Những người đòi vào tù trong các chế độ lạc hậu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một phụ nữ người Sudan ngày mùng 7 tháng 9 năm nay đã bị chính phủ Sudan tống giam thời hạn một tháng sau khi bà nhất định không chịu nộp tiền phạt cho một tội mà bà cho là phi lý.

JPEG - 25.5 kb
Bà Lubna Al-Hussein

Sự việc bắt đầu khoảng 2 tháng trước đó khi bà Lubna Al-Hussein bị bắt tại một quán ăn ở thành phố Khartoum, Sudan cùng với 18 phụ nữ khác. Cảnh sát thấy họ mặc quần áo không đúng luật dù lúc đó bà đang mặc quần jean cùng với váy và loại khăn choàng của đàn bà hồi giáo. Sudan là một nước áp dụng luật lệ hồi giáo cực đoan, cấm đàn bà mặc quần khi ra đường mà chỉ được mặc váy dài từ cổ tới chân. Và công an đóng luôn vai trò cảnh sát tôn giáo. Hình phạt cho tội đàn bà ăn mặc không đoan trang đúng theo luật hồi giáo cực đoan là 40 roi vào mông. Sự việc không dừng ở đó vì khác với những phụ nữ Hồi giáo xưa nay chỉ cam phận chịu đòn cho khỏi rắc rối, bà Al-Hussein kiên quyết phản đối không nhận tội và đòi công an đưa sự việc ra tòa.

Một điểm đặc biệt khác, bà Al-Hussein là một phóng viên làm việc cho phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Sudan và với tư cách là nhân viên Liên Hiệp Quốc bà được đặc miễn khỏi bị xét xử. Nhưng bà đã từ khước quyền đặc miễn này bằng cách xin nghỉ việc Liên Liên Hiệp Quốc để có thể ra tòa kháng nghị một cách công khai chống lại hệ thống luật lệ lạc hậu, phi nhân bản của chế độ đương quyền tại Sudan. Qua đó, trường hợp của bà đã thu hút được sự chú ý của công luận quốc tế và rọi đèn vào trình độ kém văn minh của thể chế xã hội Sudan. Từ đó nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế kể cả Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc lên án sự lạc hậu này và nhiều người dân Sudan biết đến và ủng hô bà. Nhiều phụ nữ Sudan đã kéo tới trước tòa để bày tỏ sự liên đới với Al-Hussein và công an đã phải tung lựu đạn cay để giải tán họ và bắt 47 người.

Phiên tòa nhanh gọn trong một ngày với tuyên án kết tội Al-Hussein. Nhưng nhà cầm quyền Sudan cũng đã phải nhượng bộ một chút, không tuyên phạt đánh roi mà chỉ bắt nộp phạt 500 đồng Sudan (tương đương với 209 đô la). Tuy thế bà Al-Hussein vẫn cương quyết không thỏa hiệp, không chịu nộp phạt, không muốn ai nộp phạt giùm bà để giữ nguyên tắc của mình, để sẵn sàng vào tù một tháng đồng thời tiến hành thủ tục kháng án.

JPEG - 23.3 kb
Bà Kartika Shukarno

Cũng trưóc đó một tháng, một phụ nữ Mã Lai, Kartika Shukarno, cũng đã làm dư luận quốc tế rọi đèn vào hủ tục kỳ thị phụ nữ trong luật pháp của nước Mã Lai vốn được biết như là một nước hồi giáo không cực đoan. Shukarno đã bị công an bắt gặp đang uống 1 ly bia với bạn trong một tiệm ăn khoảng 2 năm trước, và đến tháng 7 năm nay tòa Mã Lai xử phạt 5000 mã kim cộng với 6 roi vào mông. Hình phạt đánh roi được phổ biến qua khúc phim lưu truyền trên mạng internet cho thấy người bị phạt phải để mông trần, và đến lằn roi thứ ba thì đã đủ cho mông rướm máu và những roi kế tiếp cứ thế quất vào vết thương. Bà Shukarno chấp nhận đóng tiền phạt và hơn thế nữa đòi bị đánh roi ngay một cách công khai cho mọi người thấy, với lý cớ bà đã ăn năn và muốn công chúng biết bà đã vi phạm một luật cổ hủ, mặc dù nếu kháng án, bà có nhiều cơ may được tha. Trong phút chốc, truyền thông quốc tế đổ mắt nhìn vào và bình luận phê phán trường hợp một người đàn bà Mã đẫu tiên ở thế kỷ 21 sắp bị đánh roi theo một luật lạc hậu còn tồn tại nơi xứ Mã Lai đang tự hào là văn minh phát triển. Chính quyền Mã Lai sau đó đã hoãn hình phạt này, qua đó các nhà lập pháp Mã cấp tiến có điều kiện thời gian để tính chuyện điều chỉnh luật.

