Ông Trọng và ông Quang giành nhau sân khấu!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Nghị Cấp Cao của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong 2 ngày 10 và 11 Tháng 11, 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam vừa chấm dứt.

Trên bình diện quốc tế, chưa thấy có điểm gì đặc biệt xuất phát từ Hội Nghị này, ngoại trừ một vài cam kết được ghi vào Tuyên bố chung như mỗi kỳ Hội Nghị. Viễn cảnh hoàn tất mục tiêu Bogor là tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên trong Khối APEC vào năm 2020 hoàn toàn bất khả thi.

Nhưng nhìn về phiá Việt Nam thì có một số điều đáng nói, vui có, buồn có, và có cả những “cười ra nước mắt”.

Màn diễn đón Trump và Tập

Ngay sau khi Hội Nghị chấm dứt, ông Trần Đại Quang, Chủ Tịch Nước, đã phải hối hả bay ngay về Hà Nội để chuẩn bị tiếp đón ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình ngay ngày hôm sau, 12 Tháng 11.

Ông Quang, trong tư cách Chủ Tịch Nước, đã đón tiếp ông Trump trước, ngay tại Phủ Chủ Tịch. Chủ Tịch Nước tiếp Tổng Thống, đó là chuyện bình thường.

Nhưng chuyện không bình thường là ngay sau đó, cũng tại Phủ Chủ Tịch, diễn ra buổi đón tiếp ông Tập, mà người chủ trì đón tiếp không phải là ông Quang mà lại là ông Trọng dù ông Trọng chỉ là Tổng Bí Thư của Đảng CSVN, và chả là gì trong hệ thống nhà nước.

Sự việc này nói lên ít nhất 2 điều sau:

Chắc chắc có sự giành giựt, mà trong trường hợp này có thể nói là tủn mủn nhỏ nhen, trong nội bộ lãnh đạo CSVN. Không những ông Trọng đã ngang nhiên hất cẳng ông Quang ra khỏi vai trò chủ nhà (Phủ Chủ Tịch) của ông Quang mà còn cho thấy (một cách thừa thãi) là vai trò Tổng Bí Thư Đảng CSVN của ông ta lớn hơn là Chủ Tịch Nước, và vì vậy chính ông ta (chứ không phải ông Quang) phải là người chủ trì cuộc đón tiếp “khách quý.”

Có sự phân biệt rõ ràng về tình cảm cũng như cách đối xử với ông Trump và ông Tập. Trong khi ông Trump và phái đoàn chỉ được nghe kèn thì ông Tập được nghe 21 phát súng danh dự. Trong khi ông Trump được mời ăn tối âm thầm với ông Quang vào ngày 11/11 trước khi được chính thức đón tiếp vào ngày hôm sau là 12 tháng 11 (hoàn toàn ngược với cung cách ngoại giao), thì ông Tập được chính ông Trọng long trọng chiêu đãi yến tiệc cấp nhà nước.

Đó là về cách hành xử của lãnh đạo CSVN với ông Trump (Mỹ) và ông Tập (Tầu) nói lên thái độ (tạm gọi là) “giành nhau ánh đèn sân khấu” của ông Trọng đối với 2 đàn em là Quang và Phúc.

Bài học lịch sử

Song song với cách đón tiếp có tính cách “bợ đỡ“ của ông Trọng dành cho ông Tập, là thái độ khúm núm trong cử chỉ và sáo ngữ tung hô trong lời nói, hoàn toàn giả tạo, không thực chất và hèn hạ.

Đối với tuyên bố thẳng thừng của ông Tập, trước mặt toàn thể lãnh đạo thế giới, trắng trợn nhận vơ Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Cộng đã cướp đoạt bằng vũ lực của Việt Nam, là của Tầu, ông Trọng đã hoàn toàn im lặng cúi đầu nhục nhã, không có một lời nào phản kháng để tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo này mà Tổ Tiên đã để lại.

Để cho giặc “vỗ đầu” như thế thật đúng là cách hành xử thiếu liêm sỉ của kẻ phản quốc.

