Paris: Đêm sinh Hoạt Đấu Tranh 30/04 “Đan Lại Mảnh Sơn Hà”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trời mưa, gió và lạnh như khóc thương cho ngày đau thương phủ chụp xuống đất nước Việt Nam của 43 năm trước, Tháng Tư Đen năm 1975.

Dù buổi sinh hoạt tổ chức trong một ngày làm việc và thời tiết khắc nghiệt khác thường với cái lạnh 5° C của cuối tháng 04, cũng không ngăn được lòng hướng về quê hương của đông đảo đồng hương tan sở ra thẳng tới chiếc tàu Bali đậu trên bến Sông Seine để tham dự đêm sinh hoạt đấu tranh 30/04 với chủ đề “Đan Lại Mảnh Sơn Hà” do Đảng Việt Tân tại Pháp tổ chức.

Chương trình bắt đầu với nghi thức Chào Cờ, Mặc Niệm và Lễ Cầu Siêu, Cầu An cho Quê Hương qua phần tụng niệm của Thượng tọa Thích Quảng Đạo. Trong không khí trang nghiêm và cảm động, nhiều đồng hương đã nhỏ lệ cho vận nước điêu linh khi cùng thắp nén hương trầm và rải những cánh hoa xuống dòng Sông Seine tưởng niệm những thuyền nhân vì hai chữ Tự Do đã vùi thây nơi vùng nước bạc.

20g30, đồng hương đã tề tựu đông đảo dưới khoang tàu nhắc nhở thời khắc vượt biển của năm tháng nào.

Tâm tình của người Mẹ:

“… Mẹ phải ở lại chăm lo thăm nuôi ba, các con phải đi tìm cuộc sống khác có ý nghĩa hơn… nếu Trời thương, ba mẹ còn sống, gia đình mình lại đoàn tụ trong tình thương yêu và đùm bọc…”

Người Tù:

“… Em yêu, nay anh đã sa cơ vào tay giặc, ngày về còn xa vời vợi, nếu anh không còn nhìn lại được vợ con, xin Trời ban cho em nhiều sức khỏe và nghị lực, để nuôi nấng, dạy dỗ các con khôn lớn, nên người…”

Người Vượt Biên:

“… Em đi, đi vì đám nhỏ, dẫu biết rằng chuyến đi này nhiều gian nan và nguy hiểm, có khi phải đánh đổi bằng mạng sống mới có tương lai…”

Người Lính:

“… Chúng tôi chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, để người dân được yên ổn, làm ăn sinh sống. Nay vì vận nước đã hết, chúng tôi đem mạng sống để đền ơn tổ quốc…”, tiêu biểu cho những mảnh đời trôi nổi theo từng giai đoạn sống của đất nước.

Ông Trần Nhân Định, đại diện Cơ sở Việt Tân tại Pháp đã nói lên ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Tiếp nối là những tiếng hát ngọt ngào với… một ngày 54, 75… một chút quà cho quê hương… Em vẫn mơ một ngày, bài vọng cổ tự tình dân tộc Lá Cờ Thiêng; và đặc biệt Quang Vinh 17 tuồi, sinh ra và lớn lên trên xứ người, đã diễn đọc bài thơ bằng Pháp ngữ do chính em sáng tác vinh danh Lá cờ vàng Tự Do, ban hợp ca với Triệu Con Tim đã cất lên làm xao xuyến bao lòng người tha hương mở đầu cho đêm văn nghệ đấu tranh 30/04.

Phần hai tiếp nối với những chia sẻ của cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu qua công tác Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam mà anh là 1 trong những người đã tham gia. Anh nói: “…Công việc nhỏ, dễ làm nhưng gây tầm ảnh hưởng lớn…” được sự hưởng ứng của nhiều tầng lớp người dân viết trên khắp ba miền đất nước thể hiện lòng yêu quê hương phản đối nhà cầm quyền VN cấu kết dâng biển đảo cho Trung Cộng.

Anh Đặng Xuân Diệu đã rơi lệ khi nhắc tới nhiều anh chị em thanh niên Công giáo đã bị trù dập, tù tội trong những năm 2011 cho đến nay, như anh Hồ Đức Hòa và chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn vẫn còn trong vòng lao lý. Chúng ta không thể quên những người tù nhân lương tâm chỉ vì cất cao tiếng nói cho chính nghĩa, cho sự thật đã bị xử án thật nặng nề.

Đừng Im Tiếng! Phải Lên Tiếng! Ban Hợp Ca cất tiếng hát thật hùng hồn vang dội cả khúc Sông Seine, tạo cho không khí buổi sinh hoạt càng sinh động.

