Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương – Quyết tâm bảo vệ đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài nói chuyện nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương tại Honululu, Hawaii, ngày 24 tháng 4 năm 2010.

Dân tộc Việt Nam luôn hãnh diện có một lịch sử hơn 4000 năm văn hiến. Tục truyền rằng nguồn gốc dân tộc ta bắt đầu khi Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó cha mẹ chia tay, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương, thiết lập thời kỳ Hồng Bàng cha truyền con nối gồm 18 đời với 47 vị vua, kéo dài đến 2622 năm trước Công Nguyên, tính đến nay là 4,632 năm. Tên nước ta đầu tiên là Văn Lang, kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

JPEG - 18.8 kb

Đền thờ các vua Hùng, hay Đền Hùng, đã được xây dựng ở Phú Thọ và hàng năm người Việt kéo về giỗ tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngày giỗ tổ đã đi vào ca dao Việt Nam với hai câu:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Trước năm 1975, tại miền Nam, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ chính thức, nhưng đã bị bãi bỏ từ sau ngày Cộng sản xâm chiếm đất nước. Mãi đến năm 2007, nhà nước Cộng sản Việt Nam mới quyết định cho người dân được nghỉ lễ vào ngày giỗ Tổ.

Lịch sử Việt là Tranh Đấu Sử

Ngay từ những năm tháng sơ khai, dân tộc ta đã phải đương đầu với tai họa chiến tranh. Cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước đầu tiên xảy ra dưới thời Hồng Bàng với truyền thuyết về chú bé Phù Đổng, đã tình nguyện xin vua đúc cho roi và ngựa sắt, rồi vươn mình thoắt lớn, nhảy lên lưng ngựa cầm roi dẹp giặc; đi đến đâu, giặc thua đến đấy. Phá xong giặc Ân, người thanh niên tài ba đã đi đến núi Sóc Sơn và biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương – một biểu tượng anh dũng, yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm, Phù Đổng Thiên Vương, còn được gọi là Thánh Gióng đã được người dân nhắc nhở, truyền tụng với một tấm lòng kính phục và biết ơn sâu sắc:

Nhớ xưa đương thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nổi ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời!

Giòng lịch sử Việt Nam đầy rẫy những gương anh hùng, tuấn kiệt như vậy: những con người quả cảm, yêu nước, đã dấn thân hy sinh cho đại nghĩa khi còn rất trẻ, như Đinh Bộ Lĩnh tức Hoàng đế Cờ Lau, nổi tiếng với những cuộc tập trận cờ lau lúc nhỏ; khi lớn lên, ông đã lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc; Trần Quốc Toản từng bóp nát trái cam vì đã không được dự hội nghị Bình Than để chống giặc do tuổi còn quá trẻ; Nguyễn Thái Học đã thành lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng chống lại giặc Pháp năm mới chỉ 25 tuổi…. Danh sách của các anh hùng, anh thư nước Việt dài không sao kể xiết, và đã để lại trong tâm khảm chúng ta một ấn tượng sâu sắc về lòng yêu nước qua những tấm gương sáng của tiền nhân, như:

Bé thì chăn nghé, chăn trâu,
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ.
Lớn lên bình định cơ đồ,
Lên ngôi Hoàng Đế, dựng cờ nước Nam

hoặc

Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước
Ðem tấm thân bảy thước chống sơn hà
Mải lo đền nợ nước báo tình nhà
Trong tâm khảm nặng tình yêu tổ quốc

Khi sa cơ bị giặc bắt và dụ hàng, Ngài đã thét vào mặt quân thù:

“Quân bây lầm, dù dâng cả ngai vàng
Khó lay chuyển lòng ta cho được
Ðừng tưởng bả vinh hoa mà mua được

lòng trung quân ái quốc của ta đâu!
Bắt được ta thôi chớ nói gì lâu
Cứ đem chém. Ta không hề than tiếc
Hễ còn sống Ta là dân nước Việt
Chết, Ta thề làm quỉ nước Nam ta”

Làm sao ta có thể quên được quang cảnh cảm động Nguyễn Trãi gạt lệ tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh nơi ải Nam quan khi cha ông bị giặc bắt giải về Tầu:

Ngàn dặm xông pha chí chẳng dời
Tận cùng quan tái lệ hồng rơi
Sinh thành nghĩa cả chưa đền đáp
Dưỡng dục ơn sâu há thoái lui
Những muốn theo cha cho tận hiếu
Cũng đành vì nước phải quy hồi
Nam Quan gạt lệ dâng ba chén
Tống biệt rưng rưng cảm đất trời

(Nam Quan Tống Biệt )
Theo lời cha dặn:

Con về đi, tận trung là tận hiếu,
Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang

Nguyễn Trãi đã quay về tìm đến Anh Hùng Áo Vải đất Lam Sơn, phò ngài đánh đuổi quân Minh và giành lại nền tự chủ cho dân tộc.

Qua những dòng lịch sử hào hung ấy, chúng ta hẳn đều cảm thấy hãnh diện về hai điều.