Phải chăng, cũng chính vì thế mà ông Trump đã mang bài học Hai Bà Trưng giết Tô Định, đánh đuổi giặc Tầu, mang lại độc lập cho nước Việt cách đây hơn 2 ngàn năm, để dạy cho Nguyễn Phú Trọng, một kẻ mà chắc chắn là ông Trump rất khinh bỉ trong lòng.

Ông Trump, với tính khí bất thường, hay nói những điều trái tai, bất ngờ lần này lại có phát ngôn độc đáo kể trên, chả khác nào lời mắng thẳng thừng đối với ông Trọng và toàn thể tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN là “Giặc Tầu nó đã xâm lấn nước của các ông đấy, sao không bắt chước 2 vị Anh Thư Hai Bà Trưng, là tổ tiên của các ông, mà mau đánh đuổi chúng nó ra khỏi bờ cõi”.

Đúng là ông Trump đã dạy cho Nguyễn Phú Trọng và toàn thể tập đoàn lãnh đạo CSVN một bài học chua chát về tinh thần độc lập tự chủ của chính người Việt Nam. Ông Trump không dụ dỗ bằng củ cà-rốt mà dùng thẳng gậy. Nhưng e rằng lời của ông Trump cũng chỉ là “đàn gảy tai trâu” thôi!

“Xi, Cút Xéo”

Đối với người dân Việt Nam thì tình hình lại khác hẳn.

Mặc dầu trong thời gian từ khi nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ tới nay ông Trump đã tỏ ra lạnh nhạt với vấn đề nhân quyền và mang nặng hình ảnh của một người chỉ quan tâm về cái lợi của nước Mỹ, phái đoàn của ông cũng vẫn được người dân Việt Nam túa ra đường chào mừng tuy không thân thiện và nồng ấm như đối với Tổng Thống Barack Obama trước đây.

Cũng có thể hiểu là hành động chào mừng ông không hẳn là để chào mừng nhưng để tỏ thái độ đối với Trung Cộng.

Trong khi đó phái đoàn của ông Tập chỉ âm thầm đến Hà Nội. Phải chăng cả CSVN và Trung Cộng đều hiểu rằng sự xuất hiện trước công chúng của ông Tập là điều cần phải tránh, để tránh hàng loạt những biểu ngữ kiểu “Xi, Cút Xéo”, và để tránh cà chua và trứng thối. Và cũng chẳng ích lợi gì khi tạo lý cớ để cho người dân rầm rộ xuống đường trên khắp đất nước để biểu tỏ thái độ chống Trung Cộng, chống Formosa và để tiếp nối với những hình ảnh cảnh sát công an trấn áp người dân một cách thô bạo.

Kết luận

Phải thành thật nhận định là các lãnh đạo CSVN không những ngày càng xứng đáng với câu “Hèn với giặc, ác với dân” mà dường như ngày càng vượt trội hơn nữa.

Trong lịch sử đảng CSVN chuyện “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng”, lúc nào cũng có và chưa bao giờ ngưng, nhưng ít lộ ra vì Đảng còn sự nhất trí tối thiểu để cùng che giấu không lộ ra ngoài.

Nhưng ngày hôm nay khả năng che giấu đó đã không còn khiến để lộ ra những việc làm tủn mủn, nhỏ nhặt, xẩy ra ở ngay tầng cao nhất của Đảng như, chuyện “giành ánh đèn sân khấu” đã nói ở trên. Người có tiền, cầm trong tay tiền trăm tiền chục, không ai đi đếm hay giành giựt từng xu.

Đảng CSVN quả thật đã đến bước đường cùng.

APEC, với tốn phí khổng lồ, dù chưa thấy sẽ mang lại ích lợi gì cụ thể cho người dân Việt, ít ra cũng cho chúng ta thấy, để mà tự tin, để mà lên tinh thần, để mà đồng lòng cùng bắt tay ngay vào việc, để cùng đứng lên sớm lật đổ cái chế độ này, mở đường cho mọi cơ hội tái thiết và xây dựng một nước Việt Nam bên trong tốt lành, bên ngoài xứng tầm thế giới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.