Ông Trọng ’thư thái’ du Xuân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vốn nổi tiếng là người quyết tâm chống… tham nhũng, nhưng thường là chống cuội và chống hụt. Ông tha thiết muốn bắt cọp nhưng những con cọp ông muốn bắt lại xổng chuồng trước, để lại cho ông một tâm tư đầy tuyệt vọng và một bầy ruồi vo ve cười nhạo bên tai.

Thế rồi vào ngày đầu năm Đinh Dậu 2017 vừa qua, ông nổi hứng làm một cuộc cách mạng “gần dân”, thay vì xa lánh như thái độ quan liêu thường thấy ở các tay đầu sỏ cộng sản. Sáng ngày Mồng Một, ông Trọng cùng một số quan chức đầu sỏ thành phố Hà Nội làm một cuộc du xuân hiếm có bằng xe bus và đi bộ quanh Hồ Gươm. Dư luận trong nước ồn lên mỉa mai chung quanh chuyến vi hành được đánh giá là… “câu view” trên Facebook.

JPEG - 87.4 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng và một số quan chức đầu sỏ du xuân bằng xe bus ngày Mồng 1 Tết. Ảnh: Dân Việt

Hình ảnh của ông Trọng được báo chí quốc doanh diễn tả một cách êm đềm bằng câu Tổng bí thư “thư thái” du xuân bên bờ Hồ Gươm… Nhìn gương mặt hớn hở của ông Trọng chung quanh một bầy mặt trơ trán bóng, quả tình ai cũng thấy ông “thư thái” thật thay cho vẻ lú lẩn thường ngày.

Nhưng ông Trọng có “thư thái” trong ba ngày xuân không hay đây chỉ là cách nói xỏ màn trình diễn vụng về của ông Trọng. Vì làm sao ông Trọng có thể có cái tâm trạng thơ thới hân hoan ấy khi trong lòng ông đang bối rối như tơ vò. Hơn ai hết, ông Trọng tự biết dù muốn dù không cũng sắp phải rời bỏ chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền uy, lui về làm “người tử tế” cùng với Nguyễn Tấn Dũng.

Chỉ cần nhìn lại trong năm 2016 là năm mà ông Trọng cùng tay chân chiến đấu hết mình trong Đại hội 12 giành cho bằng được chiếc ghế tổng bí thư, có lúc tưởng chừng như nằm trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mọi mưu mô xảo trá được phô diễn đến những ngày cuối cùng để ông thắng trận và bước lên nói: “Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối”. Vậy mà ông không hưởng trọn vẹn những ngày tháng vinh quang ấy, bởi những biến cố dồn dập làm đảng của ông rơi xuống bùn đen.

Thảm họa môi trường do Công ty Formosa gây ra như một cục xương mà đảng cố nuốt đến nay cũng chưa trôi, ngoại trừ 500 triệu đô-la tiền “đền bù”. Tiếp đến, nội bộ đảng rúng động với chuyện hai ủy viên trung ương bị cán bộ kiểm lâm Yên Bái bị bắn chết do tranh ăn. Rồi một cuộc chạy đua chống tham nhũng với kết quả thật ê chề: 3 cán bộ ngành dầu khí đào thoát an toàn để lại những thất thoát khổng lồ. Giấc mơ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng lùi xa khi đất nước lún sâu vào nợ nần chưa thấy đường ra.

Chưa bao giờ đảng CSVN tạo được một bộ mặt u ám của lúc hết thời trong năm 2016, tình cờ lại bị bắt gặp qua nụ cười hớn hở đầy giả tạo của tổng bí thư ngày đầu năm 2017. Rõ ràng đây là một cú du xuân được dàn dựng nhằm mục đích để khỏa lấp những yếu kém của ông Trọng trong năm qua, dù ông đã cố gắng kêu gào, chèo chống con thuyền đảng đang sắp đắm bất cứ lúc nào. Đồng thời đây cũng là dịp đánh bóng lại hình ảnh cô độc của ông Trọng đối với dư luận lâu nay đã quá mờ nhạt, chỉ giỏi với lối ăn nói linh tinh… trước khi ra đi.

JPEG - 82.1 kb
Thảm họa cá chết hàng loạt tại Miền Trung do Formosa gây ra là một trong nhiều biến cố dồn dập trong năm 2016 làm đảng của ông Nguyễn Phú Trọng rơi xuống bùn đen. Ảnh: AFP

Đứng về mặt nhà nước, đáng lý ra hình ảnh du xuân này phải là của Chủ tịch nước Trần Đại Quang hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Vì Tổng bí thư đảng dù là đảng cầm quyền tự phong, cũng chỉ là hình ảnh nội bộ của một đảng chính trị. Ông Trọng không thể nào mang bộ mặt đại diện của một quốc gia, nhất là khi đảng ấy đã đem đến cho đất nước Việt Nam biết bao tai họa, biến một dân tộc anh hùng chống xâm lăng thành vô cảm trước họa mất nước gần kề. Nhưng họ cũng phải nhường lại cho ông Trọng đóng trọn vai trò của mình trong một vở bi hài kịch lúc cuối đời.

Vì thế vào đầu năm nay, ông Trọng mới được sắp xếp để xuất hiện một cách đình đám bên cạnh các tay đầu não thành phố Hà Nội. Điều này cho thấy một điềm chẳng lành cho ông Trọng: Ông sẽ “lên xe” một lần chót trước khi “xuống ngựa”. Có lẽ ông Trọng cũng tự biết năm nay ông sẽ rời khỏi chiếc ghế tổng bí thư và nhường lại cho Đinh Thế Huynh nên cũng cố cười thật tươi để khỏa lấp buồn tủi. Có điều chưa ai đoán được ông có ra đi một cách êm thấm hay một lần nữa phải thấy nội bộ đảng lại lặp hụp trong cơn bão tranh quyền.

Đối với hầu hết lãnh đạo cộng sản, chuyện “thăm dân cho biết sự tình” là chuyện thật hiếm hoi, nếu không muốn nói là chuyện xa xỉ. Bởi vì khi chưa nắm được quyền lực, người cộng sản nhất mực gần gũi dân như bóng với hình. Nhưng khi có quyền trong tay thì nhìn đâu trong dân cũng thấy phản động. Đúng như lời tự thú của một đảng viên cộng sản đã vỡ mộng, bà Dương Quỳnh Hoa: “Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.”

Cho nên hình ảnh ông Trọng tươi cười trên xe buýt, đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm hay đến thăm công viên Lý Thái Tổ thắp nhang không khác nào hình ảnh trong một phim hoạt hình. Hành động thắp nhang nơi mà đảng của ông Trọng giựt ném hết nhang của những người yêu nước trong những lần họ tưởng niệm những người đã hy sinh bảo vệ đất nước, chẳng qua chỉ là hành động đạo đức giả. Đó cũng là những dấu hiệu sau cùng của một thời vang bóng của ông Trọng mà thôi.

Kể ra Đinh Thế Huynh, người được mô tả sẽ thay thế ông Trọng đã sắp xếp chuyến đi “thư thái du xuân” Hà Nội của tổng bí thư về chiều quả thật là thâm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?