Thứ nhất là tinh thần bất khuất, dũng cảm và lòng yêu nước vô bờ của hàng hàng lớp lớp người Việt Nam qua mọi thời đại, sẵn sàng hy sinh cho đại nghĩa. Nhờ đó mà dân tộc bé nhỏ Việt Nam vẫn đứng vững trước sự xâm lược và thống trị hằng ngàn năm của các đế quốc từ phương Bắc lẫn phương Tây; và cũng chính nhờ đó mà chúng ta vẫn còn được có cơ hội hãnh diện mình là người Việt, là con cháu Lạc Long Âu Cơ với mảnh đất thân yêu hình hài chữ S trải dài theo bờ Thái Bình Dương.

Thứ hai là lòng yêu nước và tinh thần nhân bản đã khiến cho người Việt Nam luôn luôn sống hòa đồng trong sự đa dạng và chấp nhận khác biệt, khởi đi từ tinh thần “Tam Giáo Đồng Nguyên” (Phật – Lão – Khổng). Cũng từ tinh thần nhân bản và đoàn kết mà người Việt Nam đã giúp nhau vươn lên từ mọi khổ đau và chiến thắng mọi thế lực hung ác trên đất nước của mình.

Hãnh diện về quá trình dựng nước và giữ nước của tiền nhân bao nhiêu thì chúng ta lại đau buồn và tủi nhục trước tình trạng đất nước hiện nay bấy nhiêu. Những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay đang nhân danh một chủ thuyết ngoại lại để vinh thân phì da và giữ ghì quyền lực chính trị. Họ đã bán rẻ linh hồn để phản bội dân tộc, đem đất, biển của quê cha dâng cho chính những kẻ đã từng một thời dìm dân tộc ta vào vòng nô lệ; họ sẵn sàng đi bằng đầu gối để được làm chư hầu cho thể chế phi nhân và xâm lược Trung Quốc.

Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã tước đi mạch sống của dân tộc: mọi quyền phát biểu, đóng góp vào tiến trình phục vụ đất nước – dù đúng đắn và ôn hòa đến đâu nhưng khác với họ đều bị coi là phạm pháp; họ đã huỷ hoại mọi truyền thống hay đẹp của cha ông, nhất là nền tảng nhân bản và đạo đức của con người Việt Nam. Từ đó, đất nước thân yêu của chúng ta không những là một trong những quốc gia nghèo và lạc hậu nhất – xếp thứ 151 trong số 191 quốc gia về đói nghèo (theo tài liệu của CIA World Factbook 2009), mà còn là một trong chỉ bốn quốc gia còn sót lại theo thể chế độc tài Cộng sản – một thể chế đã bị thế giới vứt vào sọt rác nhân loại 20 năm về trước. Việt Nam bị cho điểm tệ nhất về tự do chính trị, và là một trong 44 quốc gia với 2.4 tỉ người hoặc 22% nhân số thế giới đang sống không có tự do (90 quốc gia gồm 3 tỉ người hoặc 47% nhân loại đang được sống tự do; 60 quốc gia với 1.2 tỉ người tức 31% nhân loại đang sống với một phần tự do).

Trong khi đó thì dân tộc ta đã chứng tỏ, khi có cơ hội để phát triển, người Việt Nam ở bất cứ phần đất dân chủ nào trên thế giới cũng đều rất thành công; nhiều người đã thành công vượt bực, nổi tiếng trong nhiều lãnh vực và đóng góp tích cực vào xã hội đang sống.

Chính vì hiểu rõ nguyên uỷ của những đau khổ và lạc hậu trên quê hương là do thể chế chính trị sai lầm, người Việt Nam trong và ngoài nước đã cùng bắt tay nhau đi làm lịch sử. Một lần nữa, con cháu Đinh Lý Lê Trần… đã chứng tỏ không bạo lực nào có thể khuất phục được những tấm lòng quả cảm. Từ những vị lãnh đạo các tôn giáo, thanh niên, sinh viên, trí thức, tới dân oan, công nhân, giáo dân, Phật tử…, từ những người ở trong lòng chế độ – đã từng bị nhồi sọ và bưng bít thông tin – cho tới một số đảng viên cộng sản đang đứng lên để chấm dứt bất công và bạo lực, độc tài và lạc hậu, phi nhân và gian trá, tham nhũng và lừa lọc…

Trong cuộc chiến cuối cùng để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của những người “mặt Việt Nam mà tâm nô lệ ngoại bang và chủ nghĩa ngoại lai” này, chúng ta may mắn ở vào một thời đại được trang bị bằng những vũ khí đặc biệt chưa từng có:

1. Mạng lưới toàn cầu Internet đã giúp phá tan bức màn bưng bít của chế độ, giúp người dân nối kết và thông tin cho nhau, cũng như liên lạc nhanh chóng với thế giới bên ngoài.

2. Có một lực lượng người Việt hải ngoại làm hậu phương hùng mạnh yểm trợ cho quốc nội, từ vận động ngoại giao, dư luận quốc tế tới tài chánh, nhân lực và trí tuệ.

