Nội dung Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế tại Hán Thành

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế Lần 3 với chủ đề “Tin Tức Nối Mạng: Các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng thế nào đến Á Châu và Thái Bình Dương” đã diễn ra tại Hán Thành trong 3 ngày 22-24 tháng 6. Hội Nghị do Trung Tâm Đông-Tây (East-West Center) tổ chức với sự tham dự của khoảng 300 người đến từ 27 quốc gia bao gồm nhiều ký giả thuộc nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, tổ chức phi chính phủ và nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ.

Các chủ đề lớn trong ba ngày Hội Nghị xoay quanh các lãnh vực: tầm ảnh hưởng và quan trọng của mạng xã hội trong việc loan tải những thông tin trung thực; làm thế nào bảo vệ được quyền tự do sử dụng mạng và tự do thông tin trên mạng.

JPEG - 29.9 kb
Ông Riyaad Minty

Ông Riyaad Minty, trưởng Ban truyền thông xã hội mạng của đài Al Jazeera đã mở đầu Hội nghị qua chủ đề “Cuộc cách mạng khởi đi từ một từ khóa” (“A Hashtag That Started The Revolution”). Ông cho rằng truyền thông dòng chính không còn nắm độc quyền thông tin nữa. Qua phương tiện truyền thông xã hội, người dân có khả năng đưa tin và nhận tin theo hình thái riêng của họ. Truyền thông xã hội có thể giúp dấy động những cuộc cách mạng như ở Tunisia, Ai Cập; và có thể chuyển tải thông tin nhậm lẹ như trong vụ nổ lò nguyên tử Fukushima tại Nhật. Tuy truyền thông xã hội có khả năng cung cấp dữ kiện nguyên thủy nhậm lẹ nhưng lại thiếu khả năng thu xếp dữ kiện vào khung cảnh. Truyền thông cổ điển có thể bổ xung cho truyền thông xã hội trong khía cạnh trên và cả hai có thể kết hợp lại trong tương lai.

JPEG - 23.8 kb
Ông Joe Trippi và cô Nicole Seah

Chiến lược gia Hoa Kỳ, ông Joe Trippi qua phần trình bày về “Vai trò của truyền thông xã hội trong các cuộc bầu cử” nhận định rằng tác động của truyền thông xã hội vào lãnh vực chính trị và bầu cử trên thế giới ít được chú ý mặc dù vai trò của truyền thông xã hội ngày càng mạnh trong các lãnh vực này. Tại Hoa Kỳ, thế giới mạng đã được tận dụng trong các cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ từ năm 2004. Trong kỳ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2012, phía ông Obama đã tận dụng truyền thông xã hội trong khi ông Romney chủ yếu dùng phương tiện truyền thông cổ điển.

Cô Nicole Seah, Chủ Tịch các thành viên trẻ của Đảng Đoàn Kết Quốc Gia Singapore cho rằng truyền thông xã hội được phe đối lập tại Singapore khai dụng để mở rộng cánh cửa vào chính quyền vốn dĩ bị chi phối bởi duy nhất có một đảng trong suốt 50 năm qua.

Bà Victoria Esser, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chia sẻ về vai trò của truyền thông xã hội cho lãnh vực ngoại giao. Bà cho biết Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chủ trương dùng truyền thông xã hội để tiếp cận người dân địa phương khắp nơi trên thế giới với 3 mục tiêu chính: để hiểu người dân và sự việc hơn; chia sẻ thông tin nhậm lẹ; và tiếp cận để xây dựng quan hệ với người dân. Trong thời gian vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ứng dụng truyền thông xã hội tại một số quốc gia Trung Đông. Tuy nhiên mỗi quốc gia cần có điều chỉnh và ứng dụng linh động của truyền thông xã hội.

JPEG - 12.3 kb
Bà Victoria Esser

Chủ đề “Phương tiện truyền thông mới vượt qua rào cản kiểm duyệt” được 3 nhà báo từ ba quốc gia Mã Lai, Trung Quốc và Nam Hàn phụ trách. Ba ông tập trung vào sự hoán chuyển của vai trò chính trị và phản kháng.

