính những người tham dự.

Ngoài thành phần tham dự viên là cán bộ và thân nhân, một số lớn khách tham dự “cho thỏa tính tò mò” như nhận xét của một blogger trong nước. Họ được nhà nước mời mọc và chi trả mọi phí tổn để làm diễn viên bất đắc dĩ trong một màn kịch rẻ tiền. Họ đã đến để giải trí và ra về một cách vô tư, không để lại dấu vết. Một tuần lễ sau khi chấm dứt hội nghị, người ta mới thấy xuất hiện độc nhất một bài cảm tưởng, một thành quả mà nhà nước chắc chắn không lấy gì làm hãnh diện.

Về từ miền tây nước Mỹ, nhà “đại biểu” này hân hoan khoe những sự tiếp đón “trọng thị” mà ông ta được hưởng. Nào là được “sĩ quan cấp tá đón tiếp thân mật, vui vẻ”, nào là “được chào nghiêm chỉnh với nụ cười”, rồi lại được “chào đón thân mật” ở khách sạn. Chưa hết, khi di chuyển đến hội trường còn “có xe cảnh sát hú còi mở đường”, và được “những anh công an chính trị luôn nở nụ cười, bắt tay”…

Từ đầu đến cuối, người ta không thấy tác giả thao thức đến những nghịch cảnh của đất nước đầy rẫy ngay trước mắt, hay chia sẻ nỗi cùng cực của người dân mà chỉ cần vén tấm màn che cửa kính xe người ta đã nhìn thấy đầy đường.

Quả là hổ danh cho 2 chữ “trí thức” mà những thành phần này tự khoác cho mình. Tất cả những bộc lộ trong bài viết chỉ nói lên ước mơ “tiên thiên hạ chi lạc” để được đồng hành với những tên cán bộ hưởng thụ trên nỗi khổ đau của thiên hạ.

Chắc chắn là đảng CSVN, những người đang xử dụng họ, cũng biết là không thể trông chờ những thành phần này làm bất cứ việc gì ngoài vai trò của một con rối.

Đó là những hình ảnh rõ rệt nhất phản ảnh về cuộc hội nghị mà CSVN tổ chức lần đầu tiên để mong tranh thủ người Việt hải ngoại. Có thể nói kết quả là con số không!

Những người trí thức Việt Nam chân chính trong cộng đồng hải ngoại luôn mong mỏi cống hiến tài năng của mình để xây dựng đất nước Việt Nam văn minh và tiến bộ. Nếu suy nghĩ tri thức đòi hỏi sự tự do, thì nhân cách của người trí thức luôn nhắc nhở họ phải đồng hành với người dân thực sự của đất nước, chứ không phải tiếp tay cho chính quyền độc đoán đang áp bức nhân dân.

Và cũng chính từ nỗi niềm đó mà những người trí thức ở hải ngoại đã tích cực chia sẻ niềm đau cùng những nhà trí thức ở trong nước khi họ bị chính quyền độc tài ngăn chặn thô bạo khiến IDS phải giải thể, Tia Sáng bị đóng mạng…

Người dân sẽ biết rằng họ có thể kỳ vọng vào những nhân cách nào!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.