Những điều lưu ý với phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Geoff Dyer
20-6-2016

Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc sắp sửa ra phán quyết về vụ kiện của Phi Luật Tân đặt vấn đề về những tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Sau đây là những điều cần lưu ý về phán quyết đang được mọi người chờ đợi.

Tại sao vụ này quan trọng?

Đây là một dịp hiếm hoi để một cơ phận ít ai biết của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Hà Lan ra một phán quyết khá chuyên môn nhưng có thể có tầm quan trọng vô cùng lớn về mặt địa chính trị. Phán quyết này vừa có thể làm rõ chuyện một số vấn đề trọng tâm của cuộc tranh chấp tại Biển Đông, vừa có thể kích động thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Diễn tiến sự việc ra sao?

Năm 2013, Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ kiện cho Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển tại The Hague. Hồ sơ kiện liệt kê 15 đề mục mà Phi Luật Tân cho rằng các tuyên nhận và hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông là trái ngược với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc đã từ chối không dự phần vào vụ kiện và còn thách thức thẩm quyền xét xử của tòa, nhưng vào năm ngoái, tòa án bảo rằng tòa có thẩm quyền trên ít nhất là 7 đề mục của hồ sơ kiện và vẫn còn xem xét về 8 đề mục còn lại. Nhiều chuyên gia nghĩ rằng tòa sẽ xử Trung Quốc thua trên một số đề mục.

Hệ quả pháp lý sẽ như thế nào?

Cần nhấn mạnh là tòa không có xét xử chủ quyền trên Biển Đông thuộc về quốc gia nào, mà chỉ phán quyết về các quyền trên biển gắn liền với các tuyên nhận chủ quyền.

PNG - 31.6 kb

Một trong những đề mục chính của đơn kiện là đặt vấn đề về giá trị pháp lý của “Đường Chín Vạch” của Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết tòa có thể phán quyết Đường Chín Vạch không hợp pháp hoặc nêu lên thắc mắc bằng cách nào đó để buộc Trung Quốc phải làm sáng tỏ nền tảng pháp lý của đường này – điều mà Trung Quốc đã không muốn làm từ bấy lâu nay.

Các đề mục khác của vụ kiện thì đi vào chuyên môn hơn. Tòa sẽ phán quyết về số phận của một số đá đảo – mà Trung Quốc đã biến thành đảo nhân tạo – nên được xem là “điểm cao lúc thủy triều xuống”, sẽ không có quyền có hải phận; hoặc là “đá” thì có hải phận 12 hải lý; hoặc là “đảo” thì sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Nhiều chuyên gia nghĩ rằng tòa sẽ phán quyết một số đảo nhân tạo của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý về hải phận.

Trên thực tế thì sao?

Tòa Trọng Tài không có quyền lực để thi hành kết quả vụ xử. Tòa không thể buộc Trung Quốc làm điều gì cả và Bắc Kinh sẽ không rút khỏi các đảo nhân tạo đã làm. Nhưng nếu phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân, mà Trung Quốc lại lờ đi và tiếp tục xác quyết tuyên nhận chủ quyền thì sẽ tác hại đến uy tín của họ và bị cô lập trong vùng. Chính quyền Obama đã nêu phán quyết này như một thử nghiệm xem Trung Quốc có tôn trọng luật pháp quốc tế không. Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?

Chẳng những bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng Tài, Trung Quốc còn tìm cách vận động quốc tế để hỗ trợ cho quan điểm của họ cho rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài là không hợp pháp. Bắc Kinh thì bảo là đã có 60 quốc gia hậu thuẫn, tuy nhiên Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược & Quốc Tế cho biết là chỉ có 8 chính quyền đã tuyên bố hậu thuẫn công khai – kể cả những quốc gia không có bờ biển như Lesotho và Afghanistan. Nếu phán quyết thất lợi cho Trung Quốc, họ có thể tìm cách để trừng trị Phi Luật Tân, có thể giới hạn một cách không chính thức lượng du khách hoặc nhập khẩu. Còn Hoa Kỳ thì sao?

Rủi ro lớn nhất là Trung Quốc sẽ trả đũa một phán quyết bất lợi và quyết định leo thang tham vọng quân sự tại Biển Đông, hoặc là tuyên bố vùng nhận diện phòng không hoặc tìm cách xây đảo nhân tạo trên Bãi Scarborough – một bãi mà Phi Luật Tân cũng tuyên nhận chủ quyền.

Để lường trước phản ứng hùng hổ của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đưa khá nhiều quân cụ vào trong vùng, kể cả một hàng không mẫu hạm đến Biển Đông và chiến đấu cơ đến Phi Luật Tân. Thông điệp nhắn gửi đến Bắc Kinh là bất cứ động thái nào trên bãi Scarborough sẽ gặp phải phản ứng mạnh của Hoa Kỳ. Tuy thế các chuẩn bị quân sự này cho thấy Biển Đông sẽ gây ra cuộc đọ sức dữ dội giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hoàng Thuyên – Chân Trời Mới Media lược dịch

Nguồn: Financial Times

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.