Ông Steven Gan, sáng lập viên trang mạng Mallaysiakini, nói rằng nhà cầm quyền Mã Lai bóp nghẹt tất cả các phương tiện truyền thông, cho đến khi mạng Internet xuất hiện. Ông chia sẻ “Mạng internet thật sự đã đưa đến sự thay đổi tại Mã Lai”. Mặc dầu bản chất chế độ hiện thời vẫn còn áp bức, mạng Internet lại không bị kiểm duyệt tại Mã Lai vì chính quyền cần Internet cho chương trình phát triển mạng để thu hút các công ty nước ngoài. Ông Gan đã tận dụng lỗ hổng này để mở trang web mà không bị bó buộc bởi các luật lệ khắt khe áp dụng cho truyền thông cổ điển trong nước.

JPEG - 35.1 kb
Ông Isaac Xianghui Mao và tham luận đoàn

Ông Isaac Xianghui Mao, Giám đốc điều hành tổ chức “Social Brain Foundation in China”, cho biết hiện nay Trung Quốc có 500 triệu người sử dụng các trang mạng xã hội để nói lên quan điểm của mình. Mặc dù những bài viết và tài khoản blog bị nhà nước xóa bỏ hàng ngày, nhưng người sử dụng Internet vẫn tìm cách vượt tường lửa để tham gia vào các cuộc thảo luận quốc tế trên mạng. Ông Mao cũng nói về mối đe dọa rằng nhà cầm quyền Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể cắt đứt tất cả cửa ngõ thông tin của các trang mạng xã hội và đường dây Internet của nước này.

Ông Myung Seung-eun, Chủ tịch Hiệp Hội Blog Thương Mại Hàn Quốc tại Hán Thành, cho biết môi trường sinh hoạt mạng tại Nam Hàn bị hạn chế, nhất là đối với những ai sản xuất các tác phẩm châm biếm nhằm phê bình chính phủ đương thời. Trong khi những phê bình nêu trên vắng bóng trên mặt trận truyền thông cổ điển, thì các cửa ngõ trên mạng – đặc biệt qua podcast, blog và mạng xã hội – vẫn dẫn đầu trong việc sản xuất những loại nội dung này.

Cả ba nhà hoạt động trên đều cho rằng mặc dù quốc gia của họ bị kiểm duyệt, nhưng sẽ luôn có những cách vượt qua các trở ngại để được có tự do báo chí và nói lên sự thật.

Ba ký giả Miến Điện chia sẻ về tình hình truyền thông đang thay đổi tại nước họ. Mặc dù tin tức vẫn phải chờ kiểm duyệt trước khi xuất bản, các ký giả dòng chính và ký giả dân báo tận dụng truyền thông xã hội để tránh né kiểm duyệt và chưa có ký giả nào bị bắt từ lần bầu cử quốc hội tháng 4 vừa rồi. Tuy chế độ kiểm duyệt có nhẹ nhàng hơn trước, nhưng cũng còn một thời gian nữa Miến Điện mới có được tự do báo chí hoàn toàn.

JPEG - 31.8 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm

Bước sang chủ đề “Quan sát viên Internet trong vùng”, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, nhận định rằng Internet đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư, thương mại, phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Thế giới mạng đã chính là một loại xã hội dân sự của Việt Nam mà khoảng 30 triệu cư dân mạng Việt có được ít nhiều tự do ngôn luận và tự do tụ họp. Nhà cầm quyền Việt Nam nhận ra mối đe dọa của Internet đối với quyền lực của họ và do đó đã dựng lên hàng rào tường lửa để ngăn chận thông tin; đã tấn công các trang mạng/ blog và dùng mã độc để đánh cắp dữ kiện; đã bắt giữ, xách nhiễu các ký giả/ blogger; và cuối cùng là dùng luật lệ mơ hồ để làm lý cớ gán ghép, kết tội và bắt giam những nhà bất đồng chính kiến. Để đối đầu với 4 nỗ lực kiểm soát và kiểm duyệt của nhà nước Việt Nam, Đảng Việt Tân có 5 loại hoạt động: phổ biến tin tức đàn áp tại Việt Nam; cổ võ tự do Internet qua áp lực quốc tế; hỗ trợ và bảo vệ các ký giả dân báo; hướng dẫn kỹ thuật vượt tường lửa và an toàn mạng; và tổ chức các chiến dịch trên mạng.

WebVT sẽ tiếp tục tường trình chi tiết các phát biểu và chia sẻ kinh nghiệm của các tham dự viên Hội Nghị trong các bài kế tiếp.

BBT-WebVT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”