3. Những bài học của lịch sử Việt Nam và thế giới đã giúp rút ra những phương thức tranh đấu hữu hiệu và hợp thời nhất, đó là nguyên tắc đấu tranh bất bạo động và lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản. Không ai yêu dân tộc chúng ta bằng chính người Việt Nam, và chúng ta không mơ hồ mong chờ người khác giúp mình một cách vô vụ lợi; tuy nhiên, chúng ta cần biết khai dụng tương quan quyền lợi để tranh thủ hậu thuẫn của thế giới. Để chống lại một thiểu số thống trị nhưng giầu có tiền bạc và vũ khí, sức mạnh của chúng ta là sự đoàn kết toàn dân và niềm tin tất thắng. Cuộc đấu tranh “toàn dân, toàn diện” cần bàn tay góp sức của mọi người, không thể phó thác cho riêng ai, cho một tổ chức hay đảng phái nào, mà là nghĩa vụ của mọi con dân Việt. Khai thác mọi phương diện và phương tiện phù hợp với nguyên tắc Đấu Tranh Bất Bạo Động là cách thực dụng để mau chóng chấm dứt độc tài, bảo vệ được sinh mạng cũng như tài sản của dân tộc, và tiến hành công cuộc Canh Tân xứ sở.

Chưa bao giờ trong lịch sử cận đại của dân tộc mà chúng ta thấy mọi người như một trong ý thức về nguy cơ “xâm thực tiệm tiến” của Trung Quốc với sự tiếp tay của Cộng sản Việt Nam qua nhiều hình thức như khai thác quặng mỏ, cho thuê rừng và đất canh tác, di dân chiếm đất qua mỹ từ “hợp tác lao động”; và cũng chưa bao giờ mà sự bất mãn của nhiều tầng lớp dân chúng trước những bất công đầy rẫy trong xã hội lên cao tột đỉnh như bây giờ.

Chính trong màn đêm u tối hiện nay của đất nước đã hiển hiện ánh sáng tuyệt vời của những anh thư Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy…, bên cạnh những người con tuấn kiệt Nguyễn Văn Đài, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Nguyễn Xuân Nghĩa… Họ đã không ngần ngại “bước vào nhà tù nhỏ để toàn dân tộc được ra khỏi nhà tù lớn”. Và còn rất rất nhiều những tuổi trẻ Việt Nam như thế, cả những người đã sanh ra hoặc lớn lên ở hải ngoại mà con tim rất Việt Nam, đang nối gót cùng những bậc cha anh can trường như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Viên Định…, nối gót những anh hùng tiên phong trong cuộc chiến đã nằm xuống hy sinh như Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, anh hùng Trần Văn Bá, kỹ sư Ngô Chí Dũng, nhà văn Võ Hoàng, nhạc sĩ Trần Thiện Khải… để đứng lên đi làm lịch sử, để cùng xuống đường với hàng hàng lớp lớp dân oan, giáo dân và công nhân đòi lại quyền sống của mình.

Chúng ta đã được thấy những khuôn mặt rạng rỡ của tuổi trẻ Việt Nam – trong nước và hải ngoại – tay bắt mặt mừng trao nhau thông điệp “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” trên cầu Thê Húc hôm 14 tháng 3 vừa qua bất chấp tù tội, tra tấn, trù giập… Có bạn đã sinh ra ở bên ngoài đất nước, lớn lên trong một thể chế văn minh, nhân bản, nơi con người không thể bị bắt vì đã phát biểu ôn hòa ý kiến của mình và ý nguyện của toàn dân, đã tình nguyện trở về tiếp tay đem lại ánh sáng công lý cho dân tộc.

Trong ngày giỗ tưởng nhớ công đức tiền nhân hôm nay, con cháu Vua Hùng vẫn không ngừng tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông để lật sang trang sử mới cho dân tộc, nơi đó sẽ không còn bóng dáng của độc tài, nơi đó nhân phẩm sẽ được tôn trọng, mọi người đều được bình đẳng cơ hội để phát triển, mưu cầu hạnh phúc và góp phần canh tân xứ sở. Trong đất nước Việt Nam mới đó với tự do, dân chủ và tiến bộ khoa học, những giá trị truyền thống của dân tộc cần phải được tu bồi và xiển dương, lãnh thổ và quyền lợi chung của tổ quốc phải được tôn trọng. Đã đến lúc dũng lược và trí tuệ của người Việt Nam phải được khai dụng triệt để hầu đạt tới ước mơ chung mà không phải tổn hao xương máu, và để con cháu chúng ta được mãi mãi sống trong nhân ái, thái hòa, thịnh trị.

Trần Diệu Chân, Ph.D
Kỷ Niệm Ngày Quốc Tổ Hùng Vương Tháng 4 Năm 2010.

— –

Tài liệu tham khảo:
List of countries by GDP (nominal) per capita
Freedom in the World
Freedom in the World 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)