Ô nhiễm môi trường nước: gian nan cuộc đấu tranh của người dân

Người dân xã Mỹ An, Bình Định chặn quốc lộ 1A phản đối dự án cho là sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Tuổi Trẻ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống khiến người dân bức xúc liên tục biểu tình, bất chấp việc có người bị công an mời làm việc hoặc có người bị bắt bỏ tù và đây cũng là một trong những vấn đề thời sự “nóng bỏng” của miền Trung Việt Nam trong thời gian vài ba năm gần đây…

Gần đây nhất là trong vòng một tháng qua ít nhất là có hai lần người dân xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định xuống đường chặn Quốc lộ 1A để phản đối dự án đang thi công để chế biến thủy sản của Công ty TNHH Dịch vụ Thủy sản Thảo Loan (gọi tắt là Công ty Thảo Loan). Lần thứ nhất là vào ngày 26/2 và lần thứ hai là vào ngày 16/3, theo người dân ở xã Mỹ An thì trước hiện tình ngày càng có nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam xả thải gây chết thủy-hải sản hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống mà báo đài-truyền thông lan tải khiến họ phải lo lắng bởi Mỹ An là một xã ven biển. Người dân xã Mỹ An cho rằng khi Công ty Thảo Loan thi công xong dự án, đi vào hoạt động thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nên phải áp dụng biện pháp biểu tình, chặn Quốc lộ 1A để gây áp lực buộc các cấp chính quyền gấp rút vào cuộc can thiệp và buộc Công ty Thảo Loan phải dừng thi công dự án.

Lo lắng của người dân ở xã Mỹ An cũng không thừa bởi giáp giới với tỉnh Bình Định về phía nam là thị trấn Sông Cầu, tỉnh Phú Yên vào cuối tháng 5/2017, nơi này có hiện tượng tôm hùm chết hàng loạt. Người dân nơi này khổ sở bao vay doanh nghiệp thủy sản Nguyễn Hưng, biểu tình nhiều ngày liền vì cho rằng công ty này đã xả thải khiến tôm hùm của hàng trăm hộ dân nuôi chết hàng loạt.

Một trường hợp ô nhiễm môi trường nước nổi bật nhất mà người dân Việt Nam và Quốc tế đều biết là thảm họa môi trường biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra vào đầu tháng 4/2016. Vụ thảm họa này đã khiến đồng loạt người dân Việt Nam ở khắp nơi biểu tình bắt buộc Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trước mắt nhận trách nhiệm, bồi thường và khắc phục hậu quả sau đó là phải rời khỏi Việt Nam.

Theo dõi những vụ ô nhiễm môi trường nước thời gian qua, người dân ở xã Mỹ An lường trước những hậu quả sau này mình phải gánh chịu nên đã đứng lên đấu tranh ngay từ đầu. Tuy nhiên, theo chia sẻ của bà con thì giữa lúc bà con đang đấu tranh có hàng chục tên xã hội đen có thủ sẵn hung khí gây chuyện với bà con, lực lượng cơ động dùng đến chó nghiệp để can thiệp đẩy tình hình  thêm căng thẳng. Cho đến hôm nay, Việt Nam Thời Báo (VNTB) vẫn chưa nắm được thông tin bà con có gặp phải trở ngại gì phía các cấp chính quyền hoặc do bọn côn đồ, xã hội đen đem lại hay không?

Trong khi đó, người dân ở thị trấn Sông Cầu đã chia sẻ với VNTB rằng, sau khi vụ tôm hùm chết hàng loạt xảy ra thì người dân có trả lời phỏng vấn báo đài trong đó có VNTB để cầu cứu dư luận. Sau đó, công an vào cuộc đã mời khoảng chục người lên làm việc đặng yêu cầu người dân không trả lời báo chí gây bất lợi cho công ty Nguyễn Hưng. Đồng thời, các cấp chính quyền ở Phú Yên công bố kết quả là ô nhiễm môi trường, tôm hùm chết hàng loạt không phải do Công ty Nguyễn Hưng gây ra. Người dân đành ngậm đắng với con số thiệt hại “khủng”. Lời của người dân chia sẻ với VNTB:

“Hồi đợt tôi trả lời phỏng vấn xong là họ (công an) bắt ký tôi cả đống giấy gì đó giờ nói không được. Họ nói gì tùm lum hết. Ý là họ bắt mình đừng có nói như vậy nữa”.

“Họ bắt mở Facebook. Họ hỏi anh là ai? Tôi nói anh là nhà báo. Họ nói tôi tại sao nói công ty Nguyễn Hưng như vậy? Tôi nói ở đây chỉ có một công ty đó thôi chứ có công ty nào nữa đâu. Xong. Họ nói tôi đừng có nói như vậy nữa. Họ nói mình ký giấy tùm lum hết. Phạt thì không phạt”.

“Có nhiều lắm. Có khoảng mười mấy người bị mời như tôi cả”.

“Mấy đợt trước họ (các cấp chính quyền) có cho gạo, họ cho gia đình hộ nghèo, gia đình chính sách thôi chứ những nhà bị tôm thì không có, riêng nhà tôi thì không có”.

“Cấp chính quyền thì cho gạo còn công ty Nguyễn Hưng thì không đền bù cho dân”

“Giờ họ nói là không phải do công ty Nguyễn Hưng gây ra, cấp chính quyền họ nói vậy thì giờ dân nghe vậy chứ biết sao”.

Mặc dù cuộc đấu tranh của người dân Việt Nam ở khắp nơi đặc biệt là của người dân trong vùng thảm họa Formosa từ Vình đến Thừa Thiên Huế đã khiến Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sau đó nhận trách nhiệm. Có điều, sự trả giá của người dân không phải ít và hậu quả cho đến ngày hôm nay vẫn còn. Biển chết, người dân thất nghiệp, rất nhiều người tham gia biểu tình chống Formosa bị công an, an ninh đánh giấy mời làm việc, người đi khiếu kiện bị đánh đổ máu, một số nhà hoạt động dân sự dấn thân trong công cuộc này sau đó bị bắt bỏ tù như nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa… ngoài ra, nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật bị công an địa phương ra quyết định truy nã.

Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vẫn còn hoạt động, ô nhiễm môi trường nước vẫn còn đó và dĩ nhiên hậu quả gánh chịu trước tiên chính là ở người dân.

Nguồn: VNTB

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.