Những thầm lặng đáng sợ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi yêu đất nước mình vì những con người thầm lặng như Nguyễn thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa,… Không chỉ vì họ can đảm, chọn sống cho những giá trị chung; chọn làm viên đá lót đường trong thầm lặng mà nhiều hơn thế nữa.

Họ cho tôi nhìn thấy tấm lòng và sự mạnh mẽ lạ lùng của những người rất bình thường. Trường hợp của chị Nguyễn thị Minh Thúy, một người mẹ neo đơn, hàng ngày đi làm thuê để nuôi hai con nhỏ. Khi bị bắt cùng Ba Sàm, nếu chị chịu “hợp tác” và chỉ cần thế, có lẽ chị sẽ được thả ra ngay sau ít ngày. Tống giam chị, một phụ nữ vô danh đang có hai con nhỏ, cơ quan an ninh và Ban Tuyên Giáo chẳng được lợi ích gì. Nhưng chị đã chạm vào điểm yếu của chế độ, điều họ sợ nhất là sự chọn lựa đứng cùng lẽ phải của những người bình thường như chị. Chính điều này đã khiến lãnh đạo CS quyết định đánh ngã người phụ nữ đơn độc ấy bằng bản án 3 năm tù.

Chị đã cho tôi cảm nhận được hiệu ứng sức mạnh của một cánh bướm. Và cái bóng mờ của chị làm tôi xúc động, tôi liên tưởng đến những câu thơ đẹp của Tagore trong “Mùa Hái Quả”. Tagore bảo rằng khi con người tạo ra đường đi thì ông bị lạc lối, bởi đại dương hay trời xanh đâu có phân định đường đi, con đường đã có sẵn dưới đôi cánh của loài chim và những vì sao… Người phụ nữ ấy đã để trái tim mình nói lên những điều gì nó muốn nói. Những mỹ từ mà người đời đặt ra như “anh hùng”, “anh thư” ở trường hợp của chị bỗng trở thành thừa thải và thô thiển.

Về Nguyễn Ngọc Già, mỗi khi nhắc đến anh, độc giả yêu mến thường bảo anh là một tác giả đáng đọc nhất hoặc một cây viết đáng giá nhất. Riêng tôi, tôi nghĩ đến một Nguyễn Đình Ngọc thầm lặng và những suy tư của anh. Là con nhà nòi, bà nội là “Mẹ Việt Nam anh hùng”, bố là đảng viên 50 tuổi Đảng; mẹ là “cơ sở cách mạng”, Nguyễn Đình Ngọc là trái táo không rơi xa cái gốc của mình. Anh thẳng thắn lên án mạnh mẽ những tiêu cực của chế độ và kêu gọi đấu tranh đòi dân chủ; những bài viết cổ xúy cho Nhân Quyền của anh tạo được ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Nguyễn Đình Ngọc làm việc đơn độc, không màng ai biết đến mình. Anh bị tống giam ngày 27/12/2014, nhưng phải một năm sau đó, nhiều người hâm mộ mới biết được mặt anh. Khi nghe tin người con trai lớn của anh bị tử nạn trong một tai nạn xe, tôi nhớ đến anh vả chợt cảm thương câu nói của người tù Nguyễn Ngọc Già: “Tôi chọn con đường cô đơn trong tự do tư tưởng để đi”.

Tuy nhiên, sự dấn thân của anh không hề đơn độc như anh tưởng. Càng ngày tôi càng nhìn thấy hàng ngàn những người trẻ đang theo gót chân anh. Nguyễn Văn Hóa là một điển hình. Hóa năm nay 22 tuổi, Hóa đã tham gia hoạt động ngay từ khi giàn khoan HD981 của Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lãnh hải quê hương. Hóa âm thầm có mặt ở hầu hết các cuộc biểu tình, tuần hành lớn nhỏ ở Hà Tĩnh, nhất là những cuộc biểu tình do Cha cố giáo xứ Đông Yên Trần Đình Lai tổ chức. Anh cũng có mặt trong đoàn người khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam cho đến khi bị an ninh bắt cóc, rồi vu vạ cho anh tội tàng trữ ma túy.

Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa gợi nhắc cho tôi những bóng mờ của các thế hệ đã tạo nên lịch sử Việt Nam. Chúng ta trót sinh ra trong thời đại mà văn hóa và những giá trị đạo đức của dân tộc đều nằm ở số âm. Những hào quang của quá khứ đã tàn phai, Việt Nam đã đặt dấu chấm hết cho mình sau hơn 40 năm sống trong hòa bình. Ngày nay, chúng ta không còn có thể tự hào mình là kế thừa của tiền nhân Quang Trung hay Hưng Đạo. Chỉ vài thập niên ngắn ngủi sống trong ích kỷ, tự trói buộc mình trong sợ hãi, dân tộc đã hóa ra nô lệ; nông dân Việt Nam trắng tay trở thành dân oan; những dãy phố thuộc về chủ nhân Trung Quốc tha hồ mọc lên trên đất nước lén lút hay công khai; nhiều phần đất của tổ quốc như Hà Tĩnh, Kỳ Anh bỗng trở thành bãi rác của ngoại bang,… Từ lãnh đạo chí đến người dân, chính chúng ta đang di họa từng ngày cho các thế hệ con cháu của mình.

Không phủ định rằng chủ nghĩa CS đã hủy hoại tất cả; tuy nhiên, “điều đáng quý nhất” lại do chính chúng ta góp phần hủy hoại, đó là tâm hồn và lòng tự trọng của con người. Có biết quý trọng bản thân thì người ta mới có thể thương yêu người khác, quý trọng những giá trị khác được. Người quý trọng bản thân không dễ dàng đánh đổi chính mình cho bất cứ điều gì. Đó là lý do khiến Trần Bình Trọng chỉ tay mắng quân giặc: “ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Cái ta của ông ở đây đáng quý biết dường nào; chính cái ta đó đã khiến người lính gầy ốm đời Trần có thể đối diện những tên Mông Cổ mạnh bạo, hung hãn nhất và giành chiến thắng; chính cái ta đó đã khiến chúng ta đánh bại đội quân xâm lược của nhà Thanh khi chúng có quân số lớn gấp ba lần mình. Và cũng chính cái ta đó đã khiến một Nguyễn Hữu Đang, một Hữu Loan sống trong danh dự, tự thồ đá kiếm cơm khi bằng hữu và cả xã hội xa lánh. Cái ta được gói tròn trong câu nói của kẻ sĩ Hữu Loan: “tôi không làm nhà vì còn bận làm người”.

Việt Nam là một đất nước có văn hóa tốt đẹp và truyền thống anh hùng. Lòng yêu nước, yêu quê hương cuồn cuộn chảy trong huyết quản của người Việt. Hãy đánh ngã con người tham lam, ích kỷ, vô cảm, sợ hãi vì đó là sản phẩm của 40 năm CNXH. Và hãy vực dậy cái Ta thầm lặng, bởi chính mỗi người Việt Nam đang là niềm hy vọng của dân tộc mình.

Đúng thời điểm một năm thảm họa Formosa, lãnh đạo CS lại phạm một sai lầm lớn. Thay vì lắng nghe tiếng nói của người dân, họ lại khoét sâu thêm vết thương khi chính thức truy tố anh Nguyễn Văn Hóa, người con của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, mảnh đất đang gánh chịu tai họa nặng nề nhất. Họ quên mất rằng ngoài kia đang có hàng ngàn những Nguyễn Văn Hóa khác nạn nhân của thảm họa.

Họ quên nhưng giáo dân Song Ngọc không quên. Người dân Việt Nam không quên cuộc trấn áp tàn nhẫn đoàn người đi khiếu kiện Formosa do cha Nguyễn Đình Thục cầm đầu ngay trong ngày lễ tình yêu. Hình ảnh các giáo dân bị lừa xuống khoảng đất trống, một loạt đá ném lên từ công an trà trộn, rồi dùi cui vung lên, tiếng la khóc của giáo dân, tiếng Cha Thục kêu gọi ngồi xuống và tiếng cầu kinh vang lên giữa nỗi sợ hãi và dũng cảm. Một hình ảnh vừa đau thương vừa bi tráng!

Hàng trăm người đã bị đánh đập, bị thương tích, ngay cả vị chủ chăn, thế nhưng cũng chính họ, ngày 3/4 vừa qua, hàng ngàn người đã có mặt trước UBND huyện Lộc Hà.

Thế giới vừa trao những giải thưởng cao quý cho hai nhà hoạt động Việt Nam, Blogger Mẹ Nấm và Ls Nguyễn Văn Đài. Thế nhưng họ chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm. Tôi muốn nói đến tảng băng càng ngày càng lớn với Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa,.. những người hôm qua bị đánh, bị lừa, bị thương tích nhưng vẫn tiếp tục bước tới. Bước chân của họ mới làm run sợ kẻ cầm quyền, đó là những thầm lặng đáng sợ, những thầm lặng sấm sét.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.