Nước mắt Nguyễn Nhã…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đã hơn một tuần trôi qua, kể từ ngày Tọa đàm khoa học về Biển Đông và Hải đảo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Phao-lô Nguyễn Văn Bình (43 – Nguyễn Thông, P.7, Q.3. TP.HCM), tôi vẫn không quên được hình ảnh Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã nghẹn ngào, rơi lệ… khi thuyết trình về Biển Đông.

Mỗi lần Tiến sĩ Nguyễn Nhã uất nghẹn, là mỗi lần cả khán phòng cũng lặng yên. Giọt nước mắt và những lời tâm huyết của người đã dành cả đời nghiên cứu Hoàng Sa – Trường Sa, bảo vệ luận án Tiến sĩ về Hoàng Sa – Trường Sa lúc 63 tuổi đã làm lay động lòng người. Những tràng pháo tay vang lên mỗi khi Tiến sĩ nhắc tới sự đồng thuận, nhắc tới những nỗ lực chung để bảo vệ chủ quyền dường như xua tan đi sự e dè còn đâu đó trong lòng mỗi người, trong nhiều ánh mắt lạc lõng giữa buổi tọa đàm…

Tiến sĩ tâm sự rằng: Trung Quốc hiện nay đầu tư rất nhiều, gởi nhiều người ra nước ngoài chỉ để nghiên cứu về vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, quỹ của họ dành cho công việc này lên đến cả tỉ đô-la… Rồi Tiến sĩ lại uất nghẹn khi so sánh với công tác nghiên cứu, bảo tồn những chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển vàng biển bạc của Tổ Quốc thân yêu… Như lời Tiến sĩ nói, ông chỉ là một trí thức nghèo, ít người trẻ theo nghề của ông, bởi ai cũng phải lo cho cuộc sống, lo cho những sinh hoạt đời thường. Ông thực sự lo lắng cho lớp kế cận, làm sao để giữ gìn và phát huy tác dụng của những tư liệu về biển Đông, về Hoàng Sa – Trường Sa, nhằm giữ gìn chủ quyền và đòi lại những phần đất mẹ đang không thuộc về mình. Ít ai hiểu rằng: để tập trung cả đời cho việc nghiên cứu Biển Đông, Hoàng Sa – Trường Sa, Tiến sĩ đã sống nhờ trợ cấp của người bạn đời, của các con hiện đang ít nhiều thành đạt… Tấm lòng của cả gia đình Tiến sĩ dành cho chủ quyền biển đảo thật đáng trân trọng…

JPEG - 10.1 kb

Tiến sĩ bảo rằng: Trung Quốc người ta có cả một chiến lược thông tin về Hoàng Sa – Trường Sa (theo cách gọi của họ là Nam Sa – Tây Sa)… trong khi đó, tại Việt Nam, những thông tin về dữ kiện, tư liệu, chứng cứ… khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam thực sự chưa được phổ biến rộng rãi, ấy là chưa kể đến những thông tin về tình hình hiện tại trên Biển Đông và các quần đảo đang tranh chấp mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền… Tiến sĩ mong muốn, những thông tin này được phổ biến rộng rãi cho toàn dân, nhất là giới trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Nói tới đây, Tiến sĩ lại uất nghẹn! Sự uất nghẹn căng lên đến nỗi, một thành viên trong Ban tổ chức Tọa đàm đã phải lên ghé tai nhắc nhở Tiến sĩ rằng: đây chỉ là một buổi tọa đàm khoa học!!!

Hàng trăm người tập trung trong một khán phòng nhỏ hẹp tại 43 Nguyễn Thông ngày hôm đó cũng nghẹn ngào với Tiến sĩ, trong số đó có rất nhiều bạn trẻ, mà có lẽ ở ngoài xã hội, họ đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ và nhiệm vụ khác nhau, kể cả nhiệm vụ không ai biết được! Nhiều người trong số họ đã rơi lệ…

Ngay giờ phút đó, tôi chợt bồi hồi cho những giọt lệ của giới trẻ Việt Nam đã rơi… Họ có thể tập trung ở công viên, ở hè phố để tưởng niệm, than khóc cho sự ra đi của Michael Jackson. Những giọt nước mắt của họ đã rơi cho một người vĩ đại của thế giới, nhưng không chung cội nguồn. Có thể nói, tình cảm đó xuất phát từ một tình cảm nhân loại đại đồng. Không ai trách được họ, nhưng giá như cũng những giọt nước mắt ấy được tuôn ra để thương cảm cho tình cảnh của những ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc ngang nhiên bắt giữ!? Giá như giới trẻ cũng bồi hồi xúc động và được thắp nến đặt hoa tưởng niệm những con tàu hiền lành của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” đâm phải!?

Những bộ phim Hàn Quốc trình chiếu trên các đài truyền hình tại Việt Nam cũng đã làm rơi lệ bao người. Họ xúc động, thương cảm cho số phận của các nhân vật trong phim, họ rơi lệ cho những éo le của những cuộc tình ngang trái mà chỉ có tiểu thuyết gia mới tưởng tượng ra nổi… Tôi cứ ước gì, những giọt nước mắt ấy tuôn rơi vì lý do một phần đất mẹ đang bị chia cắt, chủ quyền biển đảo đang bị xâm phạm và đe dọa. Nhưng, chắc chỉ một số ít người biết chuyện, hiểu chuyện mới có những giọt nước mắt ấy cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ! Không thể trách họ, bởi ngoài những thông tin thường ngày, những lo lắng về cơm áo gạo tiền, gia đình… họ không còn những thông tin nào khác! Không thể trách giới trẻ, bởi ngoài những thông tin về thể thao, một chút thông tin về thời sự, nghệ thuật, các cuộc thi người mẫu, chuyện ngôi sao, ca sĩ, và cả những tin tức về một xu hướng cổ võ lối sống hưởng thụ… họ chẳng thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin khác, ở những luồng khác!

Đâu đó, vẫn còn những lời trách móc, những kêu ca của những nhà nghiên cứu, của những trí thức nặng lòng với Biển Đông, với Hoàng Sa – Trường Sa về việc phổ biến thông tin, chứng cứ… Đâu đó, vẫn còn những giọt nước mắt thầm rơi cho những nỗ lực đã vượt qua mọi khó khăn để mang thông tin tới đại chúng… Nhưng, làm sao để có nhiều hơn nữa những giọt nước mắt đồng thuận? Làm sao để mong ước của Tiến sĩ Nguyễn Nhã là thông tin về tình hình biển Đông, về Hoàng Sa – Trường Sa đến được với quảng đại quần chúng, hình như vẫn đòi hỏi những sự hy sinh và lòng quả cảm.

Chỉ có lòng quả cảm, biết vượt qua sợ hãi, dám đương đầu với những khó khăn… mới mong có được những giọt nước mắt đồng thuận! Ngay lúc này đây, tôi rơi lệ khi nghĩ đến sự uất nghẹn của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, và tôi mong, nước mắt Nguyễn Nhã sẽ thấm đến từng tấm lòng, từng tâm hồn vẫn còn canh cánh cho chủ quyền biển đảo Việt Nam.

TT

HD Mạng bauxite Việt Nam biên tập

http://bauxitevietnam.info/5388/nuoc-mat-nguyen-nha/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.