Qua hai trường hợp trên, ta thấy những điểm khác và giống nhau giữa hai người phụ nữ hồi giáo can đảm đấu tranh chống lại những luật lệ lạc hậu phi lý phản động. Al-Hussein của Sudan cương quyết đối đầu không chấp nhận bản án của chế độ, trong khi Shukarno của Mã Lai tỏ vẻ ngoan ngoãn quá mức bình thường. Nhưng cả hai cùng nhắm tới mục tiêu làm sao cho thế giới rọi đèn vào sự lạc hậu của những luật lệ phi lý để tạo áp lực lên chính quyền xứ họ. Al-Hussein tranh đấu cho tới cùng, không nộp phạt nhỏ để vào tù chịu phạt nặng hơn; Shukarno nương theo án phạt đẩy tới, đòi bị phạt nặng hơn, chịu nhục hình công khai. Hình phạt càng nặng càng làm nổi lên sự hủ lậu của luật pháp xứ họ. Kết quả bước đầu là nhà nước liên hệ đã phải bỏ hay hoãn lại hình phạt đánh roi lạc hậu, để còn giữ thể diện mà hội nhập vào thế giới văn minh.

Hai người đàn bà trên đã có những hành động đấu tranh bất bạo động tiên phong mở đường. Đây là ví dụ cho thấy đấu tranh bất bạo động không phải là lối đấu tranh thụ động chờ chịu cho thế lực cầm quyền trấn áp, mà là cả một phương pháp luôn tìm thế chủ động một cách phi bạo lực để từng bước nong xích đẩy lùi đối phương đang mạnh hơn. Nhưng hành động đấu tranh mở đường này của họ có thành công ở bước kế tiếp không là tùy ở sự nhập cuộc của số đông quần chúng còn lại có biết nương theo đó mà tạo thêm áp lực lên chính quyền hay không.

Nhìn người lại nghĩ đến ta. Nước Đại Việt ta ngày nay không những còn mà lại càng thêm những luật lệ phản động phi lý không kém các xứ kể trên . Nếu như Al-Hussein nước Sudan chỉ vì mặc quần jean mà bị phạt, thì blogger Mẹ Nấm xứ Việt chỉ vì mặc áo hiển thị những giòng chữ bảo vệ tổ quốc khẳng định chủ quyền đất nước trước Hoa Quốc (nước Tàu Cộng) mà bị công an xách nhiễu bắt giam. Trong khi phản biện xã hội là chuẩn mực bình thường nơi các nước văn minh, thì quyết định 97 lại mới được nhà cầm quyền đẻ ra để ngăn cấm chuyện này.

Nhưng với tinh thần bất khuất của dân Việt, không thể kém hơn hai người đàn bà hồi giáo đã từng bị dạy dỗ phải tuân thủ những hủ tục tôn giáo từ khi lọt lòng mẹ, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, dân Việt ta sẽ kiên quyết trong ôn hòa, rủ nhau giấy lên một phong trào người dân đòi vào tù dưới chế độ CSVN. Vì các trí thức không thể không vi phạm luật của nhà nước CSVN khi họ chỉ làm đúng chức năng của mình là góp ý phản biện để xây dựng xã hội. Các bạn trẻ không thể không vi phạm luật lệ cấm đoán của nhà nước CSVN khi họ chỉ công khai bộc lộ tình yêu nước một cách tự nhiên, không theo định hướng hèn với giặc của nhà nước, khẳng định chủ quyền đất nước trên biển đảo của tổ tiên. Các ký giả không thể không vi phạm những sự cấm đoán của Đảng CSVN khi họ làm đúng chức năng của mình, thông tin sự thật, nêu rõ việc chế độ Bắc Kinh ức hiếp chèn lấn dân Việt, thay vì phải theo Đảng kỵ húy chỉ được dùng chữ Tàu “Lạ”. Các tín hữu không thể không vi phạm sự cấm đoán của nhà nước CSVN khi họ chỉ thực hiện nhu cầu tôn giáo căn bản là cầu nguyện trên sân nhà thờ giáo phận mình vốn đã bị cướp đoạt từ trước. Các tăng thân Làng Mai không thể không vi phạm lệnh tống xuất của nhà nước khi họ kiên trì bám trụ, tụ vào nhau ngồi tu thiền tại Thiền Viện mà chính đồng môn và phật tử khắp nơi đã góp phần xây dựng. Các dân oan không thể không vi phạm lệnh lạc của nhà nước khi họ chỉ rủ nhau đông đủ đến cơ quan nhà nước để khiếu kiện những hành vi cướp bóc nhà đất của các quan chức địa phương, v.v…

Khi người người đòi vào tù, chủ động đi trước phản ứng đàn áp bắt bớ một bước, đồng thời làm nổi bật hơn những luật, lệnh phản động phi lý của chế độ, thì Đảng và Nhà nước CSVN đã bắt đầu bị tước mất cái vũ khí lớn nhất của họ, đó là sự sợ hãi của quần chúng. Và từ điểm đó trở đi chế độ độc tài CSVN sẽ theo chân chế độ thực dân Anh tại Ấn Độ, chế độ kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, chế độ quân phiệt Pinochet tại Chi Lê, chế độ độc tài Milosevic tại Serbia, và nhiều nơi khác nữa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.