Thảm trạng ô nhiễm môi trường, xả thải chất độc của Formosa khiến biển chết, cá chết diệt đi sự sống của bao ngư dân, thấm thoát đã 2 năm trôi qua. Vấn đề vẫn còn nguyên vẹn không được nhà cầm quyền Việt Nam giải quyết rốt ráo và minh bạch. Tiếng hát cao vút của chị Thu Sương đến trong phần ba để nhắc nhớ lại sự kiện giết hại mầm sống của bao người dân qua những sáng tác về Formosa song song với những hình ảnh biểu tình phải đối của các ngư dân tại Hà Tĩnh.

Phải đòi hỏi đến khi nào những hình thức xả thải chất độc như Formosa phải cút khỏi Việt Nam và trả lại môi trường sạch cho người dân.

Trả lại đây cho nhân dân tôi,
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói,
Quyền được chọn chân lý tự do,
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn….

Bài hợp ca “Trả Lại Cho Dân” đã dẫn vào phần 4 “Dân Chủ Không Phải Là Tội” của nhà giáo Phạm Minh Hoàng, một cựu Tù nhân lương tâm và cũng là người đã bị tước quốc tịch và trục xuất ra khỏi Việt Nam vào tháng Sáu năm 2017.

Ông nhắc lại những kỷ niệm trong sinh hoạt đòi hỏi công lý và quyền con người cùng với những người bạn trong Hội Anh Em Dân Chủ vừa bị kết án thật nặng nề và phi lý trong tháng qua, tổng cộng 66 năm tù và 17 năm quản chế đối với Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, cựu Tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Nguyễn Văn Trội…

Đặc biệt, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã nhắc tới người sinh viên trẻ Trần Hoàng Phúc vừa tròn 24 tuổi vào ngày 30/04 là sinh nhật của em. Phúc đã học hết năm cuối khoa luật, trường Đại học luật Tp.HCM, nhưng vì dấn thân hoạt động dân chủ nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ và không trao bằng tốt nghiệp. Người sinh viên trẻ này đã từng bị công an giả dạng côn đồ bắt cóc đưa lên núi lột trần đánh bầm dập mỗi 7 phút và vì tinh thần yêu nước đã bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế.

Kẻ bán nước kết tội người yêu nước
Công lý nào dưới chế độ bất công?
Ôi “Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm
Không có việc những người vì Tự Do… bị bắt giữ
Dân Chủ Không Phải là Tội!

Màn nhạc cảnh “Ánh Sáng và Hy Vọng” do toàn ban văn nghệ trình diễn nói lên tinh thần hợp lực đồng tâm phá tan bóng tối tỏa lấp quê hương, mở ra vùng ánh sáng chiếu rọi 90 triệu con tim của Mẹ Việt Nam.

Nhìn lại 43 năm, đất nước vẫn sống trong vòng phong tỏa đầy khắc nghiệt. Những mảnh ghép của từng sự kiện đã lật qua và cuối cùng chỉ còn lại “Một Dấu Hỏi”. Mỗi ngươi chúng ta sẽ có câu trả lời cho chính mình để cùng nhau Đan kết lại Mảnh Sơn Hà vỡ nát. Tái lập kỷ nguyên mới, một đất nước phú cường vươn lên cùng thế giới, một đất nước với tinh thần tự chủ anh hùng và kỷ cương Lạc Hồng bất diệt.

ĐÃ ĐẾN LÚC!

Nhạc phẩm Đã Đến Lúc và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã đóng lại Buổi Sinh Hoạt Văn Nghệ Đấu Tranh ‘Đan Lại Mảnh Sơn Hà’.

Bên ngoài trời vẫn mưa, gió và lạnh…

Lòng chạnh nghĩ về những anh chị em vì sự trường tồn của dân tộc, đã hy sinh cả một thời tuổi trẻ, bị đày vào bóng tối khắc nghiệt của lao tù…

Paris 30/04/18
Thùy An ghi

PARIS 30/04/2018 – REPLAY ĐÊM SINH HOẠT ĐẤU TRANH

.. mỗi Tháng Tư, tim quặn nghìn tiếng nấc chiến tranh đau và nhức nhối hòa bình …1975 : Tháng Tư Đen2018 : Đan Lại Mảnh Sơn HàĐể cùng nhau nhắc nhớ cho chính chúng ta và thế hệ con em- Vê cuộc Hành Trình Đi Tìm Tư Do đầy gian truân.- Về sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh đã nằm xuống để bảo vệ đất nước vào một Tháng Tư Đen năm 1975Cùng nhau chia sẻ Đồng Hành, Hỗ Trợ cho- Những Người Yêu Nước đang trong chốn lao tù và- Đồng bào tại quê nhà đang kiên cường đứng lên đòi lại quyền căn bản của con người Việt Nam.

Publiée par Thân Hữu Việt Tân tại Pháp sur mercredi 2 mai 2018

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.